Phối hợp với các cấp, các ngành và nhân dân trong xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân; đặt phong cách ứng xử của

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng phong cách ứng xử của công an nhân dân việt nam hiện nay theo phong cách hồ chí minh (Trang 139 - 146)

phong cách ứng xử của Công an nhân dân; đặt phong cách ứng xử của Công an dưới sự giám sát của nhân dân

Để tranh thủ sự phối hợp, giúp đỡ, ủng hộ của các ngành, đoàn thể và nhân dân đối với công tác xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam, nhất là xây dựng phong cách người Công an nhân dân “bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ”, cần thực hiện tốt một số nội dung công tác dưới đây:

Thực hiện tốt cơng tác tun truyền, vận động quần chúng tích cực tham gia phong trào “Tồn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, giáo dục kiến thức quốc

phòng - an ninh, phổ biến giáo dục pháp luật, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, giáo dục, nâng cao ý thức cảnh giác của nhân dân trước âm mưu, phương thức, thủ đoạn của các thế lực thù địch, hoạt động của các loại tội phạm để nhân dân ủng hộ, giúp đỡ lực lượng Công an trong công tác bảo đảm an ninh trật tự.

Tích cực tổ chức và mở rộng các hoạt động xã hội, tạo mối quan hệ đồn kết, gắn bó với nhân dân thơng qua các hoạt động từ thiện, nhân đạo, tổ chức các hoạt động hướng về cơ sở, chung sức vì cộng đồng với nhiều cơng trình, phần việc cụ thể, thiết thực, có ý nghĩa như: Tổ chức lao động giúp dân, thăm hỏi tặng quà, khám chữa bệnh, hiến máu nhân đạo, tổ chức các hoạt động kết nghĩa, qun góp xây dựng nhà tình nghĩa...

Tổ chức, tạo điều kiện cho các ngành, các tổ chức, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân tham gia giám sát, đóng góp ý kiến xây dựng lực lượng Cơng an nhân dân; khuyến khích nhân dân mạnh dạn phản ánh những hành vi tiêu cực, thái độ, hành vi ứng xử không đúng mực của cán bộ, chiến sĩ bằng nhiều hình thức khác nhau, nhất là thơng qua diễn đàn “Công an lắng nghe ý kiến của nhân dân”, thông qua tiếp xúc, đối thoại trực tiếp; thông qua việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; thông qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tư vấn, phản biện và giám định xã hội; thơng qua dư luận xã hội và báo chí... Trong đó, cần cơng khai, minh bạch một số lĩnh vực mà nhân dân có quyền tham gia giám sát, góp ý, nhất là cơng tác quản lý hành chính về an ninh trật tự; bảo đảm trật tự an tồn giao thơng; quản lý xuất, nhập cảnh; tiếp dân, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo...

Cấp ủy, thủ trưởng công an các cấp quan tâm tổ chức tốt các hình thức tiếp thu ý kiến đóng góp của các ngành, đồn thể và nhân dân đối với công tác công an cũng như thái độ, hành vi ứng xử của cán bộ, chiến sĩ, kết hợp cả hình thức trực tiếp và gián tiếp. Các đơn vị cơng an có trụ sở độc lập, cơng an cấp huyện và công an phường, thị trấn, đồn, trạm cơng an cần duy trì thường

xun việc tổ chức treo hịm thư góp ý tại cổng trụ sở, ở những vị trí thuận tiện cho cán bộ, đảng viên và nhân dân gửi thư góp ý; tạo lập và thơng báo rộng rãi số máy điện thoại trực ban, điện thoại, “đường dây nóng”, hộp thư điện tử của đơn vị; số điện thoại của lãnh đạo, chỉ huy, cảnh sát khu vực, công an phụ trách phong trào và phụ trách xã về an ninh trật tự để nhân dân biết, kịp thời phản ánh tình hình an ninh trật tự cũng như phản ánh về thái độ, hành vi ứng xử, tư thế, lễ tiết tác phong của cán bộ, chiến sĩ công an trong khi thi hành công vụ, trong sinh hoạt.

