Giá trị lý luận

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng phong cách ứng xử của công an nhân dân việt nam hiện nay theo phong cách hồ chí minh (Trang 70 - 74)

- Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh là chuẩn mực để xây dựng và hoàn thiện phong cách ứng xử của đội ngũ cán bộ cách mạng nói chung và Cơng an nhân dân nói riêng

Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh là tổng thể những đặc trưng, đặc điểm nổi bật, có tính hệ thống, thường xun, lặp đi lặp lại, tương đối ổn định, bền vững trong cuộc sống hàng ngày của Người. Đó là phong cách ứng xử có văn hóa, uyển chuyển, linh hoạt, có lý có tình, hiện thân cho một nét đẹp của lối sống văn hóa hiện đại, cho hơm nay và mai sau. Đúng như nhà báo Liên Xơ Ơ.Manđenxtam đã nhận xét: “Từ Nguyễn Ái Quốc tỏa ra một thứ văn hóa, khơng phải là văn hóa Âu châu, mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai. Qua phong thái thanh cao và giọng nói trầm ấm của Nguyễn Ái Quốc, chúng ta như nghe thấy ngày mai, như nghe thấy sự yên tĩnh mênh mơng của tình hữu ái tồn thế giới”. Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh trở thành tấm gương, bài học, chuẩn mực cho việc xây dựng, bồi dưỡng nhân cách cho cán bộ, đảng viên hôm nay và mãi mai sau.

Đối với người cán bộ cách mạng, xây dựng phong cách ứng xử không chỉ là ý thức tự giác của mỗi người mà đó cịn là u cầu bắt buộc trong phép ứng xử với tự mình, với nhân dân và với cơng việc, để xứng đáng với hình ảnh là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân, vì nhân dân phục vụ. Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh trở thành chuẩn mực, nền tảng để người cán bộ cách mạng soi vào đó, xem lại mình, sữa chữa những điều chưa đúng, biết hoàn thiện bản thân, xây dựng tri thức, ứng xử có văn hóa, văn minh, được nhân dân tin yêu và giúp đỡ.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách ứng của của Cơng an nhân dân là một thành bộ phận cấu thành quan trọng trong tư tưởng của Người về xây

dựng lực lượng Công an nhân dân, là cơ sở lý luận để xây dựng nên phong cách người chiến sĩ Công an nhân dân trong tình hình mới. Từ Đại hội Đảng khóa XII, việc xây dựng nên phong cách của người cán bộ nói chung, người chiến sĩ Cơng an nhân dân nói riêng ln được Đảng và Nhà nước quan tâm. Có thể kể đến Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, tiếp đó là Nghị quyết 04-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Những chỉ thị, nghị quyết trên đều đề ra những vấn đề cấp bách trong tình hình hiện nay nhằm mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, thấm nhuần đạo đức cách mạng. Trong đó, vấn đề học tập phong cách ứng xử Hồ Chí Minh đã lần đầu tiên được đề cập đến. Tiếp đó, nhằm thực hiện thắng lợi các u cầu chính trị của Đảng, Bộ Cơng an đã ra Chỉ thị 07/CT-BCA-X11 về “Tăng cường lãnh đạo nâng cao văn hóa ứng xử Cơng an nhân dân trong tình hình mới” và Kế hoạch số 337/KH- BCA-X11 về tổ chức Cuộc vận động “Xây dựng phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ”.

Có thể thấy, đây là những hoạt động thiết thực của Bộ Công an nhằm thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII) và Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị. Rõ ràng, phong cách ứng xử của Công an nhân dân theo tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh là cơ sở khoa học cho hoạch định về các tiêu chí và chuẩn mực của người cán bộ Công an nhân dân. Từ phong cách tư duy, diễn đạt, làm việc, ứng xử đến phong cách sống, hồn tồn có thể xây dựng một hệ tiêu chí rõ ràng, đầy đủ nhằm tự tu dưỡng, rèn luyện hoàn thiện bản thân từ tư tưởng, phong cách ứng xử của Người.

- Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh là cơ sở lý luận có tính ngun tắc trong tu dưỡng và thực hành đạo đức cách mạng của lực lượng Công an

Phong cách ứng xử và đạo đức cách mạng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu một người có cách ứng xử văn hóa thì là cơ sở để tu dưỡng đạo đức cách mạng. Ngược lại, có đạo đức cao đẹp sẽ là cơ sở để xây dựng, hình thành cách ứng xử có văn hóa.

