Các yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng phong cách ứng xử của công an nhân dân việt nam hiện nay theo phong cách hồ chí minh (Trang 120 - 124)

Một là, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà

nước về xây dựng văn hóa, con người Việt Nam trong giai đoạn mới được triển khai mạnh mẽ, có hiệu quả.

Từ tổng kết thực tiễn, đúc kết lý luận, năm 1991, Đảng ta khẳng định luận điểm có tính khái qt cao, toàn diện, phù hợp đặc trưng của văn hóa, văn nghệ là “nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Thực tiễn đổi mới đòi hỏi tư duy lý luận khơng dừng lại ở miêu tả, tổng kết đức tính của người Việt Nam mà phải nâng lên với yêu cầu mới, vì vậy, trong các văn kiện gần đây, Đảng nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng và đúc kết hệ giá trị chung của con người Việt Nam đương đại, trong đó phải triển khai đồng thời ba việc lớn: bảo vệ, giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của truyền thống; chăm lo nuôi dưỡng, khẳng định những giá trị mới đang hình thành; tỉnh táo chỉ ra, khắc phục những hạn chế lịch sử, những thói hư tật xấu của con người. Đó là tầm nhìn thể hiện tính biện chứng trong tư duy về văn hóa và về con người. Năm 1998, với Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), Đảng ta khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Tư duy lý luận tiếp tục phát triển, bổ sung sâu sắc hơn và với Nghị quyết 33 - Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI), Đảng đồng thời nhấn mạnh bốn đặc trưng tiêu biểu của văn hóa: dân tộc, nhân văn, dân

chủ, khoa học. Các đặc trưng này là những giá trị văn hóa Việt Nam thời kỳ mới, vừa kế tục các giá trị văn hóa tốt đẹp của truyền thống, vừa chứa đựng yêu cầu mới đối với văn hóa trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế.

Những năm gần đây, chúng ta làm rõ thêm một số nội dung mới: Văn hóa là sức mạnh nội sinh quan trọng của sự phát triển, không chỉ là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội mà phải là sự phát triển bền vững của đất nước, của dân tộc. Phải xác định văn hóa là một trong bốn trụ cột của phát triển bền vững, có vị trí ngang với kinh tế, chính trị và xã hội. Từ đó, trong chỉ đạo phải “coi trọng ngang nhau” cả bốn lĩnh vực cơ bản của sự phát triển, như lời căn dặn của Hồ Chí Minh, đó là những nhận thức đi vào chiều sâu văn hóa. Và để góp phần tạo nên sự phát triển bền vững, trở thành nguồn lực nội sinh của dân tộc, trước hết phải xây dựng sự gắn kết sâu sắc giữa văn hóa với con người. Từ đổi mới đến nay, các văn kiện của Đảng luôn nhất qn khẳng định: phát triển văn hóa vì sự hồn thiện nhân cách con người, xây dựng con người là nhiệm vụ cốt lõi, trọng tâm, xuyên suốt mọi hoạt động văn hóa.

Cùng với nhận thức lý luận mới về văn hóa, Đảng ta chú trọng yêu cầu đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước với lĩnh vực có nhiều đặc thù này, để vừa bảo đảm định hướng phát triển văn hóa phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vừa phát huy cao nhất, tôn trọng quyền tự do sáng tạo, thực hành dân chủ, giải phóng tiềm năng to lớn của đội ngũ hoạt động văn hóa, văn nghệ. Trong đổi mới phương thức lãnh đạo, cần tránh hai khuynh hướng: hoặc bảo thủ, máy móc, cứng nhắc, chỉ đạo song không am hiểu đặc trưng của văn hóa; hoặc hữu khuynh, bng lỏng, né tránh các vấn đề đang đặt ra cần giải quyết. Cả hai khuynh hướng này đều có hại cho sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý văn hóa.

Sau hơn 30 năm đổi mới, sự nghiệp phát triển văn hóa và xây dựng con người đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Văn hóa phát triển đa dạng,

