Ứng xử đối với các loại đối tượng đấu tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng phong cách ứng xử của công an nhân dân việt nam hiện nay theo phong cách hồ chí minh (Trang 103 - 109)

Trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân đã nêu cao tinh thần kiên quyết, mưu trí, dũng cảm đấu tranh không khoan nhượng với các thế lực phản động, tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật, nhưng vẫn thể hiện bản chất nhân văn, văn hóa theo truyền thống nhân đạo của dân tộc và chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước. Đối với các loại đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia: cán bộ, chiến sĩ

và tình báo đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an về đấu tranh chống các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia trong tình hình mới, kết hợp tinh thần chủ động, tích cực, kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng với tinh thần nhân đạo xã hội chủ nghĩa. Đối tượng đấu tranh trong lĩnh vực bảo vệ an ninh trật tự rất đa dạng, phức tạp, phương thức, thủ đoạn hoạt động tinh vi, xảo quyệt, núp bóng dưới nhiều hình thức, vừa cơng khai, vừa bí mật, đối tác - đối tượng khơng phân biệt được một cách trực tiếp, rõ ràng, trong đối tác có đối tượng, trong đối tượng có đối tác. Thực tiễn cho thấy, việc đối xử với các đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia như thế nào, không chỉ liên quan đến sinh mạng chính trị con người mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Quán triệt tinh thần trên, cán bộ, chiến sĩ lực lượng Công an nhân dân đã thực hiện các biện pháp, đối sách xử lý đối tượng theo phương châm giữa vững nguyên tắc chiến lược, mềm dẻo, khôn khéo, linh hoạt về sách lược, đảm bảo các yêu cầu chính trị, nghiệp vụ, pháp luật; lấy giáo dục, tấn cơng chính trị để cảm hóa là chính, chỉ bắt giữ, xử lý, trừng trị trong những trường hợp cần thiết, không tạo kẽ hở để các thế lực thù địch lợi dụng vu cáo ta vi phạm dân chủ, nhân quyền.

Trong đấu tranh với các đối tượng có quan điểm sai trái, số đang có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” (trong đó có nhiều người nguyên là lãnh đạo cấp cao, văn nghệ sĩ, trí thức, luật sư có tên tuổi), cán bộ, chiến sĩ lực lượng Công an nhân dân đã quán triệt và vận dụng thực hiện có hiệu quả quan điểm chỉ đạo của Đảng (tại kết luận 38-KL/TW ngày 2/2/2009, Kết luận 86- KL/TW ngày 5/11/2010 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 14/10/2006 của Bộ Chính trị về “Tăng cường lãnh đạo công tác đảm bảo an ninh quốc gia trong tình hình mới”) và sự chỉ đạo của Bộ Cơng an, một mặt đấu tranh lên án và kiên quyết xử lý những người có thái độ, hành vi đi ngược lại lợi ích của Đảng, của đất nước, nhất là các khuynh hướng, quan điểm, tư tưởng chính trị sai trái, xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên làm tay sai cho

nước ngoài và những người vì lợi ích cá nhân làm phương hại tới lợi ích an ninh quốc gia; mặt khác, tổ chức giáo dục, tấn cơng chính trị, ngăn chặn khơng để hình thành tổ chức chính trị đối lập. Cán bộ, chiến sĩ lực lượng Cơng an nhân dân đã tích cực tiếp xúc, đối thoại, tác động, thuyết phục, cảm hóa các loại đối tượng, nhất là những người có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, văn nghệ sĩ, luật sư bất mãn, chống chế độ, các chức sắc tơn giáo, người có uy tín trong các dân tộc thiểu số để họ nhận thức được phải trái, đúng sai, tháo gỡ những vướng mắc trong tư tưởng của họ. Cán bộ, chiến sĩ lực lượng trinh sát bảo vệ nội bộ đã trực tiếp gặp gỡ, tác động nhiều người là trí thức, luật sư, văn nghệ sĩ có quan điểm sai trái, khơng để kẻ địch lôi kéo vào hoạt động lợi dụng các kế hoạch lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo các văn kiện Đại hội Đảng, sửa đổi Hiến pháp, hồn thiện hệ thống chính sách, pháp luật... để chống Đảng, chống Nhà nước, chống chế độ.

Trong đấu tranh phịng ngừa nội gián, lực lượng Cơng an nhân dân đã làm tốt cơng tác phịng ngừa, giữ vững bên trong là chính, đảm bảo an tồn nội bộ, hạn chế tiến tới xóa bỏ những điều kiện mà các cơ quan đặc biệt nước ngồi có thế lợi dụng để tuyển lựa và thâm nhập nội gián; kết hợp chặt chẽ giữa chủ động phịng ngừa và chủ động tiến cơng, tận dụng mọi tình huống nghiệp vụ để đi sâu tìm hiểu địch, đánh địch từ trung tâm, sào huyệt của chúng. Trong từng vụ việc, chuyên án cụ thể, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân đã quán triệt tinh thần kiên quyết tấn công, sử dụng đồng bộ các lực lượng, biện pháp, phương tiện cần thiết với tinh thần khẩn trương, quyết liệt nhưng cũng thận trọng, khôn khéo, đảm bảo yêu cầu chính trị, pháp luật, nghiệp vụ và đối ngoại; chủ động khắc phục sơ hở không để xảy ra hậu quả, tác hại, kẻ địch có thể lợi dụng chia rẽ, ly gián nội bộ ta. Khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn (bắt giam) đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia, cán bộ, chiến sĩ luôn tỏ ra khôn khéo, tránh để xảy ra sai sót, tạo kẽ hở để các đối tượng lợi dụng vu cáo.