Các đơn vị cần tổ chức tốt việc tiếp thu, xử lý thơng tin, phản hồi ý kiến đóng góp của các ngành, đồn thể và nhân dân đối với cán bộ, chiến sĩ cơng an thơng qua nhiều hình thức khác nhau, như: gửi công văn, thư ngỏ, thông báo rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng; phát phiếu lấy ý kiến hoặc tổ chức điều tra xã hội học thăm dò thái độ của nhân dân đối với lực lượng, nhất là thăm dò thái độ của người dân và các ngành, đoàn thể về bản chất chính trị, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và thái độ phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân của cán bộ, chiến sĩ công an.

Ở các đơn vị thường xuyên có quan hệ, tiếp xúc giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân, công dân, cần tổ chức lấy ý kiến đóng góp thường xuyên, nhất là các lĩnh vực:

Ý kiến của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, tôn giáo với lực lượng an ninh, cảnh sát kinh tế, cảnh sát phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, công an phụ trách xã…

Ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, chủ phương tiện và lái xe đối với lực lượng cảnh sát giao thông.

Ý kiến của nhân dân tại nơi giải quyết các thủ tục, yêu cầu hành chính (đăng ký phương tiện giao thông, cấp hộ khẩu, chứng minh nhân dân, hộ chiếu, xử lý vi phạm hành chính)

Ý kiến của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đối với các cơ sở y tế trong Cơng an nhân dân.

Ý kiến của gia đình học viên cơng an đối với các cơ sở giáo dục trong Công an nhân dân về công tác đào tạo và quản lý, giáo dục học viên.

Ý kiến của các ngành, đoàn thể và nhân dân về đổi mới, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, cơ cấu tổ chức bộ máy của công an nhân dân, nhất là đối với các lực lượng trực tiếp chiến đấu, lực lượng hàng ngày, hàng giờ tiếp xúc, giải quyết cơng việc có liên quan đến quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân, lực lượng trực tiếp làm công tác vận động, tổ chức, hướng dẫn quần chúng tham gia phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc” ở cấp dưới cơ sở.

Lực lượng Công an nhân dân ở mọi cấp, mọi lực lượng, ở mọi lĩnh vực hoạt động phải thấm nhuần và thực hiện đầy đủ các lời căn dặn, giáo huấn sâu sắc của Hồ Chí Minh về mối quan hệ ứng xử giữa công an với nhân dân; phát huy vai trị, tính tích cực của quần chúng nhân dân trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc trên từng địa bàn. Xây dựng mối quan hệ đúng đắn với nhân dân là một điều kiện không thể thiếu được để Cơng an nhân dân hồn thành nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Tăng cường mối quan hệ với nhân dân còn là thể hiện sâu sắc và rõ ràng nhất bản chất giai cấp cách mạng, tính chất nhân dân của Công an Việt Nam. Đây là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá tư cách người Công an nhân dân trong điều kiện mới. Thông qua mối quan hệ này góp phần tăng cường mối quan hệ Đảng và Nhà nước với nhân dân, nhất là ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa, địa bàn phức tạp, nhạy cảm về an ninh trật tự. Chỉ khi xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó giữa cơng an với nhân dân mới có thể giải quyết tận gốc các căn nguyên nảy sinh tội phạm, mới đảm bảo giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn và sự ổn định trật tự xã hội, duy trì kỷ cương ở địa bàn cơ sở.

