Cơ sở lý thuyết gây độc gan của carbon tetrachloride

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình và thử nghiệm điều trị bệnh xơ hóa gan bằng liệu pháp tế bào gốc trên chuột nhắt trắng (mus musculus var. Albino) (Trang 46)

[50] [51] [57]

Mô hình xơ hóa gan bao gồm các mô hình nuôi cấy tế bào, nuôi cấy mô sinh

thiết từ người và các mô hình động vật thực nghiệm. Các mô hình động vật xơ hóa gan thường được phân loại theo bệnh nguyên như sau: (1) độc chất, (2) dinh dưỡng,

(3) miễn dịch học, (4) ứ mật, (5) rượu, (6) di truyền học, (7) chuyển hóa, và (8) đột

biến gen. Về cơ bản của sự phân loại này, một vài loại mô hình có sự chồng chéo lên nhau. Trong đó, mô hình xơ hóa gây bởi độc chất được sử dụng rộng rãi và phổ

biến nhất. Động vật thường được sử dụng là chuột nhắt, rat, thỏ, chó, lợn, micropig,

và khỉ. Các mô hình khác nhau biểu lộ các đặc điểm riêng biệt về bản chất sinh

bệnh học của xơ hóa hay xơ gan và cũng có thể phù hợp với những mục đích riêng biệt.

Carbon tetrachloride là một hợp chất hữu cơ không màu, có mùi giống ether,

có công thức phân tử CCl4, khối lượng phân tử 153,82 g/mol. CCl4 đã và đang được sử dụng rộng rãi để gây tổn thương gan trong nhiều mô hình thực nghiệm

khác nhau nhằm làm sáng tỏ cơ chế gây độc gan (Plaa GL., 2000). CCl4 cũng được

Trần Hồng Diễm Tổng quan tài liệu

lớn nhất liên quan đến việc sử dụng CCl4 để gây xơ hóa và xơ gan cho chuột nhắt là tỉ lệ tử vong cao (Ming-Ling Chang và cộng sự, 2004). Đường cong tỉ lệ sống sót

thấp tương ứng với liều lượng CCl4 tăng. Ở các trường hợp xử lý với cácphương

pháp khác nhau cũng cho tỉ lệ sống sót khác nhau. Ở liều cao, xử lý CCl4 qua đường tiêm phúc mạc cho sức sống cao hơn so với đường uống (Ming-Ling Chang và cộng sự, 2004).

Trong mô hình này tế bào gan tổn thương rõ rệt và phản ứng viêm tạo thành các đặc trưng mô học trong suốt giai đoạn đầu của sự phơi nhiễm (Jiang Z. và cộng

sự, 1992). Bên cạnh sự hoại tử của tế bào gan, sự thóai hóa và viêm nhiễm, sự tái

sinh của tế bào gan, sự tăng sinh của tế bào Ito và sự tích tụ của của mô liên kết là những đặc trưng mô học quan trọng sau 6-9 tuần phơi nhiễm (Jiang Z. và cộng sự,

1992). Sự thâm nhiễm xơ hóa vùng quanh tĩnh mạch và quanh cửa có vẻ chiếm ưu

thế hơn. Trong mô hình này thường quan sát thấy có sự bắt cầu (bridging) của mô

liên kết (Desmet VJ., 1993). Xơ gan u nhỏ là hệ quả bệnh học chủ yếu của sự phơi

nhiễm CCl4 dài hạn (Wu J và cộng sự, 1994). Tổn thương ngoài gan ở các cơ quan

khác gây bởi sự phơi nhiễm này rất nhỏ (Jiang Z. và cộng sự,1992; Wu J. và cộng

sự, 1994; Martinez-Hernandez A và cộng sự, 1993).

