Giá trị thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng phong cách ứng xử của công an nhân dân việt nam hiện nay theo phong cách hồ chí minh (Trang 74 - 78)

- Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh là hình mẫu để xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, vì nhân dân phục vụ

Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh có ý nghĩa, giá trị thực tiễn sâu sắc, định hướng cho việc xây dựng phong cách ứng xử của cán bộ, đảng viên, nhân dân Việt Nam qua các giai đoạn cách mạng khác nhau. Trước đây, ngay từ tháng 2 năm 1951, Đảng ta đã đề ra chủ trương học tập tác phong Hồ Chí Minh trong tồn Đảng, xem đó như một trong những điều kiện tiên quyết làm cho Đảng ta mạnh, cách mạng đi mau tới thắng lợi cuối cùng. Trong phạm vi luận án, tác giả đi sâu đánh giá ý nghĩa, giá trị thực tiễn của phong cách ứng xử Hồ Chí Minh đối với việc xây dựng phong cách ứng xử của lực lượng Công an nhân dân trong điều kiện đổi mới hiện nay, thông qua việc vận dụng và học tập, làm theo.

Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vơ cùng to lớn của Đảng, dân tộc ta, mãi mãi là nguồn sáng bất tận soi rọi vào mỗi tâm hồn con người Việt Nam, hướng cho mọi người đến chân, thiện, mỹ. Học tập và làm theo phong cách ứng xử của Người có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng ở nước ta hiện nay. Cán bộ, đảng viên phải luôn luôn tự tu dưỡng, rèn luyện để trở thành những người có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống giản dị, trong sáng, ứng xử có văn hóa, mẫu mực, ln gắn bó mật thiết với nhân dân, ln lấy lợi ích của nhân dân làm mục đích hoạt động của mình.

Những thành tựu to lớn trong cơng cuộc đổi mới đất nước thời gian qua ln gắn liền với vai trị của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Trong đó phải nhắc tới những cố gắng của họ trong việc rèn luyện phong cách ứng xử văn hóa theo phong cách Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cịn một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn bộc lộ nhiều hạn chế trong phong cách ứng xử như: nói

khơng đi đơi với làm, nói nhiều làm ít, nói hay làm dở, nói một đằng, làm một nẻo… Một số cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ giữ vị trí lãnh đạo, quản lý cịn có những biểu hiện thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quan liêu, hống hách với nhân dân, khinh nhân dân, xúc phạm đến tài sản, tính mạng, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân…

Để khắc phục những hạn chế, yếu kém trong phong cách ứng xử, thực hiện có hiệu quả nói đi đơi với làm, góp phần xây dựng phong cách ứng xử của cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế hiện nay, các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đồn thể, lực lượng vũ trang, trong đó có Cơng an nhân dân cần tiếp tục đổi mới giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về tư tưởng và phong cách ứng xử Hồ Chí Minh.

- Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh là cơ sở để xây dựng tiêu chí đánh giá phong cách người Cơng an nhân dân trong tình hình mới.

Theo chương trình do Bộ Cơng an đề ra về tổ chức cuộc vận động “Xây dựng phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ”, một yêu cầu quan trọng được đề ra đó là xây dựng, thực hiện các tiêu chí về phong cách người Cơng an nhân dân có bản lĩnh chính trị tư tưởng vững vàng, tác phong chính quy trong cơng tác, chiến đấu và sinh hoạt; các quy định về quy tắc văn hóa ứng xử, về chuẩn mực đạo đức, lối sống văn hóa của cán bộ, chiến sĩ Cơng an nhân dân.

Cùng với đó, việc đưa nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách người Công an nhân dân vào giảng dạy cũng là một yêu cầu được đặt ra. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách người Cơng an nhân dân là một bước đi quan trọng, giúp xây dựng nên nội dung giáo dục phong cách ứng xử của người Công an nhân dân tại các trường Công an nhân dân. Kế

thừa và phát huy các di sản mà Hồ Chí Minh để lại, phong cách người Cơng an nhân dân bao gồm nhiều giá trị nhân văn sâu sắc về văn hóa ứng xử, đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị, lối sống văn hóa… là một trong những giá trị tinh thần to lớn mà Hồ Chí Minh đã để lại cho lực lượng Công an nhân dân. Hiện nay, cần nghiên cứu sâu rộng và đưa phong cách người Công an nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh thành một hệ tiêu chí cụ thể và là quy tắc đánh giá văn hóa ứng xử thống nhất trong lực lượng Công an nhân dân.

Tiểu kết chương 2

Quan nghiên cứu một cách có hệ thống phong cách ứng xử Hồ Chí Minh, luận án rút ra một số kết luận sau:

1. Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh, nói rộng ra là phương châm xử thế, Người ln trung hậu, thủy chung với nhân dân, với đồng chí, đồng bào và bạn bè quốc tế. Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh cực kỳ tinh tế, uyển chuyển, có lý có tình, khiêm tốn, nhã nhặn, lịch thiệp. Vì vậy, Người đã tranh thủ được trái tim, khối óc của bạn bè năm châu, làm cho kẻ thù cũng phải ca ngợi, nể phục.

2. Những đặc trưng nổi bật trong phong cách ứng xử Hồ Chí Minh bao trùm nhất là hai chữ văn hóa. Giá trị ấy đến nay vẫn còn nguyên giá trị, là những bài học, những chuẩn mực quý báu để chúng ta vận dụng, xây dựng và hoàn thiện con người mới trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng yêu của của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế.

3. Phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam vừa mang tính dân tộc, kế thừa những giá trị tốt đẹp của truyền thống ứng xử Việt Nam, vừa mang tính đặc trưng riêng với đối tượng, môi trường ứng xử đặc thù, phức tạp, đa dạng. Xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam là biện pháp quan trọng góp phần củng cố, xây dựng hình ảnh người Cơng an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ, xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, bảo đảm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an tồn xã hội của đất nước.

Chương 3

XÂY DỰNG PHONG CÁCH ỨNG XỬ CỦA CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM THEO PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH - THỰC TRẠNG,

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng phong cách ứng xử của công an nhân dân việt nam hiện nay theo phong cách hồ chí minh (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)