CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1 Phong cách ứng xử

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng phong cách ứng xử của công an nhân dân việt nam hiện nay theo phong cách hồ chí minh (Trang 31 - 32)

2.1.1. Phong cách ứng xử

2.1.1.1. Ứng xử

Ứng xử là một từ ghép gồm hai từ “ứng” và “xử”. Mà “ứng” và “xử” lại bao gồm nhiều nghĩa khác nhau: “Ứng” là ứng phó, ứng đáp, ứng đối, ứng biến và “xử” là xử sự, xử lý, xử trí, xử thế, hành xử…

Từ lâu, vấn đề ứng xử của con người là một phạm trù được nhiều nhà tâm lí học, xã hội học, sinh vật học quan tâm.

Dưới góc độ sinh học: Các nhà khoa học cho rằng: ứng xử là toàn thể

phản ứng thích nghi có thể quan sát khách quan mà một cơ chế có một hệ thống thần kinh thực hiện để đáp trả lại những sự kích thích… Điều đáng chú ý là những phản ứng ấy, những ứng xử, xử lý để đáp ứng cơ chế kích thích, tác động “được diễn ra theo cách tương đối ổn định” thông qua ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ, ... của đối tượng bị tác động.

Dưới góc độ xã hội học: Ứng xử được hiểu là cách hành động (và nói,

viết) như thế nào đó của một vai trò này đối diện với một vai trò khác (tức một cặp vai trò như vợ/chồng, cha/con, cấp trên/cấp dưới…).

Dưới góc độ tâm lý học: Ứng xử được khai thác dưới khía cạnh những

quan hệ giao tiếp. Vấn đề ứng xử đã được nhiều người sử dụng khái niệm kép: giao tiếp - ứng xử, trong các mối quan hệ xã hội giữa con người với tự nhiên, con người với xã hội và con người với chính mình.

Theo Từ điển Tiếng Việt, ứng xử thể hiện thái độ, hành động trước những việc có quan hệ giữa mình với người khác [126].

Từ những nội dung trên có thể rút ra những điểm cơ bản về ứng xử ở con người như sau:

Một là, ứng xử là những phản ứng của con người đáp lại đối với môi

trường tự nhiên và môi trường xã hội; là điều chủ thể cảm thấy, nhận thấy, hiểu mình đang đứng trước tình huống nào để tổ chức hoạt động đáp trả lại tình huống đó.

Hai là, trong ứng xử những suy nghĩ của chủ thể luôn được biểu hiện ra

bên ngồi thơng qua hành động, cử chỉ, ngơn ngữ, sắc thái, tình cảm… mà đối tác và những người xung quanh có thể quan sát và nhận biết được.

Ba là, ứng xử không diễn ra một cách tùy tiện mà thường tn theo

khn mẫu nhất định nào đó.

Xét trên bình diện nhân cách thì bản chất của ứng xử chính là những đặc điểm tính cách của cá nhân được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ và cách nói năng của cá nhân với những người xung quanh và yếu tố bên ngoài tác động vào con người.

Như vậy, từ sự phân tích trên, tác giả bước đầu đưa ra khái niệm: Ứng

xử là phản ứng của con người trước sự tác động của môi trường xã hội hay

môi trường tự nhiên trong một tình huống cụ thể nhất định. Ứng xử được

biểu hiện thông qua ngôn từ, cử chỉ, thái độ trước sự tác động của các yếu tố bên ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng phong cách ứng xử của công an nhân dân việt nam hiện nay theo phong cách hồ chí minh (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)