0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Tế bàog ốc từ máu cuống rốn người

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH VÀ THỬ NGHIỆM ĐIỀU TRỊ BỆNH XƠ HÓA GAN BẰNG LIỆU PHÁP TẾ BÀO GỐC TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG (MUS MUSCULUS VAR. ALBINO) (Trang 44 -44 )

Máu cuống rốn (Umblical cord blood-UCB) chứa tế bào tạo máu và tế bào gốc

trung mô/ tế bào tiền thân (Lee và cộng sự). Kỹ thuật cấy UCB đã được áp dụng hơn 10 năm nay trong chữa bệnh di truyền và bệnh về máu. Những tế bào UCB dễ

dàng tiếp cận, tăng trưởng in vitro và có telomere dài hơn tế bào trưởng thành, khả năng tăng trưởng cao hơn.

Nhiều tác giả đã nghiên cứu tiềm năng của những tế bào từ UCB thành tế bào thuộc gan in vitro và in vivo. Kakinuma và cộng sự chỉ ra rằng những tế bào UCB người nuôi trong môi trường chứa nhân tố tăng trưởng và nhân tố biệt hóa (như

FGF-1, FGF-2, LIF, SCF, và HGF) có thể sản xuất ra albumin và các marker đặc trưng cho tế bào gan invitro. Khi tiêm vào gan tổn thương của chuột SCID, một vài tế bào gan biệt hóa chức năng bắt nguồn từ UCB được tìm thấy sau 55 tuần cấy

ghép. Lee và cộng sự cảm ứng MSC từ UCB người (CD3-, CD14, CD19-, CD38-, DC66b-, glycophorinA-) biệt hóa thành những tế bào tương tự tế bào gan. Sharma

và cộng sự báo cáo rằng từ những tế bào đơn nhân bắt nguồn từ UCB người tạo

thành những tế bào tương tự tế bào gan sau khi cấy vào chuột NOD-SCID có gan bị tổn thương nặng bởi CCl4. Đáng chú ý là tất cả những tế bào này biểu hiện một vài marker đặc trưng của gan người nhưng không phải là kiểu hình tế bào gan trưởng thành. Hơn nữa, tất cả những tế bào gan của người nhận đều biểu hiện albumin người và kháng nguyên đặc hiệu của gan người Hep Par1 và cũng biểu hiện với

cytokeratin CK18 chuột, cho thấy xảy ra sự dung hợp giữa tế bào người và chuột.

Mặt khác, Newsome và cộng sự đã cấy tế bào đơn nhân UCB vào chuột NOD-

SCID bị chiếu xạ ở liều gây chết. Những tế bào này có thể ghép vào gan chuột và biệt hóa thành dòng tế bào gan mà không có bằng chứng của sự dung hợp với tế bào

Trần Hồng Diễm Tổng quan tài liệu gan chuột. Piscaglia và cộng sự đã cấy vào trong chuột cạnh tranh miễn dịch một quần thể tế bào CD34+/CD45+ và CD133+/CD45+ từ UBC người, sau khi gây tổn thương gan bằng allyl-alcohol, và quan sát thấy những quần thể tế bào người góp phần vào sự tái sản xuất gan. Kogler và cộng sự tách quần thể tế bào CD45- từ UCB

người (gọi là “những tế bào gốc soma không giới hạn”) tạo cả những tế bào toàn

năng và những tế bào có khả năng tăng sinh nhanh in vitro. Ở điều kiện thích hợp, những tế bào này biệt hóa thành nguyên bào xương, nguyên bào sụn, tế bào mỡ, tế

bào tạo máu và tế bào thần kinh. Khi cấy ghép vào trong phôi cừu, chúng có khả năng tạo ra tế bào nhu mô gan người sản xuất albumin. Bằng việc phân tích sự cùng tồn tại của bộ gen người và cừu trong tế bào nhu mô gan, các tác giả kết luận rằng chúng là kết quả của sự biệt hóa hơn là dung hợp, mặc dù không thể hoàn toàn loại trừ là có khả năng dung hợp.

Ngoài ra, những tế bào biểu mô từ màng ối biểu hiện những marker của tế bào thần kinh nguyên thủy và cũng biểu hiện những marker đặc trưng cho gan như

albumin và α-fetoprotein. Hơn nữa, những tế bào bắt nguồn từ màng ối có tính sinh miễn dịch thấp hơn, có kiểu hình tương tự MSC từ tủy xương và có thể ghép vào những mô khác nhau, kể cả gan. Một điều thú vị là những tế bào trung mô từ màng ối dường như cảm ứng sự dung nạp miễn dịch, đây là một đặc tính hạn chế vì cần phải ức chế miễn dịch trong cấy gen dị sinh.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH VÀ THỬ NGHIỆM ĐIỀU TRỊ BỆNH XƠ HÓA GAN BẰNG LIỆU PHÁP TẾ BÀO GỐC TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG (MUS MUSCULUS VAR. ALBINO) (Trang 44 -44 )

×