Khoan dung, độ lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng phong cách ứng xử của công an nhân dân việt nam hiện nay theo phong cách hồ chí minh (Trang 56 - 60)

Trong giao tiếp, ứng xử với mọi người, từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã nhắc nhở:

Đối với tất cả mọi người trong các tầng lớp dân chúng, ta phải có một thái độ mềm dẻo khôn khéo, biết nhân nhượng, biết trọng nhân cách người ta. Phải tỏ cho mọi người biết rằng công việc là công việc chung, thiếu người ra gánh vác thì mình ra, nếu có người thay, mình sẽ nghỉ để làm việc khác, sẵn sàng nhường lại cho ai muốn làm và làm được [58, tr.52].

Đối với những người lầm lạc hay đã từng cộng tác với đối phương, Người khuyên không nên đào bới chuyện cũ ra làm án mới. Đối với những người khơng nguy hiểm lắm thì nên dùng chính sách cảm hóa, khoan dung.

Thái độ ứng xử của Hồ Chí Minh đối với Vĩnh Thụy (Bảo Đại) là một thí dụ điển hình cho tấm lịng khoan dung độ lượng sức thuyết phục, cảm hóa của Người đối với vị cua cuối cùng của chế độ phong kiến cũ đã bị lật đổ. Ngày 04/09/1946, Vĩnh Thụy đã ra tới Hà Nội theo lời mời của Người. Ngay lúc 15 giờ, Người đã đến chỗ ông ta để thăm hỏi. Sáng 05/09/1945, Người tiếp ông ta ở Bắc Bộ Phủ. Ngày 10/09/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 23 cử ơng Vĩnh Thụy làm cố vấn Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ chỗ lo lắng về số phận của mình khơng biết có giống như vua Lui XVI ở Pháp hay không, Vĩnh Thụy đã mang ơn sâu nặng với

Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ơng ta đã viết thư về cho mẹ là bà Từ Cung ở Huế với những dòng xúc động: “Cụ Hồ tốt lắm! Con ra đây được cụ thương lắm, Cụ thương con như con. Ả (tức là mẹ) cứ yên tâm, không phải lo chi cho con cả”, bức thư trên là do ông ta viết chứ không phải do một thư ký nào thảo hộ [77, tr.229].

Với tầm lịng khoan dung, độ lượng của mình, Hồ Chí Minh đã quy tụ được nhiều trí thức lớn, nhiều vị đại thần thuộc Nam triều hay chính phủ dưới chế độ cũ, nhiều vị chức sức các tôn giáo, nhiều vị lang đạo các dân tộc thiểu số… Với cương vị Chủ tịch Chính phủ, Người đã mời được cụ Huỳnh Thúc Kháng ra đảm đương việc nước chỉ sau một buổi gặp mặt, tuy lúc đầu cụ không muốn, không tin. Người đã thuyết phục, ngay cả đồng chí của mình, để cụ Bùi Bằng Đồn, ngun Thượng thư Bộ hình làm trưởng Ban thường trực Quốc hội, cụ Phan Kế Toại, nguyên Khâm sai Bắc Kỳ, làm phó Thủ tướng, Linh mục Phạm Bá Trực đã cùng Người đi kháng chiến ra sức vận động đồng bào cơng giáo kính Chúa u nước, phấn đấu tốt đời, đẹp đạo.

Qua tiếp xúc với Hồ Chí Minh, nhiều trí thức Việt kiều ở Pháp xin về nước, tham gia kháng chiến, chấp nhận mọi hy sinh gian khổ để được đóng góp tài trí của mình vào sự nghiệp chung như kỹ sư Trần Đại Nghĩa, bác sỹ Trần Hữu Tước, kỹ sư Võ Quý Huân…

Khoảng cuối năm 1948, đầu 1949, Pháp cho một viên đại úy nhảy dù xuống vùng núi Thập vạn đại sơn, sát biên giới nước ta nhằm gây cơ sở chống phá ta từ sau lưng, nhưng bị quân ta bắt được. Trong túi có một bức thư gửi cho ơng Vương Chí Sình - Lãnh tụ Bộ tộc Mèo ở Hà Giang, hịng lơi kéo ơng này theo Pháp, chống lại ta. Giải quyết vấn đề này như thế nào, đây là một vấn đề nhạy cảm, đụng đến vấn đề đại đồn kết dân tộc, ơng ấy lại đang là đại biểu Quốc hội của ta. Đồng chí Trần Quốc Hồn mang lá thư ấy đến xin ý kiến Bác Hồ.

khơng ưa ơng Thành Thái, vì ơng này là một vua trẻ ăn chơi vô độ, quan hệ cả những cung nữ đời vua trước, về mặt đạo đức là không chấp nhận được. Nhưng khi ơng có tư tưởng chống Pháp, rồi bị bắt đi đày, thì các nhà nho trước đây ghét ông đều quay lại ủng hộ ơng, vì đây khơng cịn là vấn đề cá nhân mà là vấn đề dân tộc. Đụng đến vấn đề dân tộc không thể xem thường được. Các chú xử lý vụ này phải thật cẩn thận. Người chỉ nói thế thơi.

