Ứng xử đối với đồng nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng phong cách ứng xử của công an nhân dân việt nam hiện nay theo phong cách hồ chí minh (Trang 99 - 103)

Trong nội bộ, cán bộ, chiến sĩ công an luôn sống với nhau có tình, có nghĩa, tơn trọng, đồn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần đồng chí, đồng đội, đồng nghiệp.

Cấp dưới ln kính trọng, lễ phép, lắng nghe ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên, có thái độ cầu thị, học hỏi kinh nghiệm của lãnh đạo, chỉ huy; chấp hành và thực hiện nghiêm túc mệnh lệnh của cấp trên theo Điều lệnh Công an nhân dân. Cán bộ, chiến sĩ cấp dưới luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm đóng góp ý với cấp trên. Tình trạng cấp dưới lợi dụng phê bình, tự phê bình, dân chủ để vu khống, làm nhục, hạ uy tín của cấp trên xảy ra không đáng kể. Đại đa số chiến sĩ đều có ý thức đấu tranh bảo vệ uy tín, danh dự của lãnh đạo, chỉ huy.

Kết quả điều tra xã hội học thăm dò quan điểm đánh giá của 400 cán bộ, chiến sĩ về phong cách ứng xử đối với đồng nghiệp, cho thấy: Tình trạng “Cấp dưới khơng chào cấp trên khi gặp” có 52% số ý kiến cho rằng khơng xảy ra, 34% có nhưng khơng phổ biến, chỉ có 1,75% ý kiến đánh giá là xảy ra phổ biến. Tình trạng “Cấp dưới khơng chấp hành hoặc chống lại mệnh lệnh của cấp trên” có 54,5% ý kiến đánh giá là khơng xảy ra, chỉ có 0,9% ý kiến cho là phổ biến và 33,25% có xảy ra nhưng khơng phổ biến [Bảng 7.1, Phục

lục 2]. Đặc biệt, khi trả lời câu hỏi: Ở đơn vị có tình trạng “cấp dưới có thái

độ, hành vi, cử chỉ, lời nói hỗn láo, xúc phạm danh dự, uy tín của cấp trên khơng”? thì có đến 80,25,5% ý kiến cho rằng khơng có tình trạng này hoặc tình trạng “cấp dưới có lợi dụng đấu tranh tự phê bình, phê bình, dân chủ cố tình hạ uy tín, danh dự của cấp trên” cũng có đến 77,75% ý kiến cho rằng không xảy ra, chỉ có 2 ý kiến cho rằng là phổ biến, chiếm 0,5%. Như vậy, phong cách ứng xử trong quan hệ cấp dưới với cấp trên cơ bản tốt [Bảng 7.1,

Phụ lục 2].

Cấp trên luôn tôn trọng, thương yêu cán bộ, chiến sĩ như người thân; luôn lắng nghe ý kiến, chia sẻ quan điểm với cán bộ, chiến sĩ, cầu thị sẵn sàng học hỏi kinh nghiệm của cán bộ, chiến sĩ. Đại đa số cán bộ lãnh đạo, chỉ huy đều phát huy tinh thần nêu gương trong công tác, sinh hoạt trước cán bộ, chiến sĩ. Trong cuộc sống, cán bộ lãnh đạo, chỉ huy luôn gần gũi, quan tâm, chia sẻ khó khăn với cán bộ, chiến sĩ cấp dưới. Trong công việc, cán bộ lãnh

đạo, chỉ huy đã nêu cao trách nhiệm, tận tình, chu đáo giáo dục, hướng dẫn đi đôi với việc thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, giám sát công việc của cấp dưới; thấy khó thì cùng thảo luận, bà bạc tháo gỡ, đánh giá công việc của cấp dưới một cách khách quan, trung thực. Tình trạng cán bộ lãnh đạo, chỉ huy có thái độ, hành vi cửa quyền, hách dịch, quan liêu, quát nạt, dọa dẫm, ra oai, xúc phạm, làm nhục, hạ uy tín cán bộ dưới quyền trước mặt người khác, trù dập, trả thù cán bộ, chiến sĩ dưới quyền cơ bản đã chấm dứt. Khi cấp dưới mắc sai lầm, khuyết điểm người lãnh đạo, chỉ huy đều tận tình phân tích, giúp đỡ khắc phục, động viên họ phấn đấu vươn lên.

Kết quả điều tra xã hội học cho thấy: Đánh giá về tình trạng “cấp trên khơng tôn trọng, coi thường danh dự, nhân phẩm của cấp dưới”, có 72% ý kiến cho rằng khơng xảy ra, chỉ có 1 ý kiến, chiếm 0,25% cho rằng xảy ra phổ biến; tình trạng “cấp trên khơng tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cấp dưới hồn thành nhiệm vụ”, có 63,5% ý kiến đánh giá không xảy ra hoặc cho rằng không xảy ra. Kết quả trên cho thấy, thái độ, hành vi ứng xử của đội ngũ cán bộ, lãnh đạo chỉ huy trong công an nhân dân đối với cán bộ, chiến sĩ dưới quyền cơ bản là tốt [Bảng 7.1, Phụ lục 2].

Đồng chí, đồng nghiệp ngang cấp đều có tinh thần tơn trọng tính tình, sở thích, quyền riêng tư cá nhân của đồng nghiệp, thương yêu nhau như người thân trong gia đình; quan tâm lắng nghe ý kiến, chia sẻ quan điểm, thấu hiểu, chia sẻ khó khăn, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong công tác, chiến đấu, lao động và học tập. Trong sinh hoạt Đảng, cơ quan, đoàn thể, cán bộ chiến sĩ đều nêu cao tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình, bảo vệ cái đúng, đấu tranh với cái sai, giữ gìn, bảo vệ uy tín, danh dự của đồng nghiệp như bảo vệ uy tín, danh dự của bản thân mình. Trong sinh hoạt cũng như trong công việc, cán bộ, chiến sĩ luôn nêu cao tinh thần thi đua vì an ninh Tổ quốc. Lối sống bon chen, ghen ghét, đố kỵ, lôi bè kéo cánh, phe nhóm gây mất đồn kết nội bộ, lợi dụng đấu tranh phê bình, tự phê bình để vu khống, làm nhục, hạ uy tín, trả thù cá nhân, trù dập đồng nghiệp từng bước được đẩy lùi.

