So sánh hoạt độ ALT-AST giữa tuần 5 và tuần 8

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình và thử nghiệm điều trị bệnh xơ hóa gan bằng liệu pháp tế bào gốc trên chuột nhắt trắng (mus musculus var. Albino) (Trang 88)

Kết quả xét nghiệm sinh hóa cho thấy hoạt độ ALT ở lô chuột uống CCl4 liều

0,8 ml/kg có xu hướng tăng cao từ tuần 5 đến tuần 8 (hoạt độ ALT ở tuần 8 là 418,0±24,0 U/L cao hơn nhiều so với tuần 5 là 110,3±26,9 U/L) và sự khác biệt này đạt ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả này cho thấy mức độ gây tổn thương, hoại tử

tế bào gan của hóa chất ngày càng tăng theo thời gian từ tuần 5 đến tuần 8 (hình 3.1).

Tuy nhiên, hoạt độ AST ở tuần 8 hầu như không thay đổi so với tuần 5 (hoạt độ ALT ở tuần 8 là 137,5±49,9 U/L, tuần 5 là 139,0±26,8 U/L) (p>0,05) (hình 3.5). Kết quả này được giải thích thuộc một trong hai trường hợp sau: trường hợp thứ nhất AST cao bất thường ở tuần 5, trường hợp thứ hai AST thấp bất thường ở tuần

8. Nguyên nhân AST cao bất thường có thể là do như đã từng đề cập ở trên, AST không chỉ có ở gan mà còn hiện diện trong cơ xương, cơ tim, thận, não, phổi… nên

không đặc trưng cho gan bằng ALT (chủ yếu có ở tế bào gan, chỉ một lượng nhỏ ở

tế bào cơ, tim và thận). Do vậy, chuột bị tổn thương ở các cơ quan trên có thể làm

tăng lượng AST trong huyết thanh. Trong trường hợp hoạt độ AST thấp bất thường có thể do chưa tối ưu hóa điều kiện đểphản ứng xảy ra hoàn toàn. Dựa trên nguyên tắc đã nêu (trong chương 2, mục 2.2.2.1), hoạt độ ALT-AST đo được thông qua

mức độ giảm hấp thu của NADH khi bị khử thành NAD+ ở phản ứng (2). Nên AST

ở tuần 8 thấp có thể do nhiệt độ khi ủ hỗn hợp phản ứng không đúng 370C nên phản ứng (1) xảy ra chậm, hoặc do thời gian ủ chưa đủ để phản ứng (1) xảy ra hoàn toàn

nên khi tiến hành đo độ hấp thu, NADH chưa được chuyển hóa hết trong khoảng thời gian đo dẫn tới mức độ thay đổi độ hấp thu ít hơn. Do đó, hoạt độ enzym đo được thấp hơn trị số thật sự có trong huyết tương.

Trần Hồng Diễm Kết quả – Biện luận

L-Aspartate + α-Ketoglutarate pyruvate + L-Glutamate (1)

Oxaloacetate + NADH L-Malate + NAD+ (2)

Tóm lại, các kết quả cho thấy ở cả tuần 5 và 8, hoạt độ enzym ALT-AST của lô gây độc cao hơn so với lô đối chứng (cho uống dầu bắp). Như vậy, hóa chất CCl4

có tác dụng gây tổn thương hoặc/ và hoại tử tế bào làm cho các enzym ALT-AST rò rỉ vào trong máu dẫn đến tăng hàm lượng các enzym này trong huyết tương.

Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện hoạt độ ALT trong huyết tương chuột sau 5 tuần, 8 tuần uống dầu bắp (đối chứng), CCl4 liều 0,8 ml/kg, 2 lần/ tuần.

AST

MDH

Hoạt độ ALT (U/L)

Trần Hồng Diễm Kết quả – Biện luận

Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện hoạt độ AST trong huyết tương chuột sau 5 tuần/ 8 tuần uống dầu bắp (đối chứng), CCl4 liều 0,8 ml/kg, 2 lần/ tuần.

Kết quả xét nghiệm sinh hóa cũng thể hiện hoạt độ các enzym ALT, AST ở nhóm đối chứng không thay đổi theo thời gian (từ tuần 5-8) (p>0,05). Như vậy dựa vào kết quả này có thể bước đầu khẳng định dầu bắp không làm tổn thương đến tế

bào gan.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình và thử nghiệm điều trị bệnh xơ hóa gan bằng liệu pháp tế bào gốc trên chuột nhắt trắng (mus musculus var. Albino) (Trang 88)