Công an nhân dân luôn nghiên cứu nắm rõ đặc điểm, tâm lý, tính cách của từng đối tượng để xác định cách thức ứng xử phù hợp trên cơ sở thực hiện đúng quy trình, biện pháp cơng tác theo phương châm “nhẹ nhàng, lịch sự nhưng kiên quyết”; kiên trì đối thoại, phân tích làm rõ đúng tính chất sai trái trong quan điểm của đối tượng, tác động làm chuyển biến thái độ của họ theo hướng tích cực, giải thích chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước để họ hiểu, từ bỏ quan điểm sai trái, thái độ chống đối.

Đối với tội phạm hình sự và người vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự: Lực lượng Công an nhân dân đã quán triệt và thực hiện tốt phương châm “chủ động phịng ngừa, tích cực đấu tranh; giáo dục, cải tạo đi đơi vói trừng trị, lấy giáo dục, phịng ngừa là chính”.

Trong cơng tác phịng ngừa, cán bộ, chiến sĩ công an các đơn vị, địa phương đã kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động phòng ngừa xã hội và hoạt động nghiệp vụ, trong đó đặc biệt coi trọng hoạt động phịng ngừa xã hội. Cán bộ, chiến sĩ thuộc các lực lượng công an cơ sở, nhất là lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm, cảnh sát khu vực, công an xây dựng phong trào và phụ trách xã về an ninh trật tự ngày đêm bám địa bàn, bám dân, phối hợp với các ngành, các đoàn thể quần chúng kiên quyết tuyên truyền, giáo dục kiến thức pháp luật, ý thức cảnh giác, tinh thần trách nhiệm của nhân dân tham gia phong trào “Tồn dân phịng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm và tham gia quản lý, giáo dục, giúp đỡ người phạm tội trong gia đình, ở địa bàn dân cư”, “phịng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội ngay tại gia đình và cơ sở”, “Quản lý, giáo dục con em không phạm tội và mắc tệ nạn xã hội” gắn với phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Thơng qua cơng tác nắm tình hình và cơng tác vận động quần chúng ở địa bàn, cán bộ, chiến sĩ đã tham mưu, kiến nghị với chính quyền tạo điều kiện, giúp đỡ về cơ hội có việc làm, thu nhập, ổn định cuộc sống và giữ gìn hạnh phúc gia đình của những người có q khứ phạm tội. Ở một số nơi, nhiều cán bộ, chiến sĩ đã tham mưu cho lãnh đạo, chỉ huy công an quận, huyện, phường, thị trấn tích cực can thiệp để các

doanh nghiệp đóng trên địa bàn giúp người đi tù, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng về địa phương có việc làm, phối hợp với Hội cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ xây dựng nhiều mơ hình câu lạc bộ tự quản dành cho những người có tiền án, tiền sự, người nghiện ma túy, người từng hành nghề mại dâm sinh hoạt, tương trợ giúp đỡ nhau hoàn lương. Kết quả hoạt động phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật do cán bộ, chiến sĩ công an thực hiện ở cơ sở không chỉ là việc đã huy động sức mạnh to lớn của tồn xã hội và cơng tác bảo vệ an ninh trật tự, mà cịn có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Nó đã và đang giúp hàng trăm nghìn lượt người tránh xa con đường tội lỗi, từ kẻ “vơ tích sự”, sắp đánh mất hết lương tri trở thành người tử tế, người lương thiện, có ích cho gia đình và xã hội. Khơng chỉ góp phần tạo ra một xã hội an tồn trong trật tự, kỷ cương mà hoạt động phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật còn tạo ra một xã hội hài hịa, trong đó mọi người được sống trong tình thương và đồng cảm; giúp hàng trăm nghìn gia đình được sống trong no ấm, hạnh phúc, tự do, bình đẳng, tiến bộ, văn minh.

Trong đấu tranh, xử lý, cải tạo, giáo dục đối tượng: Cán bộ, chiến sĩ đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước, tuy kiên quyết, không khoan nhượng nhưng không xâm phạm đến những quyền cơ bản của con người. Các biện pháp đấu tranh, xử lý, cải tạo, giáo dục người phạm tội đều hướng tới mục đích khơi phục danh dự, nhân phẩm con người và tạo điều kiện để họ trở thành người lương thiện, có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Tình trạng nhục hình, nhục hình biến tướng, bức cung dẫn đến oan sai trong họat động điều tra tội phạm có xu hướng giảm. Thái độ thiếu văn hóa trong ứng xử với tội phạm, lăng mạ, xúc phạm, hành vi xâm hại sức khỏe người vi phạm hành chính cũng được chấn chỉnh và giảm dần. Hành vi lợi dụng nghề nghiệp, chức vụ, quyền hạn, lạm quyền để nhũng nhiễu đối tượng, người vi phạm hành chính và gia đình họ để địi q cáp, nhận hối lộ, làm sai lệch hồ sơ vụ án để tư lợi cá nhân, chạy tội, bảo kê tội phạm... tuy vẫn xảy ra nhưng không đáng kể.

