Xây dựng, thực hiện chuẩn mực đạo đức, văn hóa theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Sáu điều Bác Hồ dạy Công

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng phong cách ứng xử của công an nhân dân việt nam hiện nay theo phong cách hồ chí minh (Trang 83 - 90)

tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân

Việc xây dựng chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân được Đảng ủy Công an Trung ương chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương rà sốt, bổ sung, sửa đổi, hồn thiện theo hướng ngắn gọn, dễ nhớ, dễ làm, phù hợp với từng lực lượng, đơn vị. Thực hiện “nói đi đơi với làm”, “làm tốt nhiều hơn nói”... Từng

cán bộ, đảng viên, chiến sĩ đăng ký kế hoạch tu dưỡng, rèn luyện tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, lễ tiết tác phong công tác với cấp ủy đảng, đơn vị công tác, chi bộ, thủ trưởng đơn vị theo dõi, kiểm tra, giám sát.

Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo cấp ủy, thủ trưởng công an các đơn vị, địa phương tăng cường xây dựng đạo đức, văn hóa, lấy hiệu quả cơng tác, mức độ niềm tin và sự hài lòng của nhân dân

làm thước đo đạo đức, văn hóa của cán bộ, chiến sỹ.

Thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 7/11/2006 của Bộ Chính trị về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và phát huy kết quả sau hơn 60 năm Công an nhân dân học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy, Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an đã xây dựng Kế hoạch số 05-KH/BCA ngày 17/1/2007, chỉ đạo toàn lực lượng thực hiện gắn với cơng tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phịng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và cuộc vận động “Xây dựng lực lượng Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ”. Sau này, Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an đã quyết định thống nhất theo một chủ đề chung là “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Cơng an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ”. Tiếp theo, ngày 1/3/2011, Bộ Công an đã ban hành kế hoạch số 30/KH-BCA-X11, phát động cuộc vận động “Công an nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ”. Năm 2012, cuộc vận động này được gắn với khẩu hiệu hành động “kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả”. Đây là cuộc vận động lớn, có ý nghĩa quan trọng xây dựng nền tảng đạo đức, phong cách ứng xử, tăng cường ý thức, trách nhiệm phục vụ nhân dân của lực lượng Cơng an nhân dân trong tình hình mới.

Năm 2016, thực hiện Chỉ thị số 05 ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an đã ban hành Chỉ thị số 07/CT-

BCA-X11 ngày 26/10/2016 về tăng cường lãnh đạo nâng cao văn hóa ứng xử Công an nhân dân trong tình hình mới và Kế hoạch số 337/KH-BCA-X11 ngày 19/12/2016 của Bộ Công an về tổ chức cuộc vận động “Xây dựng phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ” nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, sâu sắc từ nhận thức đến hành động của cấp ủy, thủ trưởng đơn vị các cấp và toàn thể cán bộ, chiến sĩ đối với yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng phong cách, bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng, tư thế, lễ tiết, tác phong, ứng xử văn hóa, văn minh; nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức vì nhân dân phục vụ.

Năm 2018, nhân kỷ niệm 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh có Sáu điều dạy Cơng an nhân dân (11/3/1948 - 11/3/2018) và 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2018), toàn lực lượng Công an nhân dân đã tổ chức của hoạt động kỷ niệm với nhiều nội dung mang ý nghĩa thiết thực; tổ chức thành công lễ kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ có Sáu điều dạy Cơng an nhân dân và khánh thành khu Lưu niệm Sáu điều Bác Hồ dạy tại tỉnh Tuyên Quang, qua đó khơi dậy niềm vinh dự, tự hào sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với lực lượng Cơng an nhân dân.

Thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử Công an nhân dân và quy định tổ chức lấy ý kiến của cơ quan tổ chức và nhân dân đối với Công an nhân dân. Việc tổ chức thực hiện chuẩn mực đạo đức và văn hóa giao tiếp, ứng xử trong Công an nhân dân đã tạo được nhiều chuyển biến tích cực về đạo đức, lối sống, về tư thế, lễ tiết, tác phong giao tiếp, văn hóa ứng xử của cán bộ, chiến sĩ; đặc biệt, đối với bộ phận cán bộ, chiến sĩ thường xuyên tiếp xúc và giải quyết công việc với nhân dân.

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, bí thư cấp ủy, thủ trưởng đơn vị ln xác định rõ trách nhiệm gương mẫu thực hiện và chi đạo thực hiện nghiêm túc, tự giác học trước, làm theo trước. Đa số người đứng đầu cấp ủy các cấp trong Công an nhân dân luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong phê bình và tự phê bình,

kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí; nêu cao tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân với phương châm “gần dân, sát dân, vì nhân dân phục vụ”.

