Xác định hoạt độ enzym alanine transaminase, enzym aspartate

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình và thử nghiệm điều trị bệnh xơ hóa gan bằng liệu pháp tế bào gốc trên chuột nhắt trắng (mus musculus var. Albino) (Trang 61)

transaminase trong huyết tương chuột

Cơ sở lựa chọn phương pháp [2] [6] [31] [48] [56] [65]

Hiện nay trên thế giới, các loại xét nghiệm sinh hoá (hay xét nghiệm chức năng gan) được sử dụng phổ biến cả trong lâm sàng lẫn thực nghiệm, do chi phí

Trần Hồng Diễm Vật liệu – Phương pháp

thấp và có thể đánh giá mức độ tổn thương gan từ đó cho một nhận định sơ bộ về

tiến triển bệnh. Đặc biệt hai xét nghiệm ALT-AST được sử dụng khá phổ biến trong

các nghiên cứu trên thế giới như nghiên cứu của Xiao-Xia Geng và cộng sự, 2005;

M.T. Abdel và cộng sự 2007; Sivasami Pulavendran và cộng sự, 2010; Peter Fickert, 2007; và trong nhiều nghiên cứu ở Việt Nam như nghiên cứu của Vũ Thị Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Tuyết Mai, 2007; Lê Thị Kim Loan và cộng sự, 2007.

Dựa trên cơ sở đó, hai xét nghiệm này được chọn làm phương pháp nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá sơ bộ mức độ tổn thương của gan sau khi xử lý hoá chất.

Khi tế bào gan bị tổn thương, các enzym trong dịch bào (bao gồm các enzym transaminase) rò rỉ vào trong máu nên chúng có thể được đo lường để chỉ thị cho sự

hoại tử của tế bào. ALT (Alanine transaminase) và AST (Aspartate transaminase) là hai enzym thuộc họ enzym transaminase, còn gọi là GPT (Glutamate pyruvate transaminase) và GOT (Glutamate oxaloacetate transaminase). ALT tăng đáng kể

trong viêm gan và tổn thương gan cấp tính. AST tương tự như ALT nhưng AST còn

được tìm thấy ở các mô khác nên không đặc hiệu cho gan như ALT. Trong viêm

gan siêu vi và các dạng bệnh gan liên quan đến sự hoại tử, mức ALT và AST trong

máu tăng trước cả khi xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng.

Phương pháp thu huyết tương(phụ lục 1.2)

Hình 2.5. (a) Thao tác thu nhận máu từ đuôi chuột. (b)Thao tác thu huyết tương chuột

Trần Hồng Diễm Vật liệu – Phương pháp

Nguyên tắc

ALT xúc tác cho phản ứng biến đổi L-alanine và α-ketoglutarate thành pyruvate và L-glutamate. Pyruvate sau đó được biến đổi thành L-Lactate bởi

Lactate dehydrogenase (LDH) khi có sự hiện diện của coenzym NADH/NAD+. Mức độ giảm hấp thu của hỗn hợp phản ứng ở 340 nm do sự oxy hóa NADH tỉ lệ

với hoạt độ của ALT.

L-Alanine + α-Ketoglutarate pyruvate + L-Glutamate

Pyruvate + NADH L-Lactate + NAD+

Tiến hành

Theo quy trình của nhà sản xuất Diagnosticum Zrt.

- Chuẩn bị thuốc thử : Trộn thuốc thử R1 với R2 theo tỉ lệ 2:1, có thể bảo quản ở

nhiệt độ 2-80C trong 4 tuần. - Điều kiện xét nghiệm:

Cuvet 1cm light path

Bước sóng 340 nm

Nhiệt độ 370C (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chứng trắng nước cất

- Trộn 1000 µl thuốc thửđã chuẩn bị với 100 µl mẫu huyết tương. Ủở 370C trong

2 phút, đo sựthay đổi độ hấp thu sau mỗi phút (∆A/phút) trong 2 phút.

Đánh giá kết quả

Hoạt độ ALT (U/L) = ∆A/phút × Factor = ∆A/phút × 2200

Factor = SV P TV    5 1000 = 5 100 1 1000 1100    = 2200, với: ALT LDH

Trần Hồng Diễm Vật liệu – Phương pháp

TV : Tổng thể tích phản ứng (ml)

SV: Thể tích mẫu (ml) P: độ dài sáng (cm)

5: hệ số hấp thu mM/L của NADH ở 340 nm

Xác định hoạt độ AST huyết tương

Nguyên tắc

Hai cơ chất tham gia vào phản ứng được xúc tác bởi AST là L-aspartate và Oxaloacetate. Với sự hỗ trợ của coenzym NADH, Malate dehydrogenase (MDH) có

trong thuốc thử xúc tác cho sự chuyển hóa Oxaloacetate đươc phóng thích trong

phản ứng đầu. Quá trình khử oxy của NADH/NAD+ được biểu thị bởi sự giảm độ

hấp thụ ở bước sóng 340 nm. Tác động nhiễu loạn của pyruvate có trong mẫu được

trung hòa bởi Lactate dehydrogenase (LDH).

L-Aspartate + α-Ketoglutarate pyruvate + L-Glutamate

Oxaloacetate + NADH L-Malate + NAD+

Tiến hành

Theo quy trình của nhà sản xuất Diagnosticum Zrt.

- Chuẩn bị thuốc thử : trộn thuốc thử R1 với R2 theo tỉ lệ 2:1, có thể bảo quản ở

nhiệt độ 2-80C trong 4 tuần. - Điều kiện xét nghiệm:

Cuvet 1cm light path

Bước sóng 340 nm

Nhiệt độ 370C

Chứng trắng nước cất

- Trộn 1000 µl thuốc thửđã chuẩn bị với 100 µl mẫu huyết tương. Ủở 370C trong

1 phút, đo sựthay đổi độ hấp thu sau mỗi phút (∆A/phút) trong 3 phút.

AST (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trần Hồng Diễm Vật liệu – Phương pháp

Đánh giá kết quả

Hoạt độ AST (U/L) = ∆A/phút × Factor = ∆A/phút × 2000

Factor = SV P TV    5 1000 = 5 100 1 1000 1100    = 2200, với: TV : Tổng thể tích phản ứng (ml) SV: Thể tích mẫu (ml) P: độ dài sáng (cm) 5: hệ số hấp thu mM/L của NADH ở 340 nm

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình và thử nghiệm điều trị bệnh xơ hóa gan bằng liệu pháp tế bào gốc trên chuột nhắt trắng (mus musculus var. Albino) (Trang 61)