Trước tiên, đối với địch, Người dạy lực lượng công an: “Đối với địch, chớ nên hoang mang, cần phải hết sức trấn tĩnh, trấn tĩnh là bước đầu thắng địch” [64, tr.259]. Giữ vững phong thái điềm tĩnh của mình, khơng hoang mang, lo sợ, nếu lo lắng, sợ sệt sẽ thể hiện ra cho địch thấy ta kém bản lĩnh, còn vụng và yếu kém. Bên cạnh đó, Người cũng chỉ rõ, kẻ địch, kẻ phạm tội, bè lũ thực dân, đế quốc… đều là những kẻ làm hại nhân dân, Tổ quốc, làm hại đến con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của ta. Do đó, cơng an khơng được nương tay, nhân từ, lòng dạ yếu mềm, phải làm việc theo pháp luật, theo lẽ phải. Người dạy: “Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo” [59, tr.499]. Cương quyết thể hiện thái độ, bản lĩnh của người Công an nhân dân đối với kẻ địch, trong trận chiến bảo vệ lợi ích của nhân dân, của đất nước, khơng cho phép người chiến sĩ Công an nhân dân được nhân từ, nhân nhượng với kẻ địch. Công an cần phải tránh các biểu hiện do dự, chần chừ, thiếu quyết đốn dẫn đến bỏ sót hoặc xử lý không nghiêm minh, không triệt để các đối tượng phạm tội. Tuy nhiên, trong quan điểm của Hồ Chí Minh, con người ai cũng có mặt tốt, mặt xấu. Với những con người mà trước kia họ lầm lỡ, chống đối cách mạng mà ngày nay, họ thật thà “cải tà quy chánh”, không gây hại cho cách mạng, tận tình ủng hộ cách mạng thì cơng an vẫn sẵn sàng thân ái, giúp đỡ những con người đó. Đây là tư tưởng nhân văn trong bảo vệ an ninh, trật tự của Hồ Chí Minh. Người căn dặn lực lượng công an: “Ngay đối với những người không kháng chiến, những người “dinh tê” cũng không khinh rẻ họ, mà phải giúp đỡ cho họ tiến bộ, để họ cùng ta làm việc” [59, tr.47]. Người lý giải cơng việc của đất nước là việc chung, phải có sức mạnh của khối đại đồn kết toàn dân mới làm được, khi đó phải có năng lực của tất cả mọi người, chỉ cần họ có lịng “phụng sự Tổ quốc”, phục vụ nhân dân”. Đây là quan điểm lớn của Hồ Chí Minh về phong cách ứng xử của lực lượng cơng an, đó là những giá trị nhân bản của con người, luôn hướng tới chân - thiện - mỹ, bao dung nhưng không bao che, không hạ thấp, vùi dập con người.
Cương quyết với địch được hiểu là ý chí sắt đá, thái độ cứng rắn, không khoan nhượng, tinh thần vững vàng, khơng gì có thể lay chuyển được về mục tiêu chung của cách mạng; cương quyyết không để địch phá hoại, bọn tội phạm làm hại dân, làm hại cách mạng; cương quyết giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng, không thỏa hiệp, không nhân nhượng, không để tội phạm mua chuộc, dụ dỗ, không lung lay, gục ngã. Cương quyết với địch là một thái độ quyết đốn, hồn tồn trái ngược với sự do dự, nhút nhát; chỉ có cương quyết như vậy thì kẻ địch mới khơng dám lấn tới, khơng hung hăng, dọa nạt được; có như vậy thì người cán bộ, chiến sĩ cơng an mới giành thắng lợi trước mọi kẻ thù.
Khôn khéo là một cách ứng xử thông minh, nhanh nhẹn, linh hoạt, sáng tạo của người cán bộ, chiến sĩ công an với địch, là cách thức đánh địch hiệu quả nhất mà địch khơng phịng, chống nổi để địch không làm tổn thất cho ta, là làm sao ta để địch chủ quan, khơng phịng bị, sơ hở trước sự tấn công của ta, là nghệ thuật, cách thức đánh địch.
Khôn khéo với địch thể hiện ở ý thức cảnh giác cách mạng cao; nhạy bén về chính trị và nghiệp vụ, thơng minh mưu trí biết đề ra đối sách phát hiện và trấn áp có hiệu quả cao mọi thủ đoạn hoạt động của kẻ địch; biết tránh chỗ mạnh, tìm chỗ yếu, chỗ sơ hở để tấn công; phải khéo biết giữ bí mật, biết chọn thời cơ và tạo ra thời cơ để chủ động đánh địch.
Cương quyết và khôn khéo là hai nội dung riêng song có mối quan hệ mật thiết với nhau khơng thể tách rời. Đó là cách ứng xử mềm dẻo, linh hoạt đồng thời thể hiện sự cương quyết, bản lĩnh của người công an cách mạng. Cương quyết đối với kẻ địch là một nguyên tắc bất di, bất dịch. Thái độ, ứng biến, cách xử thế đối với kẻ địch phải thận trọng, linh hoạt, khơn khéo; là một vấn đề cơ bản có tính chiến lược của cách mạng, có quan hệ biện chứng với tư tưởng, ý chí cương quyết với địch. Tinh thần cương quyết, khơn khéo là vũ khí sắc bén, là nguyên tắc, phương châm ứng xử với các đối tượng đấu tranh của lực lượng Công an nhân dân.