Thực tiễn cho thấy nạn quan liêu, cửa quyền, hách dịch là một nỗi nhức nhối chưa khắc phục được trong một bộ phận cán bộ, chiến sĩ Công an nhân

dân các cấp. Những căn bệnh, thói hư tật xấu đó đã gây mất lịng tin của một bộ phận nhân dân vào lực lượng công an, làm suy giảm uy tín và hình ảnh tốt đẹp của người cơng an cách mạng. Do đó, yêu cầu cấp thiết hiện nay là lực lượng Công an nhân dân dù hoạt động ở lĩnh vực nào, lực lượng nào, cấp nào đều phải nâng cao nhận thức về công tác dân vận, học tập và quán triệt sâu sắc tư tưởng “thân dân” của Hồ Chí Minh, xây dựng tinh thần trách nhiệm đồng cam cộng khổ, gắn bó mật thiết với nhân dân ở địa bàn, thực sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, hết lịng hết sức phục vụ lợi ích chính đáng của nhân dân.

Ở địa bàn cơ sở, người cán bộ công an phải là những người gương mẫu thực hiện công tác vận động quần chúng; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện, động viên, khích lệ lơi kéo, giáo dục đơng đảo quần chúng tự giác tham gia cơng tác quản lý, giữ gìn trật tự trị an, kỷ luật, kỷ cương xã hội, phòng chống tội phạm ở địa bàn. Phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế, xã hội, tranh thủ sự chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền, cơ quan đơn vị có liên quan để duy trì và đẩy mạnh chất lượng và hiệu quả phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn.

Lực lượng Công an nhân dân, trước hết ở địa bàn cơ sở, phải xây dựng và thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện cho được tinh thần hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, chăm lo bảo vệ lợi ích của dân; gần gũi, hiểu biết nhân dân, thương yêu, quý trọng nhân dân; tin vào sức mạnh của dân và phải dựa vào lực lượng to lớn của nhân dân để làm việc; đoàn kết chặt chẽ và thành thật giúp đỡ nhân dân trong mọi công việc; gương mẫu trước dân, làm cho dân tin, dân yêu, dân mến phục; thường xuyên học tập nhân dân, kiên quyết tránh và khắc phục cho được các căn bệnh rất tai hại: xa nhân dân, khinh nhân dân, sợ nhân dân, không tin cậy nhân dân, không hiểu biết nhân dân, không yêu thương nhân dân và các căn bệnh hành chính, quan liêu, mệnh lệnh, hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu nhân dân, lên mặt “làm quan cách mạng” coi thường nhân dân…

Để làm được những điều đó, bên cạnh việc thường xuyên quan tâm giáo dục nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân, lập trường giai cấp công nhân và xây dựng lề lối, tác phong làm việc dân chủ cho đội ngũ cán bộ chiến sỹ công an, các cấp uỷ lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị công an, nhất là ở cấp cơ sở cần thường xuyên quan tâm chăm lo xây dựng, kiện toàn bộ máy, cải tiến cơ chế, quy trình làm việc và cách thức tổ chức hoạt động của bộ máy công an theo hướng đơn giản, tinh gọn, thiết thực, khoa học, giảm tiện về thủ tục hành chính, nhanh chóng về thời gian, đỡ phiền hà tốn kém về thời giờ, tiền bạc và hết sức tránh tệ hình thức giấy má, bàn giấy nhiều như Hồ Chí Minh đã từng kịch liệt phê phán. Trong thời gian trước mắt, tập trung vào cơng tác cải cách hành chính theo lộ trình quy định của Chính phủ, trong đó đặc biệt chú ý việc củng cố và kiện tồn bộ máy cơng an, nhất là cơ sở và các đơn vị trực tiếp chiến đấu. Đây là một vấn đề rất hệ trọng và cấp thiết hiện nay. Xây dựng kiện toàn bộ máy tổ chức đi đôi với xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chiến sĩ về cả phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực chun mơn nghiệp vụ, khả năng thuyết phục, tuyên truyền, vận động trong quần chúng. Xây dựng thái độ và phương pháp cầu thị tiến bộ, đi đơi với việc hồn thiện hệ thống tổ chức, cơ chế, chính sách, biện pháp tiếp dân thích hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội, các ngành có thể trực tiếp đóng góp ý kiến phê bình, xây dựng lực lượng Cơng an nhân dân, nhất là ở cấp cơ sở, ở ngay địa bàn dân cư.

