Xây dựng mơi trường ứng xử văn hóa, lành mạnh trong Công an nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng phong cách ứng xử của công an nhân dân việt nam hiện nay theo phong cách hồ chí minh (Trang 138 - 139)

bước hiện đại ngang tầm và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an tồn xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá; thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, chăm lo xây dựng đội ngũ đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng được trí tuệ hóa, tri thức hóa; đồn kết thống nhất về nhận thức ý chí và hành động; nói và làm theo đúng cương lĩnh, điều lệ, nghị quyết của Đảng, có phẩm chất, đạo đức thực sự trong sáng, tiên phong, gương mẫu, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của bản thân và của tổ chức cơ sở Đảng. Từng thời kỳ tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp, các sinh hoạt Đảng thường kỳ những nội dung có tính quy luật về xây dựng Đảng cần được kiểm điểm, tổng kết lại và được đề ra một cách cụ thể hơn, thực sự đi vào đời sống chính trị của các tổ chức Đảng và đảng viên trong Công an nhân dân.

4.2.4. Xây dựng mơi trường ứng xử văn hóa, lành mạnh trong Cơng an nhân dân an nhân dân

Cấp ủy, lãnh đạo, chỉ huy công an các đơn vị, địa phương phải xác định rõ vai trị quan trọng của mơi trường văn hóa đối với việc xây dựng, rèn luyện phong cách ứng xử, phẩm chất đạo đức, lối sống văn hóa của người cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân. Cần tập trung đầu tư, chăm lo xây dựng, phát triển mơi trường văn hóa lành mạnh, trước hết là đầu tư, cải tạo, nâng cấp, xây dựng trụ sở mới, doanh trại, nơi tiếp dân và nơi sinh hoạt văn hóa của đơn vị, đảm bảo khang trang, sạch - đẹp - an toàn, từng bước hiện đại. Công tác thông tin, cổ động trực quan trong khuôn viên trụ sở làm việc, doanh trại, nơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, địa điểm tiếp dân phải bám sát nhiệm vụ cơng tác tun truyền thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị; phục vụ nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa và chấp hành điều lệnh của cán bộ, chiến sĩ. Mỗi trụ sở, doanh trại, nơi tiếp dân, sinh hoạt văn hóa của Cơng an phải là một cơng trình văn

hóa, có cảnh quan đẹp, hài hịa với môi trường thiên nhiên, được trang bị đầy đủ phương tiện, điều kiện đáp ứng yêu cầu công tác, học tập, rèn luyện, nhu cầu vui chơi, giải trí của cán bộ, chiến sĩ và tạo được dấu ấn thoải mái, an toàn, gần gũi, tin cậy đối với cán bộ, nhân dân đến thăm, làm việc, giao dịch với đơn vị. Việc xây dựng môi trường văn hóa phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, bền bỉ và lâu dài, không chỉ dừng lại ở bề nổi; phải kết hợp giữa mơi trường văn hóa với mơi trường tự nhiên; phát huy được các giá trị văn hóa sâu sắc trong tinh thần, tình cảm, trí tuệ, tâm lý của cán bộ, chiến sĩ và sự cảm nhận, hài lòng của cán bộ, nhân dân khi đến thăm và làm việc.

Tăng cường đầu tư, củng cố, cải tạo nâng cấp, xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa trong Cơng an nhân dân theo hướng ngày càng hiện đại. Trong đó phải ưu tiên quy hoạch, đầu tư, phát triển hệ thống thư viện, phòng đọc, tủ sách (truyền thống và điện tử) ở các đơn vị. Hệ thống đó phải phục vụ kịp thời nhu cầu tra cứu phục vụ công tác, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập, thụ hưởng văn hóa của cán bộ, chiến sĩ. Cấp ủy, thủ trưởng đơn vị chỉ đạo thực hiện tốt công tác bảo tồn, bảo tàng phục vụ nhiệm vụ giáo dục truyền thống dân tộc, lịch sử đấu tranh cách mạng và lịch sử chiến đấu, xây dựng của lực lượng Công an nâhn dân, khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tự hào với truyền thống anh hùng của Công an nhân dân Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng phong cách ứng xử của công an nhân dân việt nam hiện nay theo phong cách hồ chí minh (Trang 138 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)