Nhiều cơng an đơn vị, địa phương đã thực hiện khâu đột phá, đẩy mạnh cải cách hành chính, giảm bớt thời gian giải quyết các cơng việc, thủ tục hành chính cho nhân dân, ln lấy mục tiêu sự hài lòng của nhân dân là thước đo hiệu quả công việc. Duy trì đường dây nóng, chấn chỉnh trực ban, tiếp nhận các thông tin phản ánh về tình hình an ninh, trật tự và việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ; tổ chức các buổi đối thoại trực tiếp với nhân dân, tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân phản ánh về thực hiện nhiệm vụ và tư thế, lễ tiết tác phong của của cán bộ, chiến sĩ.

Sau hơn 70 năm (kể từ tháng 3 năm 1948) thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy và nhiều năm thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Cơng an nhân dân vì nước qn thân, vì dân phục vụ”, “Cơng an nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ”, cuộc vận động “Xây dựng phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ”, nền tảng đạo đức, văn hóa, ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân, kỷ luật, kỷ cương, hiệu quả công tác của lực lượng Cơng an nhân dân đã có chuyển biến rõ nét. Việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, chiến sĩ cơng an đã có chuyển biến mạnh mẽ.

Nhận thức của cán bộ, chiến sĩ về đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư đã đầy đủ, toàn diện hơn; ý thức phục vụ lợi ích của quốc gia, dân tộc, lợi ích chính đáng của nhân dân, tinh thần trách nhiệm trước công việc được nâng lên; các biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống từng bước được đẩy lùi.

Ở hầu hết công an các đơn vị, địa phương, cán bộ, chiến sĩ luôn tận tụy với công việc, phục vụ nhân dân theo khẩu hiệu “chủ động, kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả”, “làm hết việc chứ không làm hết giờ”, “mỗi ngày làm một việc tốt vì nhân dân”.

Đội ngũ cán bộ cấp ủy viên, lãnh đạo, chỉ huy công an các cấp thực hiện tốt trách nhiệm nêu gương theo Quy định 101-QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quy định số 136-QĐ/ĐUCA của Đảng ủy Công an Trung ương về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là bí thư cấp ủy, thủ trưởng cơng an các cấp.

Về xây dựng đời sống văn hóa: Thực hiện đường lối văn hóa thời kỳ đổi mới của Đảng và Nhà nước, Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an đã tập trung chỉ đạo quán triệt và tổ chức thực hiện trong toàn lực lượng. Sau khi Đảng ban hành Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, ngày 14/11/1998, Đảng ủy Công an Trung ương đã ban hành chương trình hành động số 75-CTHĐ/ĐU chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII trong tồn Đảng bộ. Thực hiện Chương trình hành động này, Bộ Công an đã ban hành nhiều văn kiện chỉ đạo xây dựng văn hóa và nâng cao ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam như: Quyết định số 2125/1999/QĐ-BCA, ngày 5/6/1999 về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trong Công an nhân dân; Quyết định số 241/2003/QĐ-BCA ngày 16/4/2003 của Bộ Công an quy định tiêu chuẩn đơn vị văn hóa trong Cơng an nhân dân; Quyết định số 893/2008/QĐ-BCA ngày 4/7/2008 về Quy tắc ứng xử của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức trong Công an nhân dân; Thông tư số 62/2009/TT-BCA ngày 19/11/2009 Quy định nội dung hoạt động, định mức đảm bảo nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân; Thông tư số 52/2012/TT-BCA ngày 10/8/2012 Quy định tiêu chuẩn, trình tự xét và cơng nhận “Đơn vị văn hóa, gương mẫu chấp hành điều lệnh Công an nhân dân”.

Trong quyết định số 893/2008/QĐ-BCA ngày 4/7/2008 về Quy tắc ứng xử của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức trong Công an nhân dân, Bộ Công an nêu rõ mục đích là “xây dựng lực lượng Cơng an nhân dân

có nếp sống văn minh” và “là căn cứ để các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và nhân dân giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật” của cán bộ, chiến sĩ Công an. Về những việc phải làm, Bộ Công an chỉ rõ: Trong khi thi hành công vụ hoặc quan hệ xã hội, cán bộ, chiến sĩ phải tuyệt đối tuân thủ và thực hiện đầy đủ 5 Lời thề danh dự, 10 Điều kỷ luật, Điều lệnh Công an nhân dân và quy chế văn hóa cơng sở; phải thể hiện văn minh, lịch sự trong giao tiếp, ứng xử; tích cực phát hiện, đấu tranh phê bình việc làm sai, thực hiện không đầy đủ của đồng nghiệp. Về những việc không được làm, Bộ Công an nghiêm cầm hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân trong giải quyết công việc; mạo danh để tạo thanh thế nhằm trục lợi cá nhân; vi phạm quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân, các quy định về nội quy, quy tắc, các chuẩn mực, thuần phong mỹ tục tại nơi làm việc...