Trong lĩnh vực cải tạo, giáo dục phạm nhân, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát trại giam đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, kiên trì giáo dục cải tạo tư tưởng chống đối xã hội và tư tưởng ăn bám của phạm nhân. Cơng tác chăm sóc sức khỏe, dạy chữ, dạy nghề, hướng nghiệp, tạo điều kiện cho phạm nhân hoàn lương sau khi ra trại được quan tâm. Chế độ, chính sách về vật chất, tinh thần đối với phạm nhân được đảm bảo nên đời sống vật chất và nhu cầu hưởng thụ văn hóa của phạm nhân khơng ngừng được cải thiện. Tình trạng đối xử thiếu văn hóa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm và tình trạng đánh đập, tra tấn xâm phạm sức khỏe phạm nhân cơ bản được xóa bỏ. Các trại giam do Bộ Công an quản lý đều sẵn sàng tạo điều kiện để các tổ chức nhân quyền quốc tế đến thăm, kiểm tra tình hình thực hiện quyền con người trong trại giam. Theo đánh giá của các tổ chức nhân quyền quốc tế, mặc dù điều kiện kinh tế của đất nước vẫn cịn nhiều khó khăn, nhưng nhìn chung các quyền cơ bản của phạm nhân trong các trại giam Việt Nam vẫn được tôn trọng và bảo đảm.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tốt là cơ bản, trong đối xử với các loại đối tượng, cán bộ, chiến sĩ cơng an vẫn cịn những thái độ, hành vi thiếu văn hóa, vi phạm quy trình, quy chế cơng tác, như:

Trong tiếp xúc với đối tượng, kể cả đối tượng thuộc lĩnh vực an ninh quốc gia, một số cán bộ, chiến sĩ không giữ đúng tư thế, lễ tiết, tác phong, có lời nói, hành vi suồng sã, sống buông thả, làm lộ bí mật nhà nước, bí mật cơng tác, ý đồ nghiệp vụ. Một số lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ được giao, mạo danh dọa dẫm đối tượng, vòi vĩnh, nhận hối lộ, nhất là trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm kinh tế và tham nhũng.

Trong hoạt động phòng, chống tội phạm, một số cán bộ, chiến sĩ có lời nói, hành vi thiếu văn hóa, coi nhẹ biện pháp giáo dục, thuyết phục, phòng ngừa, ngăn chặn, nặng về các biện pháp trấn áp, trái đạo đức và pháp luật. Tình trạng sử dụng nhục hình, nhục hình biến tướng xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của đối tượng, bức cung, mớm cung đối tượng

khai báo sai sự thật; cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ việc, hình sự hóa các quan hệ kinh tế, hành chính, dân sự hoặc dân sự hóa các vụ việc hình sự vì vụ lợi dẫn đến để lọt tội phạm, làm oan người lương thiện vẫn còn xảy ra. Một số cán bộ, chiến sĩ trong đó có một số cán bộ lãnh đạo, chỉ huy thiếu khách quan, trung thực trong xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật, biểu hiện dung túng, bao che, “bảo kê” tội phạm vẫn còn xảy ra ở một số đơn vị, địa phương.

Trong hoạt động bắt, giam giữ, quản lý, cải tạo, giáo dục phạm nhân, một số cán bộ, chiến sĩ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ, chính sách của Nhà nước đối với bị can, bị cáo, phạm nhân, như khơng phổ biến, giải thích, hướng dẫn về quyền, nghĩa vụ của họ, cũng như nội quy, quy chế của nhà tạm giữ, trại tạm giam và trại giam cho họ. Một số cán bộ, chiến sĩ có hành vi, lời nói, thái độ thiếu văn hóa, chửi mắng, lăng mạ, xúc phạm đối tượng; áp dụng kỷ luật bừa bãi, sai nguyên tắc như: phạt lao động, bắt nhịn ăn, nhịn uống, phục vụ lợi ích cá nhân... Tình trạng cán bộ thờ ơ, bỏ mặc, không quan tâm đến tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của đối tượng, khơng hỏi han, chăm sóc khi đối tượng ốm đau hoặc có diễn biến tiêu cực trong tư tưởng, vẫn xảy ra.

Tuy chỉ là cá biệt, nhưng những thái độ, hành vi thiếu văn hóa của một bộ phận cán bộ, chiến sĩ đã gây dư luận không tốt, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của lực lượng Công an nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng phong cách ứng xử của công an nhân dân việt nam hiện nay theo phong cách hồ chí minh (Trang 103 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)