Trước mắt cần hoàn thiện hệ thống trụ sở, quy chế, quy trình, thủ tục tiếp dân và xử lý các ý kiến của nhân dân ở địa bàn, đảm bảo mọi ý kiến góp ý của nhân dân đều được tơn trọng, được tiếp nhận và xử lý kịp thời, đúng trình tự, đúng pháp luật. Thông qua công tác này để xây dựng uốn nắn thái độ đúng đắn đối với nhân dân, gắn bó cơng an với nhân dân, tranh thủ sự đồng tình, tin tưởng của nhân dân với các hoạt động của công an và làm cho công an thực sự trở thành “người bạn dân”. Và qua đó để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và đấu tranh loại trừ những thói hư, tật xấu, biểu hiện tiêu cực, thái độ hách dịch,

cửa quyền, quan liêu, mệnh lệnh còn đang tồn tại trong một bộ phận cán bộ chiến sĩ, một số đơn vị công an hiện nay.

Để tăng cường và củng cố mối quan hệ giữa cán bộ, chiến sĩ công an với nhân dân, trước hết cán bộ, chiến sĩ công an phải biết ý kiến của dân chúng. Biết ý kiến của dân chúng là cán bộ, chiến sĩ công an biết tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, trên cơ sở đó mà có những hành động cho hợp lịng dân, đáp ứng những lợi ích chính đáng của nhân dân và vì nhân dân. Tăng cường mối quan hệ giữa cán bộ, chiến sĩ công an với nhân dân còn đặt ra yêu cầu cán bộ công an vừa giáo dục quần chúng vừa phải học quần chúng. Thực tiễn đã chứng minh rằng, lực lượng Công an nhân dân ln hồn thành tốt mọi nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an tồn xã hội bởi vì lực lượng Cơng an nhân dân ln hồn thành tốt mọi nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an tồn xã hội bởi vì lực lượng Công an nhân dân ln nhận được sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân và do mỗi cán bộ, chiến sĩ công an thật sự là bạn của nhân dân, luôn tổ chức, lãnh đạo, giúp đỡ nhân dân để nhân dân thật sự trở thành chủ nhân của sự nghiệp giữ gìn an ninh, trật tự, vừa là người học trò của nhân dân, được nhân dân giúp đỡ, giáo dục, che chở.

Trong xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ cơng an, Đảng, Nhà nước ta nói chung và lãnh đạo cơng an các đơn vị, địa phương phải nêu cao tinh thần và hành động dựa vào quần chúng. Phải phát huy tài dân, trí dân, lực dân trong quá trình xây dựng người cán bộ, chiến sĩ công an. Chú trọng lắng nghe ý kiến đóng góp, phê bình của nhân dân; để quần chúng giúp công an đánh giá đúng đắn chỗ mạnh, chỗ yếu của cán bộ, chiến sĩ cơng an; nhân dân góp phần vào việc tăng cường công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện cán bộ chiến sĩ công an.

Lực lượng Cơng an nhân dân nói chung và mỗi cán bộ, chiến sĩ cơng an nói riêng, trong q trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ cần tiếp tục đổi mới

thực, đi sâu, đi sát, thiếu thực, gần gũi phù hợp với trình độ, đối tượng, thành phần cụ thể của quần chúng nhân dân. Mỗi cán bộ, chiến sĩ công an phải bằng hành động thiết thực, cụ thể của mình để phục vụ nhân dân, đem lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân; kiên quyết vạch trần, đấu tranh đập tan những âm mưu, hành động của các thế lực thù địch lợi dụng, kích động, chia rẽ mối quan hệ gắn bó mật thiết, đồn kết giữa cán bộ, chiến sĩ cơng an với nhân dân. Qua đó, góp phần tăng cường và củng cố mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa cán bộ, chiến sĩ công an với nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng phong cách ứng xử của công an nhân dân việt nam hiện nay theo phong cách hồ chí minh (Trang 139 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)