Ứng xử với nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng phong cách ứng xử của công an nhân dân việt nam hiện nay theo phong cách hồ chí minh (Trang 62 - 65)

khẳng định nhân dân là chủ thể của nhà nước, là “ơng chủ nắm chính quyền”, dân là “ơng chủ” thì “cơng an hay ở quân đội, đều là làm đày tớ cho nhân dân” [68, tr.263,269]. Bởi vậy, Người dạy lực lượng công an trong ứng xử với nhân dân phải “kính trọng, lễ phép” [66, tr.499]. Quan điểm của Hồ Chí Minh về kính trọng, lễ phép với nhân dân của lực lượng công an thể hiện nhân cách và đạo đức của lực lượng cơng an, quan trọng hơn, đó cũng là một nét văn hóa trong ứng xử của người Cơng an nhân dân mà ngày nay, chúng ta luôn cố gắng xây dựng.

Kính trọng, lễ phép ở đây là cách xưng hô đúng mực, là thái độ cầu thị, hịa nhã với nhân dân; biết kính già, yêu trẻ, biết lắng nghe nhân dân, học hỏi từ nhân dân. Muốn làm được vậy, cần đoàn kết với nhân dân, gần gũi với nhân dân và dựa vào dân.

Người đã dạy công an phải xử thế “sao cho người ta thấy rõ mình là con người kháng chiến” [70, tr.47]. Muốn được như vậy, công an phải thực sự gương mẫu trong cả lời nói lẫn việc làm, phải tự rèn luyện đạo đức của người cách mệnh, tư cách của người công an cách mạng. Cần chống mọi biểu hiện của tư tưởng quan liêu, hách dịch, hống hách, coi mình là “quan cách mạng”. Trong quan hệ với dân, phải thực sự dân chủ, đi đúng đường lối quần chúng. Ứng xử với nhân dân không được chỉ dừng ở thái độ mà còn phải thực hiện ở hành động. Thông cảm với nhân dân, chia sẻ với nhân dân, khơng ngại khó, ngại khổ giúp đỡ nhân dân, mang lại cuộc sống bình yên và hạnh phúc cho nhân dân. Đó mới chính là cách ứng xử tốt nhất đối với nhân dân. Hồ Chí Minh đã dạy, trong ứng xử với nhân dân, cơng an khơng được có “lối ngoại giao qua loa”, phải thực lòng, thực tâm với nhân dân. Có làm được như vậy, mới xứng đáng với bốn chữ “Công an nhân dân”, mới xứng đáng với niềm tin và nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân trao cho.

Kính trọng nhân dân là bảo vệ những quyền lợi chính đáng của nhân dân, xử lý kịp thời những kẻ có hành động xâm phạm đến an ninh quốc gia,

trật tự an toàn xã hội. Kiên quyết với những hành vi gây thiệt hại tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, phẩm giá và mọi quyền hợp pháp khác của nhân dân. Thái độ thờ ơ vô trách nhiệm, thiếu kiên quyết đối với những lời nói, việc làm có hại đến tình hình an ninh, trật tự, xâm phạm đến tính mạng, tài sản của nhân dân là biểu hiện sự thiếu thốn tôn trọng, thiếu trách nhiệm trong việc bảo vệ cuộc sống yên vui, hạnh phúc của nhân dân. Hồ Chí Minh đã dạy: “Phải làm thế nào để được lòng dân, phải thật sự giúp đỡ dân trong mọi việc chứ khơng phải là lối ngoại giao qua loa. Có như vậy người dân mới tích cực trở lại giúp đỡ cơng an” [66, tr.315].

Thái độ kính trọng cịn biểu hiện ở sự tơn trọng phong tục tập quán của nhân dân, tôn trọng các quyền tự do dân chủ đã được Hiến pháp, pháp luật quy định. Đối với những đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của nhân dân cần xét và giải quyết nhanh chóng. Nếu nhân dân yêu cầu giúp đỡ thì phải sẵn sàng hướng dẫn, tạo mọi điều kiện để họ thực hiện được những nguyện vọng chính đáng của mình. Người cán bộ, chiến sĩ công an không được thờ ơ, lãnh cảm, vô trách nhiệm trước những oan ức, những yêu cầu hợp tình, hợp lý của nhân dân.

Ứng xử lễ phép của người cán bộ, chiến sĩ công an phải được biểu hiện bằng sự vui vẻ, hòa nhã, niềm nở, lắng nghe ý kiến trình bày, chủ động giúp đỡ, giải quyết những việc mà người dân yêu cầu nhanh gọn, đúng thủ tục; phải tận tình hướng dẫn, ơn tồn giải thích cho từng người dân. Thái độ hách dịch, cửa quyền, một động tác hất hàm, một câu hỏi đóng, một thái độ cục cằn khi trả lời của cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân là sự thiếu lễ độ đối với nhân dân, trái với bản chất của người công an cách mạng. Phải làm sao để nhân dân thấy cần có sự giúp đỡ của công an, họ sẵn sàng gặp cán bộ, chiến sĩ cơng an để trình bày, phản ánh hoặc nhờ sự can thiệp; họ có thể đến bất cứ lúc

nào mà họ cần. Chỉ có như thế mới thể hiện được địa vị của người dân là chủ

của chế độ xã hội chủ nghĩa và công an mới thực sự là “đầy tớ của nhân dân”. Đối với những trường hợp cán bộ, chiến sĩ công an làm công tác thường

xuyên tiếp xúc với nhân dân, sự lễ phép biểu hiện ở thái độ khiêm tốn, đàng hoàng, tự tin, cởi mở, khéo léo gợi chuyện, am hiểu và tôn trọng phong tục tập quán của địa phương, nếp sống văn hố, lối sống gia đình, biết cách xử sự tế nhị thích hợp với từng đối tượng giao tiếp. Lễ phép của người cán bộ, chiến sĩ cơng an đối với nhân dân cịn biểu hiện ở thái độ chăm chú, lắng nghe, ghi nhận lời phản ánh, ý kiến phê bình của nhân dân, khơng nơn nóng, cáu gắt, cắt ngang ý kiến nhân dân một cách thơ bạo.

Ứng xử kính trọng, lễ phép đối với nhân dân là biểu hiện tốt đẹp trong phẩm chất của người Công an nhân dân Việt Nam, là nếp sống văn minh của con người mới xã hội chủ nghĩa, địi hỏi mỗi cán bộ, chiến sỹ cơng an nhân dân không ngừng trau dồi, rèn luyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng phong cách ứng xử của công an nhân dân việt nam hiện nay theo phong cách hồ chí minh (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)