Đồng chí Trần Quốc Hồn hiểu được vấn đề, cử một cán bộ lên gặp Vương Chí Sình, chỉ nói một câu thơi: “Đây này, thằng Tây nó muốn dụ dỗ ơng ra làm việc cho nó đấy”, rồi dịch bức thư cho ơng ấy nghe. Ơng Vương trợn mắt lên nói: “Đó là thằng Tây nói láo, là ý đồ thâm độc của nó chứ tơi làm sao có thể phản bội Tổ quốc, phản lại Cụ Hồ được”. Nghe phản ứng thế, cán bộ ta biết là đạt được yêu cầu rồi, nghĩa là chỉ cần báo để cho ông ấy khơng mắc phải mưu của chúng thơi. Sau đó đồng chí Trần Quốc Hồn lên báo cáo lại với Bác Hồ. Người bảo: Ừ, các đồng chí xử lý như thế là được, chúng ta chỉ cần thế thôi, không nên bắt bớ, khơng được nghi kỵ gì cả, vẫn phải đối xử với ông ấy như cũ, một đại biểu Quốc hội của dân với tất cả quyền lợi và danh vọng của ơng ấy. Đó chính là cách ứng xử của Hồ Chí Minh.

Trong kháng chiến chống Pháp, có một số đồng bào do hạn chế về nhận thức, hoặc do yếu đuối, ngã lòng, thiếu niềm tin, đã bỏ kháng chiến vào thành, một số cán bộ và nhân dân ta cho “dinh tê” là Việt gian, phản quốc. Người đã nhắc nhở: “Ngay đối với những người không kháng chiến, những người “dinh tê” cũng không khinh rẻ họ, mà phải giúp đỡ cho họ tiến bộ, để họ cùng ta làm việc” [63, tr.47].

Khoan dung, đại lượng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ đại nghĩa của dân tộc nên đã có sức mạnh to lớn cảm hóa to lớn đối với khối óc và trái tim của quần chúng. Nhân và nghĩa luôn gắn với nhau trong nền văn hoá dân tộc, “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” hay “phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, nên công to phải lấy nhân nghĩa làm đầu” (Nguyễn Trãi), “Khoan thư

sức dân để làm kế sâu gốc, bền rễ” (Trần Quốc Tuấn)… cùng với lòng khoan dung, độ lượng, vị tha là những đức tính thể hiện sự tinh tế trong ứng xử, là cái gốc để “đối xử với người” và “ứng xử với mình”. Nếu trước đây, trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh, ông cha ta không chỉ tha cho kẻ thù bại trận mà còn cấp cho chúng hàng trăm chiếc thuyền, hàng nghìn cỗ ngựa để cho chúng trở về nước thì ở Hồ Chí Minh sự khoan dung, độ lượng và vị tha của Người đã làm cảm hóa khối óc và trái tim của khơng ít những người đứng bên kia trận tuyến. Những người ngày hôm qua vẫn cịn là kẻ thù khơng đội trời chung của dân tộc, đến ngày hôm nay đã trở thành những kẻ chiến binh thất bại thì Người cũng đã lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn, lấy trí nhân để thay cường bạo, Người căn dặn:

Phải chăm sóc hết sức chu đáo, đối xử thật nhã nhặn để tỏ rõ sự ân cần của ta đối với người Pháp, để cho họ thấy rõ: ta chiến đấu vì tiền đồ của quốc gia và dân tộc Việt Nam, chứ khơng có ý ghét bỏ người Pháp. Khẩu phần ăn của họ phải hơn người Việt Nam. Tổ chức việc nấu ăn và chăm nom họ cho kỹ lưỡng” [59, tr.6].

Đến thăm trại tù binh trong chiến dịch Biên giới, thấy một sĩ quan Pháp đang run lên vì lạnh, Hồ Chí Minh đã cởi chiếc áo ấm Người đang mặc đưa cho anh ta. Viên sĩ quan Pháp giơ tay nhận chiếc áo mà cảm động rơi nước mắt. J.Xanhtơny, người đại diện cho Chính phủ Pháp đảm nhiệm việc đàm phán với Chính phủ Hồ Chí Minh thời kỳ 1945-1946, đã viết về Hồ Chí Minh bằng những lời rất trân trọng trong tập hồi ký “Một nền hồ bình bị bỏ lỡ”:

Hồ Chí Minh - đó là một nhân vật đang phải đối đầu và tôi là người đối thoại trong suốt 16 tháng. Do hiểu biết rộng, thơng minh, hoạt động rất tích cực, tuyệt đối khơng nghĩ tới chuyện riêng tư, ông đã được nhân dân kính u, tin tưởng khơng ai sánh kịp. Rất tiếc là hồi đó Chính phủ Pháp đã đánh giá thấp nhân vật này và đã không hiểu được giá trị cũng như uy lực của ông. [89, tr.107]

Đến cuối đời, J.Xanhtơny đã phải thú nhận: Hồ Chí Minh là người đã đánh đắm cả chế độ thực dân Pháp nhưng vẫn là bạn của nước Pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng phong cách ứng xử của công an nhân dân việt nam hiện nay theo phong cách hồ chí minh (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)