Cơ sở lý thuyết nghiên cứu sự biểu hiện collagen trong gan xơ hóa

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình và thử nghiệm điều trị bệnh xơ hóa gan bằng liệu pháp tế bào gốc trên chuột nhắt trắng (mus musculus var. Albino) (Trang 49)

[52]

Collagen, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “chất keo” là một nhóm phân

tử protein ngoại bào không đồng nhất (heterogenous). Collagen được cấu tạo bởi

chuỗi amino acid lặp lại glycin-prolin-hydroxyprolin; trong đó khoảng 30% glycin; 20% prolin và hydroxyprolin; hydroxylysin với tỉ lệ thay đổi. Collagen có điểm rất

khác biệt so với các protein khác đó là thành phần glycin cao bất thường, chứa hai

loại amino acid rất ít khi hiện diện ở những protein khác đó là 4-hydroxyprolin, và 5- hydroxylysin. Collagen chiếm 0,5-2% tổng protein có trong gan, tồn tại chủ yếu ở dạng tuýp I, II, III, IV, V. Các collagen này là các polymer khác nhau của chuỗi

1(tuýp II, III) hoặc 1và 2 (tuýp I, IV, V). Collagen tuýp I thường có mặt ở vùng cửa, vùng trung tâm của gan. Collagen II hiện diện trong xoang mao mạch gan, và collagen tuýp III cấu tạo nên sợi reticulin tham gia tạo bộ khung tế bào. Collagen tuýp IV, V nằm trong màng cơ bản của mô liên kết. Sự tổng hợp collagen có liên quan tới enzym prolylhydroylase biến đổi procollagen sau phiên mã thành collagen (Mario plebani và Angelo Burlina, 1991).

Trong gan xơ hóa, có sự tăng tất cả các loại collagen này. Kiểm soát sự biểu

hiện gen là một cơ chế rất chính xác và phức tạp ở mức phiên mã và sau phiên mã. Các polypeptid của collagen I có thể ức chế sự phiên mã, dịch mã của procollagen I

và kết quả dẫn đến ức chế ngược trên sự tổng hợp polypeptid procollagen. Có lẽ là do sự hoạt hóa procollagen hay sự ức chế ngược gây ra bởi các polypeptid khác nhau trong collagen hoạt động xen kẽ cho nên là sựtăng phiên mã procollagen cũng khác nhau trong phát sinh xơ hóa. Sự biểu hiện procollagen trong gan xơ hóa đặc

Trần Hồng Diễm Tổng quan tài liệu

biệt nổi trội là kết quả của sự tăng phiên mã và tăng ổn định mRNA. Ngoài ra một

số cytokin cũng có thể có liên quan đến sự tăng biểu hiện procollagen.

Trong nghiên cứu của Du Wei-Dong và cộng sự (1999) trên chuột rat bị gây độc bởi CCl4 3,3 ml/ kg (CCl4 được pha trong dầu ôliu với tỉ lệ 1:1, 2 lần/ tuần

trong 20 tuần với chế độ ăn ít cholin), có sự thay đổi lớn nhưng không đồng thời

trong quá trình phát sinh xơ hóa ở giai đoạn sớm. Procollagen tuýp IV tăng đầu tiên,

procollagen tuýp III luôn tăng vượt bật nhất trong suốt quá trình xơ hóa gan, procollagen tuýp I tăng rất chậm ở giai đoạn sớm, không cao bằng procollagen tuýp III, cho đến tuần 20 thì tương đương. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Nakatsukasa

và Pierce lại cho thấy biểu hiện procollagen tuýp I tăng ở thời điểm sớm hơn so với

III, IV. Lý do của sự không nhất quán này là chưa rõ. Có thể do cách xử lý CCl4

hay các yếu tố phát sinh xơ hóa khác nhau hoặc phương pháp, mẫu dò, động vật thí nghiệm sử dụng khác nhau….

Trong giai đoạn trễ procollagen tăng được chứng minh là do các nguyên bào sợi tăng tổng hợp (Du Wei-Dong và cộng sự, 1999). Theo Milani và cộng sự

(1990), Marra (1999), Du Wei-Dong và cộng sự (1999), Francis J. Eng và cộng sự

(2000), Gabele và cộng sự (2003), Rebecca G. Wells (2006), Olav A. và cộng sự

(2007), Xiao-wei Huang và cộng sự (2010), sự hoạt hóa là thiết yếu trong sinh tạo sợi xơ hóa gan, trong đó tế bào hình sao được hoạt hóa thành nguyên bào sợi cơ và

nguyên bào sợi sản xuất ra lượng lớn protein chất nền (collagen, fibronectin, laminin, và proteoglycan) trong gan tổn thương. Vì vậy có mối liên hệ giữa tế bào hình sao, nguyên bào sợi cơ, nguyên bào sợi, trong đó tế bào hình sao là tiền thân

sản xuất collagen trong gan xơ hóa, chịu trách nhiệm tổng hợp collagen. Nguyên bào sợi cơ, nguyên bào sợi chủ yếu tổng hợp collagen ở giai đoạn sau. Sự tăng số lượng những tế bào này (tế bào hình sao, nguyên bào sợi cơ, nguyên bào sợi) song

song với sự tăng tích tụ collagen và phân bố khác nhau trong gan (Du Wei-Dong và cộng sự, 1999).

Trần Hồng Diễm Tổng quan tài liệu

Bên cạnh tế bào hình sao, nguyên bào sợi cơ, nguyên bào sợi, liệu có tế bào

nào khác (như tế bào gan, tế bào nội mô và tế bào ống mật) có liên quan đến sự sản

xuất collagen. Một số nghiên cứu cho thấy collagen được tạo ra bởi tế bào gan ở các

gan bình thường lẫn gan xơ hóa chịu trách nhiệm cho lượng collagen chủ yếu trên gan (Chojkier M. và cộng sự, 1986; Pierce RA. và cộng sự, 1987). Tuy nhiên, tài liệu từ các nghiên cứu khác lại cho rằng tế bào gan không tạo collagen (Milani S. và cộng sự, 1990). Mặt khác, tế bào nội mô xoang mao mạch cũng có thể là một nguồn

tổng hợp procollagen 1(IV) (Du Wei-Dong và cộng sự, 1999). Nhưng theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu khác thì do tế bào nội mô nuôi cấy này bị lẫn tế

bào hình sao (Guzelian PS. và cộng sự, 1981; Maher JJ. và cộng sự, 1988).

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình và thử nghiệm điều trị bệnh xơ hóa gan bằng liệu pháp tế bào gốc trên chuột nhắt trắng (mus musculus var. Albino) (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)