Công tác tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng về phong cách ứng xử Hồ Chí Minh cho Công an nhân dân phải bảo đảm thường xuyên, kịp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng phong cách ứng xử của công an nhân dân việt nam hiện nay theo phong cách hồ chí minh (Trang 116 - 120)

xử Hồ Chí Minh cho Cơng an nhân dân phải bảo đảm thường xuyên, kịp thời, hiệu quả

Vẫn còn những cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, chiến sĩ chưa nhận thức đầy đủ và sâu sắc về sự cần thiết, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị

quyết Trung ương 4 khóa XI và XII; chưa thấy được việc triển khai thực hiện Chỉ thị 05 vừa là nhiệm vụ cơ bản, lâu dài, vừa là yêu cầu cấp bách trước mắt; là một nội dung quan trọng của cơng tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng để góp phần ngăn chặn, đẩy lùi suy thối tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, quan liêu.

Việc triển khai thực hiện tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của một số cấp ủy vẫn còn lúng túng. Việc xây dựng kế hoạch, hướng dẫn của cấp ủy thì kịp thời, đầy đủ, nhưng có nội dung cịn sao chép, thụ động. Tính chủ động, sáng tạo, sự phù hợp với điều kiện, đặc thù của đơn vị, địa phương cịn hạn chế; cịn tư tưởng trơng chờ, ỷ lại. Việc thực hiện Chỉ thị 27/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” ở các cơ quan nhà nước chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều bộ, ngành chưa triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW theo yêu cầu của Bộ Chính trị.

Trong tổ chức quán triệt Chỉ thị 05, học tập những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, về hình thức thì phong phú nhưng về nội dung chưa thật đầy đủ, sâu sắc, thiếu thống nhất, có nơi làm cịn chậm theo kế hoạch. Nhiều đơn vị, địa phương lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch làm theo của tập thể và cá nhân; số lượng nội dung công việc cụ thể, đăng ký học tập, làm theo chưa được nhiều. Một số nơi hướng dẫn đăng ký làm theo chưa sát yêu cầu thực tế của đơn vị mình, thiếu cụ thể, nên khó kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện. Một số nơi việc đăng ký mang tính hình thức, sao chép lẫn nhau. Vấn đề gương mẫu của cán bộ, chiến sĩ, nhất là việc nêu gương của cán bộ chủ chốt, người đứng đầu ở một số địa phương, đơn vị chưa được nhiều, kết quả chưa rõ. Trong khi đó, vẫn cịn những biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí, xa dân...

Cơng tác tun truyền, giáo dục tuy được các cấp ủy chú trọng hơn nhưng chưa thường xuyên, liên tục; nội dung, hình thức chưa thật phong phú, đa dạng, phù hợp. Tuyên truyền điển hình tiên tiến cịn ít, thiếu sự thuyết phục. Tuyên truyền trong các tầng lớp nhân dân, nhất là vùng đồng bào có đạo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thanh niên Cơng an nhân dân cịn nhiều lúng túng, bất cập...

Tiểu kết chương 3

Chương 3, luận án tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình, thực trạng phong cách ứng xử của Công an nhân dân ở các nội dung chính như: tri thức phong cách ứng xử, hành vi ứng xử trong thực hiện nhiệm vụ công tác cũng như trong sinh hoạt đời thường. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

1. Phong cách ứng xử của Công an nhân dân, trước hết phải được thể hiện bởi cách ứng cử của từng cán bộ, chiến sĩ Công an và phong cách ứng xử của Công an nhân dân cao hay thấp, tùy thuộc vào mức độ hài lòng, vào mức độ niềm tin của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội về tinh thần yêu nước, lòng trung thành, ý thức, trách nhiệm phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, phục vụ lý tưởng, đường lối cách mạng của Đảng.

2. Mặc dù còn tồn tại một số hạn chế, nhưng với tri thức chính trị, lý tưởng, niềm tin và chuẩn mực ứng xử, phong cách ứng xử của Cơng an nhân dân đã hình thành, phát triển, là cơ sở, tiền đề để mỗi cán bộ, chiến sĩ cơng an hồn thành tốt nhiệm vụ.

3. Bên cạnh những ưu điểm cơ bản, tình trạng ứng xử thiếu văn hóa vẫn cịn tồn tại ở một bộ phận cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của lực lượng Cơng an nhân dân. Những hạn chế này cần phải được khắc phục, điều chỉnh kịp thời để xây dựng hình ảnh người cơng an đẹp trong lịng dân.

4. Qua nghiên cứu thực tiễn, luận án đã thấy có một số vấn đề đặt ra như tình trạng suy thối và vi phạm đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, chiến sĩ đang mâu thuẫn với nỗ lực xây dựng phong cách ứng xử của Cơng an nhân dân; tình trạng thiếu hiểu biết cịn hạn chế của cán bộ, chiến sĩ về phong cách ứng xử Hồ Chí Minh chưa đáp ứng với yêu cầu xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân trong giai đoạn hiện nay. Đây là cơ sở để đề ra phương hướng, giải pháp để vận dụng phong cách Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân hiện nay.

Chương 4

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng phong cách ứng xử của công an nhân dân việt nam hiện nay theo phong cách hồ chí minh (Trang 116 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)