Mô hình xơ gan gây bởi CCl4 có sự tương đồng với xơ gan ở người trong một

vài khía cạnh hình thái học và sinh lý bệnh học. Ví dụ như trong cả hai trường hợp

sự tái sinh của tế bào gan xảy ra sau khi hoại tử, và sự thâm nhiễm của xơ hóa hầu như không thể đảo ngược ở giai đoạn xơ gan tiến triển. Xơ hóa gây bởi CCl4 cũng được sử dụng để đánh giá hiệu quả của các tác nhân kháng xơ hóa và xác định mối

quan hệ giữa các đặc điểm mô bệnh học của gan với các marker xơ hóa có trong

huyết thanh.

Độc học CCl4: tính độc gan của CCl4 gián tiếp thông qua phản ứng khử hình thành gốc •CCl3 bởi cytochrome P-450. Bước đầu trong sự chuyển hóa CCl4 là sự

Trần Hồng Diễm Tổng quan tài liệu

khử một electron và sự phân giải bởi cytochrome P450 của hệ thống enzym oxidase

(MFOS) tạo thành gốc tricholoromethyl (•CCl3):

CCl4 + e- → •CCl3 + Cl-

P-450 được duy trì ở dạng khử bởi NADPH khử. Gốc • CCl3 nhanh chóng phản ứng với phân tử oxy tạo thành gốc trichloromethylperoxyl (•OOCCl3):

•CCl3 + O2 → •OOCCl3

Gốc •OOCCl3 có ái lực điện tử hơn so với gốc •CCl3 và có khả năng tấn công

các acid béo không no dẫn tới sự peroxide hóa lipid. Trong khi đó, gốc •CCl3 có

khả năng liên quan đến các phản ứng đồng hóa trị của CCl4 hơn. Sự tấn công của

các gốc tự do lên các lipid màng cuối cùng có thể dẫn đến chuỗi phản ứng peroxid

hóa lipid và gây ra sự chết tế bào (Randa J. Ruch và cộng sự, 1986).

Có nhiều giả thiết liên quan đến cơ chế gây độc tế bào gan của CCl4 được đưa

ra từ nhiều nghiên cứu trong vài thập kỷ qua. Một vài giả thiết quan trọng bao gồm

sự hoạt hóatrao đổi chất, gốc phản ứng tự do, sự peroxid hóa lipid, sự liên kết đồng

hóa trị (covalent binding) và sự rối loạn nội cân bằng calcium.

Một vài nghiên cứu cho thấy gốc •CCl3 có thể phá hủy các hệ thống chuyển

hóa quan trọng như bơm Ca2+ phụ thuộc ATP, dẫn đến sự giảm lượng Ca2+ hấp

thu. Kết quả nghiên cứu của Sri P. Srivastava (1990) xác nhận giả thiết của Judah

và cộng sự và Farber rằng sự tăng hàm lượng Ca2+ trong dịch nội bào là trung gian

độc tính của CCl4. Trong mô hình này, sự ức chế bơm Ca2+ là sự kiện khởi đầu cho tính độc in vivo của CCl4. Sự ức chế bơm dẫn đến hàm lượng Ca2+ nội bào cao hơn

làm hoạt hóa một chuỗi các enzym thủy phân phá hủy tế bào.

Tuy nhiên, các nghiên cứu của Masuda Yasusuke (2006) với gan chuột tách

rời lại gợi ý rằng sự liên kết đồng hóa trị của các chất chuyển hóa CCl4 đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra sự hoại tử ở vùng giữa tiểu thùy hơn là sự peroxid hóa

lipid. Cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn để tiết lộ cơ chế chi tiết về sự hoại tử tế bào gan gây bởi CCl4. Nghiên cứu của Becker E và cộng sự (1987) cũng cho thấy trong

Trần Hồng Diễm Tổng quan tài liệu

suốt giai đoạn đầu của sự phơi nhiễm CCl4, sự tích tụ chất béo là kết quả của liên kết đồng hóa trị của các chất chuyển hóa CCl4 với các cấu trúc của tế bào.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình và thử nghiệm điều trị bệnh xơ hóa gan bằng liệu pháp tế bào gốc trên chuột nhắt trắng (mus musculus var. Albino) (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)