Phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng phong cách ứng xử của công an nhân dân việt nam hiện nay theo phong cách hồ chí minh (Trang 43 - 44)

Công an nhân dân Việt Nam là lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng và Nhà nước, có chức năng quản lý nhà nước về an ninh trật tự và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Khoản 1, điều 4, Luật Công an nhân dân năm 2015 ghi rõ: Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an tồn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Từ khái niệm phong cách ứng xử, có thể hiểu phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam như sau:

Phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt nam là những đặc điểm riêng có, độc đáo, có tính hệ thống, trở thành nền nếp ổn định trong ứng xử của Cơng an nhân dân, mang tính đặc thù của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam.

Một số đặc điểm trong phong cách ứng xử của công an nhân dân:

Một là, phong cách ứng xử của Công an nhân dân vừa mang những nét

chung của phong cách ứng xử của người cán bộ, đảng viên, vừa mang những nét riêng được quy định bởi vị trí, vai trị, chức năng và nhiệm vụ của lực lượng Cơng an nhân dân, bởi tính đặc thù công tác, môi trường ứng xử của Công an nhân dân.

Hoạt động bảo vệ an ninh trật tự của lực lượng Công an nhân dân là chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia của các thế lực thù địch, tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mọi tổ chức, cá nhân. Các hoạt động trên đều tác động và ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của họ, tùy theo tính chất, mức độ trong mỗi trường hợp cụ thể. Để bảo vệ an ninh trật tự, lực lượng Công an nhân dân phải tiếp xúc, quan hệ với mọi tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, phải huy động và tổ chức được toàn dân, tranh thủ sự hợp tác quốc tế nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sức mạnh tổng hợp của cả xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại vào sự nghiệp bảo vệ an ninh trật tự. Đối tượng tác động của hoạt động bảo vệ an ninh trật tự không chỉ bao gồm những tổ chức, cá nhân bảo vệ mà còn bao gồm cả các đối tượng vì bảo vệ an ninh trật tự mà lực lượng Công an nhân dân phải quản lý, giáo dục, phòng ngừa, đấu tranh.

Ba là, môi trường ứng xử của Công an nhân dân rất đa dạng và phức tạp.

Trong cơ quan, doanh trại, cán bộ, chiến sĩ Công an sinh hoạt và hoạt động theo các chế định đối với đơn vị lực lượng vũ trang, được quy định bởi luật pháp, điều lệnh Cơng an nhân dân, quy trình, quy chế, kỷ luật công tác và các quy định nội bộ khác. Trong sinh hoạt, giao tiếp nơi công cộng và trong gia đình, cán bộ, chiến sĩ cơng an thực hiện ứng xử theo các chuẩn mực đạo đức, văn hóa xã hội, đạo đức, văn hóa gia đình Việt Nam. Ngồi ra, cán bộ, chiến sĩ Công an là đảng viên, đồn viên, hội viên cịn phải chấp hành Điều lệ Đảng và các quy định, điều lệ của tổ chức chính trị - xã hội mà mình là thành viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng phong cách ứng xử của công an nhân dân việt nam hiện nay theo phong cách hồ chí minh (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)