phong phú, xuất hiện nhiều loại hình, loại thể, các hoạt động văn hóa mới, có khả năng chiếm lĩnh các mặt khác nhau của đời sống xã hội. Một mặt, trong tư tưởng chỉ đạo thực tiễn, Đảng ta ln tơn trọng tính đa dạng của văn hóa, quyền tự do sáng tạo của người hoạt động văn hóa - văn nghệ; mặt khác, chúng ta bước đầu chú trọng tập trung nhân lực, vật lực, tài lực cho sự phát triển dịng mạch chính của văn hóa, mà nội dung chủ yếu là yêu nước, thủy chung với lý tưởng xã hội chủ nghĩa, khẳng định hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, đồng thuận, đồng hành, góp phần có hiệu quả vào cơng cuộc đổi mới. Phải nói rằng, văn hóa đã góp phần quan trọng tạo khơng khí dân chủ, cởi mở hơn, dân trí được nâng cao, tính năng động sáng tạo, tự chủ và tính tích cực xã hội của con người được phát huy, hình thành các nhân tố mới, giá trị mới của con người Việt Nam. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ diễn ra sơi động, đáp ứng nhu cầu đa dạng của cơng chúng. Sản phẩm văn hóa tăng đáng kể về số lượng, có dấu hiệu tích cực về chất lượng, đã và đang hình thành thị trường sản phẩm văn hóa, văn học, nghệ thuật, khoa học, công nghệ. Văn học, nghệ thuật đã tạo ra nhiều tác phẩm chiếm lĩnh, phản ánh mọi lĩnh vực đời sống, đang nỗ lực đổi mới tư duy sáng tạo, tìm tịi phương thức mới để nâng cao năng lực khám phá cuộc sống. Hệ thống thơng tin đại chúng có bước phát triển mạnh về loại hình, chất lượng, tính hiện đại, trực tiếp, nhanh nhạy chuyển tải, truyền bá văn hóa đến với cơng chúng… Cơng tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc đạt kết quả đáng trân trọng, bước đầu gắn kết với kinh tế du lịch, và đang trở thành tài nguyên độc đáo của du lịch Việt Nam. Giao lưu, hội nhập quốc tế về văn hóa được mở rộng, từng bước đi vào chiều sâu, chú trọng tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, bước đầu cố gắng giữ vai trị chủ động trong việc tiếp nhận có chọn lọc, làm giàu văn hóa dân tộc trong q trình tiếp biến nhiều phức tạp do hội nhập quốc tế tạo ra.

Về quản lý văn hóa có nhiều tiến bộ, trước hết là tư duy cởi mở hơn và cố gắng xây dựng hành lang pháp lý phù hợp với đặc trưng của văn hóa và sự sáng

tạo của văn nghệ sĩ. Các cấp ủy Đảng và hệ thống chính trị đã nhận thức rõ hơn trong việc gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, quốc phòng - an ninh, đối ngoại với phát triển văn hóa và xây dựng con người. Vì thế, những năm gần đây, vai trị của văn hóa góp phần vào sự phát triển bền vững đã và đang được khẳng định ngày càng rõ hơn.

Hai là, những yếu tố hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế - xã

hội của đất nước, nhất là những hạn chế thuộc lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, đạo đức sẽ tác động mạnh mẽ, trực tiếp đến phong cách ứng xử của Công an nhân dân.

Bên cạnh những cơ hội, thuận lợi là chủ yếu, quá trình phát triển đất nước vẫn đứng trước nhiều nguy cơ, khó khăn, thách thức. Nước ta vẫn đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp, không thể coi thường bất cứ thách thức nào. Dưới tác động của q trình “tồn cầu hóa văn hóa” và mặt trái của nền kinh tế thị trường, xã hội nước ta đang có và tiếp tục có một số biến đối thiếu lành mạnh trong lĩnh vực văn hóa, đạo đức. Nhiều giá trị tư tưởng, văn hóa, đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc bị tác động, làm cho méo mó. Lối sống chạy theo đồng tiền, làm ăn chụp giật, lừa đảo, cạnh tranh theo kiểu cá lớn nuốt cá bé thay cho lối sống có trách nhiệm, có văn hóa, có đạo đức, có sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau... Những yếu tố tiêu cực này đã xảy ra khá phổ biến trong xã hội nước ta thời gian qua và sẽ tiếp tục diễn ra trong giai đoạn tới. Những biểu hiện cụ thể là:

Mặt trái của kinh tế thị trường tiếp tục xô đẩy nhiều người hướng vào giá trị vật chất trước mắt trội hơn các giá trị bền vững, coi trọng lợi ích cá nhân hơn lợi ích cộng đồng, lợi ích cục bộ nhóm, địa phương hơn lợi ích xã hội và lợi ích dân tộc. Những tác động này đã, đang và tiếp tục làm suy thoái đạo đức xã hội, phẩm chất, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên.

Lợi nhuận, giá trị thặng dư là môi trường cho chủ nghĩa cá nhân phát triển triển, tạo nên lối sống vị kỷ, cực đoan, chà đạp lên những giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội. Kinh tế thị trường khuyến khích lối sống thực dụng, sùng ngoại, sùng bái tiền bạc, vật chất, sẵn sàng quay lưng lại những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đức tính cao quý của con người Việt Nam vốn trọng nghĩa, khinh tài.

Kinh tế thị trường cùng với quá trình hội nhập quốc tế tạo điều kiện cho việc du nhập những giá trị phi văn hóa, phản đạo đức từ bên ngoài vào trong nước dẫn đến sự đụng độ về văn hóa. Truyền thống văn hóa, đạo đức dân tộc và những giá trị văn hóa xã hội chủ nghĩa tiếp tục đứng trước nhiều thách thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng phong cách ứng xử của công an nhân dân việt nam hiện nay theo phong cách hồ chí minh (Trang 120 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)