Trong hàng ngũ những người cách mạng, tình đồng chí, đồng đội rất thiêng liêng, thuỷ chung, keo sơn gắn bó với nhau thành sức mạnh của tổ chức. Đối với Công an nhân dân, đồng nghiệp chính là những người đồng đội, đồng chí cùng cơng tác trong một đơn vị, rộng hơn, đó chính là tinh thần đồn kết giữa tất cả các cán bộ, chiến sĩ công an cùng chiến đấu cho sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc và giữ gìn trật tự an tồn xã hội. Các cá nhân đoàn kết, thân ái giúp đỡ nhau sẽ xây dựng được tổ chức, đơn vị vững mạnh, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ cách mạng, đồng thời từ đó tạo cơ sở để nâng cao sức mạnh cho từng cá nhân.
Thân ái, giúp đỡ đối với đồng chí, đồng đội của mình là lời dạy đầu tiên của Hồ Chí Minh giành cho lực lượng Cơng an nhân dân về phong cách ứng xử. Trong thư gửi cho lực lượng vào tháng 3 năm 1948, Người đã dạy: “Đối với đồng sự, phải thân ái giúp đỡ”. Thân ái giúp đỡ là đạo đức của người Công an nhân dân, chứa đựng truyền thống văn hóa của dân tộc, được thể hiện ở lòng thương yêu, quý trọng, giúp đỡ con người, thấu tình đạt lý, sống với nhau có tình, có nghĩa. Khơng những thế, thân ái, giúp đỡ cịn là biểu hiện của sống có tình, có nghĩa. Chỉ khi làm được như vậy mới là “hiểu chủ nghĩa
Mác-Lênin”, mới là con người cách mạng chân chính, mới đủ tư cách phục vụ nhân dân. Thân ái giúp đỡ ở đây, không chỉ là với đồng đội cùng chiến đấu, cùng lực lượng mà mở rộng ra còn là những người cùng chung mục đích, lý lưởng chiến đấu vì cuộc sống yên bình của đất nước và hạnh phúc của nhân dân.
“Đối với đồng sự, phải thân ái giúp đỡ” đó là: Thân ái với tấm lòng chân thành, thiết tha mong muốn cho đồng sự của mình tiến bộ và hạnh phúc, sự thân ái đó là bền vững và sâu sắc bởi cùng chung lý tưởng, cùng phấn đấu cho sự nghiệp chính nghĩa, đồng cam cộng khổ, chia sẻ vui, buồn trên cơ sở nhận thức rõ trách nhiệm cá nhân trong quan hệ cộng đồng, đồng chí. Thân ái gắn liền với giúp đỡ là đạo lý. Thương u đồng chí, gắn bó với đồng sự là sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau một cách vơ tư và tận tình khi cần thiết. Thân ái không đi đơi với giúp đỡ chí tình là thân ái bề ngồi, kiểu xã giao, chiếu lệ, ngược lại, giúp đỡ phải gắn liền thân ái có lý, có tình.
Tính chất, nhiệm vụ cơng tác và yêu cầu xây dựng lực lượng địi hỏi người Cơng an nhân dân phải thân ái giúp đỡ đồng sự. Công an nhân dân là lực lượng thừa hành pháp luật Nhà nước, được giao cho một số quyền hạn đặc biệt để tiến hành đấu tranh chống các thế lực thù địch và tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an tồn xã hội, bảo vệ cuộc sống yên vui và hạnh phúc của nhân dân. Vị trí, nhiệm vụ và tính chất cơng tác địi hỏi cán bộ, chiến sĩ cơng an cần có đạo đức cách mạng và bản lĩnh chiến đấu dựa trên sức mạnh của tập thể, đơn vị và phẩm chất từ cá nhân, đoàn kết nội bộ chặt chẽ, gắn bó với nhau trên tình đồng chí trong sáng, thuỷ chung. Có thực sự thương u nhau thì mới trưởng thành, tiến bộ, cùng nhau hồn thành nhiệm vụ cơng tác, chiến đấu.
Trong môi trường công tác phức tạp, hàng ngày, hàng giờ tiếp xúc trực tiếp các loại tội phạm, các hiện tượng tiêu cực và các mặt trái của xã hội, cán bộ, chiến sĩ công an lại càng phải đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ và bảo vệ cho nhau. Chân thành tự phê bình và phê bình, tự quản và quản lý nhau, hợp đồng chặt chẽ, tạo điều kiện cho nhau cơng tác thì mới hoàn thành được nhiệm vụ,
mới khơng để đồng đội mình bị bọn phạm tội và các phần tử xấu tấn cơng, mua chuộc làm thối hóa, biến chất.
Mặt khác, với chức năng thừa hành pháp luật, với việc được sử dụng một số biện pháp nghiệp vụ, với chế độ thủ trưởng, chỉ cần lạm dụng chức trách, quyền hạn một chút, hoặc biểu hiện một chút quan liêu, bảo thủ, nóng nảy, hách dịch sẽ dẫn đến tự dựng bức tường ngăn cách với tập thể, dẫn tới quan điểm lệnh lạc, chuyên quyền, độc đoán. Ứng xử đối với đồng sự phải thân ái giúp đỡ được quán triệt trong nhận thức và hành động sẽ loại trừ được sai lầm và tăng cường được sức mạnh của tổ chức Công an nhân dân.
Sự thân ái giúp đỡ theo quan điểm của Hồ Chí Minh hồn tồn khác xa với sự bao che, giấu diếm. Nó hàm chứa những nội dung tư tưởng thân ái, biết giúp đỡ đồng đội thơng qua tự phê bình và phê bình để giúp đỡ nhau khắc phục khuyết điểm, cùng nhau tiến bộ, trở thành một phương châm hành động mang tính cách mạng, khoa học và đầy giá trị nhân văn.
Thân ái giúp đỡ thể hiện ở việc nhiệt tâm, nhiệt thành, “có lịng bày vẽ cho người”, quan tâm giúp đỡ cấp dưới. Thân ái giúp đỡ không chỉ là ở hành động mà còn phải ở tinh thần. Tuyệt đối tránh kiểu giúp đỡ một chiều, né tránh đấu tranh, phê bình, xuê xoa, bao che khuyết điểm cho nhau. Người chỉ rõ:
Nội bộ công an từ cấp cao cho đến nhân viên phải đoàn kết, nhất trí. Đồn kết khơng phải là “chén chú, chén anh”, là anh A giấu lỗi cho anh B. Trong nội bộ phải thực hành dân chủ, phải luôn luôn tự kiểm thảo để đi đến đồn kết. Phê bình phải từ trên xuống dưới, và tự phê bình phải từ dưới lên trên. Phê bình trên cơng tác cách mạng, phê bình để tiến bộ, khơng phải để soi mói [61, tr.270].
Trong ứng xử với đồng sự, tuyệt đối loại bỏ tư tưởng “dĩ hòa vi quý”, cục bộ địa phương, coi trọng người thân, bè phái. Phải nêu cao tinh thần phê bình và tự phê bình nghiêm khắc để giúp nhau cùng tiến bộ. Tình thân ái giúp đỡ đồng sự trên cơ sở tình cảm đồng chí và theo quan điểm cách mạng mới thật sự là phẩm chất quý báu của người Công an nhân dân.