Cần nâng cao nhận thức về phong cách ứng xử nói chung, phong cách ứng xử Hồ Chí Minh nói riêng của lực lượng Công an nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng phong cách ứng xử của công an nhân dân việt nam hiện nay theo phong cách hồ chí minh (Trang 113 - 115)

phong cách ứng xử Hồ Chí Minh nói riêng của lực lượng Công an nhân dân để đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ

được sinh ra, trưởng thành trong mơi trường văn hóa, nhưng hầu hết cán bộ, chiến sĩ công an chưa được trang bị nhiều kiến thức về phong cách ứng xử, nhất là kỹ năng giao tiếp, ứng xử. Những chuẩn mực ứng xử mà cán bộ, chiến sĩ có được chủ yếu là do quá trình tiếp thu từ hệ thống giáo dục gia đình, giáo dục phổ thơng và q trình giao tiếp xã hội. Các cơ sở giáo dục trong Cơng an nhân dân chưa có, thậm chí khơng có chương trình giáo dục đạo đức, văn hóa ứng xử cho học viên cơng an. Các hoạt động giáo dục văn hóa, đạo đức, ứng xử trong các cơ sở giáo dục Công an nhân dân chủ yếu bằng hình thức sinh hoạt chính trị, hoạt động xã hội thơng qua tổ chức Đảng, Đoàn, Hội. Kết quả điều tra xã hội học về trình độ hiểu biết của cán bộ, chiến sĩ cơng an (do chính cán bộ, chiến sĩ trả lời) cho thấy cịn rất nhiều hạn chế, chưa có nhận thức đúng và đầy đủ về khái niệm phong cách ứng xử của người chiến sĩ Công an nhân dân (62,5% cho rằng phong cách ứng xử của người Công an nhân dân là thái độ đúng mực của người Công an nhân dân trong mối quan hệ với tự mình, với nhân dân, với đồng đội, với đối tượng (đối tượng đấu tranh, tội

phạm và người vi phạm pháp luật khác) và với công việc; 22,75% cho rằng

phong cách ứng xử của người Công an nhân dân là đạo đức của người Công an nhân dân khi giao tiếp với con người và thiên nhiên, được biểu hiện bằng thái độ, hành vi, ngôn ngữ trong mọi hoàn cảnh; 13,25% cho rằng phong cách ứng xử của người Công an nhân dân là đạo đức của người Công an nhân dân khi giao tiếp với nhân dân và các loại đối tượng, được biểu hiện bằng thái độ, hành vi, ngôn ngữ trong thi hành công vụ) [Bảng 2, Phụ lục 1]. Cũng chỉ có 15% ý kiến cho rằng, họ có sự hiểu biết về phong cách ứng xử là được giáo dục trong các cơ sở giáo dục của ngành cơng an. Cũng có 30,25% ý kiến cho rằng nguyên nhân của các hành vi thiếu văn hóa của người chiến sĩ cơng an là do hiểu biết về ứng xử và kỹ năng giao tiếp của một bộ phận cán bộ, chiến sỹ còn hạn chế.

Thực tế, cấp ủy các cấp, cán bộ, lãnh đạo chỉ huy và các tổ chức đồn thể trong Cơng an nhân dân mới tập trung cho cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, tập huấn điều lệnh, chưa quan tâm nhiều đến nhiệm vụ giáo dục kỹ

năng ứng xử. Sự hẫng hụt nhận thức về phong cách ứng xử cũng như kỹ năng ứng xử cho cán bộ, chiến sĩ là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến thái độ, hành vi ứng xử thiếu văn hóa trong thực thi nhiệm vụ của Cơng an nhân dân thời gian qua.

Hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về phong cách ứng xử của Công an nhân dân là rất cần thiết. Sự hiểu biết này thể hiện từ sự hiểu biết về quan niệm, khái niệm, cơ sở hình thành và những yếu tố tác động đến phong cách ứng xử. Tất cả những nội dung này Công an nhân dân phải nhận thức đúng, nhưng thực tế hiện nay, phần lớn cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân chưa được trang bị, chưa hiểu đầy đủ, sâu sắc. Vì vậy, đang mâu thuẫn với yêu cầu xây dựng phong cách ứng xử của Cơng an nhân dân theo phong cách Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng phong cách ứng xử của công an nhân dân việt nam hiện nay theo phong cách hồ chí minh (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)