Phong cách ứng xử

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng phong cách ứng xử của công an nhân dân việt nam hiện nay theo phong cách hồ chí minh (Trang 36 - 38)

Ứng xử được thể hiện qua ngơn từ, cử chỉ, thái độ, phong thái, tình cảm của chủ thể đối với đối tượng và của chủ thể đối với bản thân mình, trong quan hệ với đối tượng khác.

Cách ứng xử là một phương diện cấu thành của phong cách. Con người là một sinh thể xã hội; sống trong xã hội, con người có nhu cầu giao tiếp với

cộng đồng, do đó ứng xử là một loại hoạt động diễn ra hằng ngày, ở mọi nơi, mọi lúc, mọi người, không loại trừ một ai. Ứng xử giữ một vai trò quan trọng đối với tiến bộ của xã hội và thành đạt của mỗi con người. Ứng xử khéo thì dễ thành cơng, ngược lại, dễ vấp váp và thất bại trong cuộc sống.

Phong cách ứng xử hay còn gọi là cách cư xử, cách xử thế… tức là nói đến cách thức, phương thái, thái độ của mỗi con người trong quan hệ giao tiếp, đối xử giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng, nó khơng chỉ được thể hiện qua trang phục, lời nói, cử chỉ, nét mặt bề ngồi mà cịn ở nồng độ tình cảm và nội dung xử lý các mối quan hệ bên trong, giữa chủ thể với đối tượng.

Như vậy, bước đầu có thể khái quát, phong cách ứng xử là những thói

quen, lề lối, tác phong, phẩm cách… đã trở thành nền nếp thể hiện trong hoạt động ứng xử và tạo thành một nét riêng của cá nhân hay một nhóm người.

Ứng xử có phần phụ thuộc nhất định vào cá tính, khí chất… của mỗi cá nhân nhưng chủ yếu và quyết định ở quá trình học tập, rèn luyện tức là vốn văn hóa, đạo đức, sự trải đời của mỗi con người. Có cách ứng xử đầy bản năng lại có cách ứng xử rất văn hóa. Vì vậy, nói ứng xử là một biểu hiện tổng hợp của văn hóa, qua cách ứng xử có thể thẩm định nhân cách của mỗi con người. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, thành cơng nhiều hay ít, phụ thuộc chủ yếu vào con người, trong đó có vai trị của nghệ thuật giao tiếp, ứng xử.

Những tình huống trong ứng xử thường xảy ra đột xuất, bất ngờ ngoài sự chuẩn bị của chủ thể, người kém văn hóa sẽ xử sự theo bản năng, do đó khó tránh khỏi sai lầm, gây phản cảm cho người cùng đối thoại. Trái lại, người có văn hóa, cũng phải ứng biến nhanh, nhưng do văn hóa, đạo đức đã ngấm vào tiềm thức, trở thành bản lĩnh, nên họ vẫn có thể bật ra những đối đáp, xử lý khôn ngoan, lịch lãm, sâu sắc, có lý, có tình… khiến cho đối phương phải chấp nhận, khâm phục. Vì vậy, muốn thành cơng, phong cách ứng xử phải được nâng lên tầm phong cách ứng xử có văn hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng phong cách ứng xử của công an nhân dân việt nam hiện nay theo phong cách hồ chí minh (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)