Kết quả điều tra xã hội học thể hiện thực trạng này như sau: Trả lời câu hỏi: “Ở đơn vị đồng chí có xảy ra hiện tượng mất đồn kết, xơ xát, cãi vã, chửi mắng nhau trong sinh hoạt hay khơng?” có 269 ý kiến (67,25%) cho rằng khơng xảy ra (chỉ có 2 ý kiến cho rằng hiện tượng này xảy ra phổ biến, chiếm 0,5%) và 371 ý kiến (9,75%) cho rằng khơng có hiện tượng “Viết đơn nặc danh, mạo danh, ký đơn tập thể vu khống, hạ uy tín, danh dự của đồng đội”, có 3 ý kiến (0,75%) cho rằng, hiện tượng này xảy ra phổ biến) [Bảng 7.1, Phụ lục 2].

Tuy nhiên, trong ứng xử với đồng chí, đồng đội, đồng nghiệp, một số cán bộ, chiến sĩ cịn có những thái độ, hành vi ứng xử thiếu văn hóa, vi phạm chuẩn mực đạo đức người chiến sĩ Công an nhân dân và điều lệnh Công an nhân dân. Đáng chú ý là các hiện tượng sau:

Tình trạng cấp dưới gặp cấp trên không chào hỏi theo đúng điều lệnh hoặc theo cách xã giao thông thường vẫn xảy ra ở hầu hết công an các đơn vị, địa phương. Ở nhiều nơi, nhất là công an các tỉnh phía Nam, việc xưng hơ, chào hỏi giữa cán bộ, chiến sĩ với nhau, giữa cấp trên với cấp dưới cịn mang nặng tính chất gia đình (như cấp dưới xưng con với lãnh đạo, chỉ huy hoặc cán bộ lớn tuổi hơn). Một số cán bộ, chiến sĩ, nhất là cán bộ, chiến sĩ trẻ, chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong cơng an xưng hơ với nhau suồng sã, tục tĩu, thiếu văn hóa (như xưng mày, tao, nói tục). Tình trạng trên đang làm giảm tính chất chính quy của lực lượng. Kết quả điều tra xã hội học cho thấy khá rõ thực trạng này. Trong khi đến 52% ý kiến đánh giá việc cấp dưới có chào cấp trên, nhưng cũng có 136 ý kiến cho rằng có chào, nhưng khơng phổ biến (chiếm 34%), thậm chí cũng có 7 ý kiến cho rằng, tình trạng này diễn ra phổ biến (chiếm 1,75%). [Bảng 7.1 Phụ lục 2]. Tình trạng cán bộ chiến sĩ khơng tơn trọng tính cách, đời sống riêng tư, sở thích cá nhân của đồng đội, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của đồng đội; đối xử với nhau khơng có tình u thương con người, vô cảm trước nỗi đau, mất mát của đồng đội, không chia sẻ, giúp đỡ đồng đội vẫn xảy ra ở một số đơn vị, địa phương. Tuy không

phổ biến, nhưng đây lại là mầm mống của sự mất đoàn kết nội bộ, làm giảm sức chiến đấu của lực lượng. Theo kết quả điều tra xã hội học, vẫn có 30 ý kiến cho rằng, hiện tượng cấp dưới có thái độ, hành vi, cử chỉ, lời nói hỗn láo, xúc phạm danh dự, uy tín của cấp trên vẫn xảy ra (chiếm 8%) [Bảng 7.1, Phụ lục 2]. Đây thực sự là vấn đề rất đáng chú ý trong giáo dục lớp chiến sĩ trẻ hiện nay.

Ở một số cơng an đơn vị, địa phương, tình trạng cán bộ lãnh đạo, chỉ huy thiếu gương mẫu, không tin tưởng, tôn trọng cấp dưới, thiếu khách quan, trung thực trong xử lý hành vi vi phạm kỷ luật của cấp dưới, thậm chí cịn lợi dụng đấu tranh phê bình, tự phê bình để trả thù cá nhân, trù dập đồng chí, đồng đội. Kết quả điều tra xã hội học cho thấy: Có 62 ý kiến cho rằng, tình trạng cấp trên khơng tơn trọng, có thái độ, hành vi coi thường danh dự, nhân phẩm cấp dưới, tuy không phổ biến nhưng vẫn xảy ra (15,5%); 45 ý kiến cho rằng hiện tượng cấp trên có hành vi trù dập, trả thù cấp dưới có xảy ra (11,25%), và 108 ý kiến cho rằng có xảy ra tình trạng cấp trên thiếu trung thực, thiếu khách quan khi xử lý vi phạm của đồng chí, đồng đội (27%)... [Bảng 7.1, Phụ lục 2].

Tình trạng mất đồn kết nội bộ, nảy sinh mâu thuẫn cá nhân, ganh ghét, đố kỵ, so bì thiệt hơn, đồng chí, đồng đội, đồng nghiệp đối xử với nhau thiếu nhân văn, thậm chí cịn để xảy ra tình trạng xơ xát, gây thương tích hoặc tước đoạt tính mạng của nhau vẫn cịn xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng phong cách ứng xử của công an nhân dân việt nam hiện nay theo phong cách hồ chí minh (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)