Chỉ có thật thà và thật sự tu dưỡng, thực hành đạo đức cách mạng cũng chưa đủ tạo nên phong cách thực hành đạo đức cách mạng. Để có phong cách thực hành đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh yêu cầu phải thường xuyên, liên tục, lặp đi lặp lại trong thực tiễn cách mạng chứ không phải là những hành động nhất thời, lại càng không phải chỉ là những lời nói sng, nói hay hứa mà khơng làm. Như vậy, tu dưỡng và thực hành đạo đức cách mạng phải bền bỉ suốt đời, chủ yếu trong thực tiễn là nguyên tắc rất quan trọng của người cách mạng. Chỉ có như vậy, phong cách tu dưỡng và thực hành đạo đức cách mạng mới được hình thành và phát triển.

Để xây dựng và phát triển phong cách thực hành đạo đức cách mạng đòi hỏi mỗi cán bộ và đảng viên phải luôn đấu tranh với những hiện tượng phi đạo đức, ứng xử thiếu văn hóa, nhất là chống chủ nghĩa cá nhân. Đây cũng là một nguyên tắc để hình thành, phát triển phong cách tu dưỡng và thực hành đạo đức cách mạng.

Trong phong cách người Công an nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh, mỗi cơ sở, luận điểm đều bao hàm nội dung về tu dưỡng và thực hành đạo đức cách mạng. Chỉ có thơng qua phong cách ứng xử của Cơng an nhân dân, đạo đức cách mạng của người cán bộ Cơng an nhân dân mới được hồn thiện và được biểu hiện ra trong công việc, giao tiếp, ứng xử. Ngược lại, cũng chỉ có đạo đức cách mạng mới làm cho phong cách ứng xử của người cán bộ công an trở nên tốt đẹp hơn.

- Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh là hệ giá trị chuẩn mực có tính ngun tắc trong xây dựng phong cách ứng xử mới ở Việt Nam nói chung và

phong cách ứng xử của người cán bộ, chiến sĩ Cơng an nhân dân nói riêng

Khơng chỉ có ý nghĩa, giá trị lý luận đối với việc xây dựng phong cách ứng xử cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, phong cách ứng xử Hồ Chí Minh cịn là giá trị chuẩn mực trong việc xây dựng phong cách ứng xử mới ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng.

Cách ứng xử có văn hóa, phép lịch sự trong giao tiếp là cần thiết trong đời sống xã hội Việt Nam. Đó là những biểu hiện tốt đẹp của lối sống chung, của ý thức tôn trọng lẫn nhau, là sự trao đổi cân bằng và sự quan tâm giữa người với người trong gia đình và ngồi cộng đồng xã hội. Phép lịch sự trong việc ứng xử là một sự tổng hợp các nghi thức được biểu hiện ra trong giao tiếp, nhưng không phải là những ứng xử một cách máy móc, mà là những việc làm, lời ăn tiếng nói linh hoạt, nhiều vẻ gắn với từng hồn cảnh, từng mơi trường cụ thể và tùy theo đối tác gặp gỡ. Cách ứng xử có tình, có nghĩa là phù hợp với phong cách, lối sống của người Việt Nam. Mối quan hệ giữa người với người trở nên đẹp đẽ, nhẹ nhàng hơn, từ thái độ tôn trọng người khác.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước Việt Nam trong thời đại mới, cần cổ vũ, tuyên truyền, phát huy sâu rộng phong cách ứng xử Hồ Chí Minh trong các tầng lớp nhân dân nước ta. Hành vi ứng xử có văn hóa của mỗi cá nhân là khác nhau, nó được hình thành qua q trình học tập, rèn luyện và trưởng thành của mỗi cá nhân đó trong một mơi trường gia đình và xã hội nhất định. Điều này đòi hỏi sự quan tâm, giáo dục, hướng dẫn, từ trẻ nhỏ đến người lớn, từ trong gia đình đến nhà trường và cộng đồng dân cư. Trong thời đại ngày nay, việc giao dịch khơng chỉ giữa nhân dân trong nước mà cịn với đông đảo cư dân của nhiều nước trên thế giới. Khi họ hiểu nếp sống của chúng ta và quý trọng nhân dân ta, thì ngày càng muốn hợp tác làm ăn và giao lưu văn hóa với Việt Nam, giúp đỡ nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng phong cách ứng xử của công an nhân dân việt nam hiện nay theo phong cách hồ chí minh (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)