Sau 20 năm (1998 - 2018) thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, cơng tác xây dựng nếp sống văn hóa trong Cơng an nhân dân đã đạt nhiều kết quả, đóng góp quan trọng vào nhiệm vụ xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” trong Cơng an nhân dân đã được triển khai rộng khắp, có chiều sâu trong tồn lực lượng với nhiều nội dung, hình thức phù hợp với đặc trưng tính chất cơng việc của mỗi binh chủng, mỗi đơn vị, địa phương. Nhiều đơn vị và đa phần cán bộ, chiến sĩ và gia đình gương mẫu thực hiện các nội dung của phong trào, gắn với việc thực hiện cuộc vận động “giáo dục chủ nghĩa yêu nước”, “xây dựng đơn vị kiểu mẫu về điều lệnh”, xây dựng “làng văn hóa”, “xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, khơng có tội phạm và tệ nạn xã hội” ở nơi đóng quân, nơi làm việc và nơi cư trú. Công an các đơn vị, địa phương tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, động viên cán bộ, chiến sĩ chấp hành nghiêm túc quy định của Đảng, Nhà nước và Bộ Công an về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, thực hiện tốt công tác gia đình, giáo dục con

em khơng phạm tội và mắc tệ nạn xã hội, sống có tình nghĩa với hàng xóm, láng giềng. Kết quả trên 80% đơn vị cơng an đạt danh hiệu “đơn vị văn hóa, gương mẫu chấp hành điều lệnh Công an nhân dân”, tỷ lệ gia đình cán bộ, chiến sĩ cơng an đạt danh hiệu “gia đình văn hóa” ngày càng tăng.

Mơi trường văn hóa và hệ thống thiết chế văn hóa trong Cơng an nhân dân được quan tâm đầu tư, củng cố, cải tạo và xây dựng mới, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân nơi đóng quân. Trụ sở làm việc, doanh trại, phòng tiếp dân và các điểm sinh hoạt văn hóa - thể thao trong Cơng an nhân dân được đầu tư cải tại, nâng cấp, mở rộng, xây mới ngày càng khang trang, xanh - sạch - đẹp - an toàn. Hệ thống thiết chế văn hóa trong Cơng an nhân dân đã được quy hoạch, củng cố, nâng cấp và xây dựng mới khá cơ bản. Hệ thống thư viện, phịng đọc, tủ sách về chính trị, pháp luật, nghiệp vụ, văn hóa, khoa học, nghệ thuật... được bố trí ở tất cả các đơn vị. Các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học trong Cơng an nhân dân đều có thư viện và thư viện điện tử, 100% cơng an tỉnh, thành phố có phịng đọc, phần lớn các đơn vị cơng an cấp cơ sở có tủ sách. Cơng tác bảo tồn, bảo tàng được quan tâm đầu tư phát triển đồng bộ, cơ bản. Tất cả công an các đơn vị địa phương có nhà hoặc phịng truyền thống, 11 cơng an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có bảo tàng. Bảo tàng Công an nhân dân được xây dựng khang trang, quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại, trưng bày, lưu giữ nhiều tài liệu, hiện vật có giá trị lịch sử phục vụ tham quan và giáo dục truyền thống. Các khu di tích lịch sử về đấu tranh bảo vệ an ninh trật tự được đầu tư xây dựng nâng cấp với quy mô lớn, đáp ứng yêu cầu giáo dục truyền thống vẻ vang của Công an nhân dân, phục vụ nhu cầu tham quan và sinh hoạt văn hóa của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ như: Khu di tích lịch sử - văn hóa Nha Cơng an Trung ương (Sơn Dương, Tuyên Quang), Khu di tích lịch sử - văn hóa An ninh Trung ương cục Miền Nam (Tân Biên, Tây Ninh), Khu di tích lịch sử An ninh khu V (Trà My, Quảng Nam), Khu Lưu niệm Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân (Tân Yên, Bắc Giang)…

Hoạt động văn hóa, văn nghệ trong Cơng an nhân dân phát triển mạnh cả về chuyên nghiệp và quần chúng. Các hoạt động sáng tác văn học, nghệ thuật về đề tài đấu tranh bảo vệ an ninh trật tự và xây dựng phong cách người chiến sĩ Công an sôi nổi, lôi cuốn nhiều nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ trong và ngoài ngành Cơng an sáng tác hàng chục nghìn tác phẩm có giá trị cao về nghệ thuật và giáo dục. Các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp Cơng an nhân dân được kiện tồn và phát triển mới về đội ngũ và chất lượng nghệ thuật. Hàng năm, các đồn nghệ thuật Cơng an nhân dân đã dàn dựng nhiều chương trình nghệ thuật về đề tài an ninh trật tự và xây dựng phong cách người Công an nhân dân, tổ chức lưu diễn phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các địa phương, nhất là nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.

Công tác thông tin, truyền thông trong Công an nhân dân được quan tâm, phát triển mạnh mẽ, đáp ứng nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về bảo vệ an ninh trật tự. Hệ thống báo chí, tạp chí, xuất bản hoạt động đúng hướng, kịp thời, hấp dẫn, nhanh chóng, phục vụ tốt nhu cầu cập nhật thông tin của cán bộ, chiến sĩ và tuyên truyền, giáo dục nâng cao cảnh giác và

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng phong cách ứng xử của công an nhân dân việt nam hiện nay theo phong cách hồ chí minh (Trang 83 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)