Thứ nhất, âm mưu, thủ đoạn của chiến lược “diễn biến hịa bình” chống
phá nước ta nói chung và lực lượng Cơng an nhân dân nói riêng với nhiều phương thức, thủ đoạn, dưới nhiều hình thức khác nhau.
Xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, hướng Việt Nam đi theo quỹ đạo của các nước tư bản phương Tây là mục tiêu nhất quán của các thế lực thù địch. Do đó, âm mưu cơ bản, xuyên suốt của các thế lực thù địch trong những năm tới sẽ là thông qua các hoạt động tác động về tư tưởng, văn hóa, chính trị, kinh tế, tơn giáo, dân tộc... để tạo ra những tiền đề và điều kiện cần thiết, mưu toan lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ vai trị lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Các thế lực thù địch không ngừng đẩy mạnh hoạt động chiến tranh tâm lý, phá hoại tư tưởng đối với các tầng lớp xã hội, trong đó tập trung tuyên truyền phủ định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vai trị lãnh đạo của Đảng; truyền bá tư tưởng chính trị phản động, tạo cơ sở cho việc tập hợp, hình thành lực lượng chính trị đối lập, phi chính trị hóa lực lượng vũ trang; tun truyền kích động các hoạt động biểu tình, phá rối an ninh, bạo
loạt lật đổ. Gia tăng hoạt động phá hoại kinh tế nhằm phá vỡ định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường, thúc đẩy phát triển nền kinh tế thị trường tự do tư bản chủ nghĩa, tìm cách nắm giữ, thao túng nền kinh tế Việt Nam, dùng kinh tế chuyển hóa chính trị. Tăng cường tác động, chuyển hóa nội bộ Việt Nam, hình thành nhân tố chống đối từ bên trong, thúc đẩy nhanh quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Tiến hành mạnh mẽ hoạt động phá hoại ngầm, từng bước làm chuyển hóa đội ngũ cán bộ, đảng viên làm nịng cốt để chuyển hóa đảng; phân hóa xã hội Việt Nam, tách chính quyền xa dần nhân dân, làm lu mờ vai trò của Đảng đối với xã hội; làm suy giảm niềm tin và khoét sâu mâu thuẫn giữa nhân dân với Đảng, chính quyền, lực lượng vũ trang. “Diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch sẽ tác động mạnh mẽ đến công tác xây dựng lực lượng Công an nhân dân, trước hết và rõ nhất là nhiệm vụ xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân.
Tác động của diễn biến hịa bình làm suy giảm bản chất chính trị của Cơng an nhân dân do một bộ phận cán bộ suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Một bộ phận cán bộ chiến sĩ bị hoang mang, mất phương hướng, hồi nghi về cơng cuộc đổi mới, nhận thức lệch lạc, mơ hồ về chính trị dẫn đến sa sút ý chí chiến đấu, bị vơ hiệu hóa, mất cảnh giác, vơ ý thức tổ chức kỷ luật, vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, nguyên tắc, quy trình, quy chế, kỷ luật cơng tác của ngành, làm lộ bí mật Nhà nước. Khơng loại trừ, một số trường hợp bị mua chuộc, lôi kéo tham gia các hội, nhóm xã hội có tính chất chính trị đối lập hoặc làm cơ sở nội gián cho các cơ quan đặc biệt nước ngồi. Tình trạng thiếu thống nhất, dẫn đến mất đoàn kết nội bộ ở một số công an đơn vị, địa phương tiếp tục xảy ra. “Diễn biến hịa bình” cịn tác động làm suy giảm tình đồn kết, phối hợp đảm bảo an ninh trật tự giữa lực lượng Cơng an với các ngành, đồn thể, nhất là tình đồn kết giữa Cơng an với nhân dân. Những âm mưu, hành động trên sẽ làm giảm sức mạnh chiến đấu của Cơng an nhân dân, thúc đẩy âm mưu “phi chính trị hóa”, “vơ hiệu hóa” lực lượng vũ trang nói chung, Cơng an nhân dân nói riêng của
các thế lực thù địch trong chiến lược “diễn biến hịa bình”.
Thứ hai, nhu cầu hợp tác quốc tế của công tác cơng an càng cao, địi hỏi
Công an nhân dân phải tiếp tục mở rộng và đẩy mạnh hợp tác quốc tế về an ninh trật tự với công an, cảnh sát, nội vụ và cơ quan tư pháp - hình sự của nhiều nước, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế có liên quan.
Đặc điểm này địi hỏi, ngồi những tiêu chuẩn cơ bản để thực hiện tốt cơng tác đối ngoại (chính trị, pháp luật, nghiệp vụ, ngoại ngữ, cơng nghệ...), cán bộ, chiến sĩ công an, trước hết là cán bộ trực tiếp làm công tác đối ngoại hoặc thường xuyên phải tiếp xúc, làm việc với đối tác nước ngồi, cơng tác ở nước ngồi, phải có kỹ năng ứng xử thật tốt trong giao tiếp với các đối tượng nước ngồi. Mặt khác, q trình mở rộng quan hệ quốc tế, trong những năm tới sẽ có nhiều tổ chức, cá nhân người nước ngoài đến Việt Nam với nhiều mục đích khác nhau. Điều này cũng địi hỏi cán bộ, chiến sĩ cơng an phải có kỹ năng ứng xử tốt với người nước ngồi. Nếu khơng được trang bị tốt, một số cán bộ, chiến sĩ sẽ có những hành vi thiếu văn hóa, tạo ấn tượng khơng tốt về hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và uy tín, danh dự của Cơng an nhân dân Việt nam trong con mắt bạn bè, đối tác quốc tế.
Thứ ba, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến mọi đời
sống kinh tế, văn hóa, xã hội của con người, trong đó có phong cách ứng xử của Công an nhân dân
Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất; là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa và kỹ thuật. Cách mạng công nghiệp đã khiến lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, tạo ra lượng của cải vật chất khổng lồ cho xã hội. Năng suất lao động tăng nhanh, khoa học công nghệ đã trở thành lực lượng lao động trực tiếp; nền kinh tế tri thức đã trở thành những đặc điểm chính của giai đoạn hiện nay.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 không chỉ là về các máy móc, hệ thống thơng minh và được kết nối, mà cịn có phạm vi rộng lớn hơn nhiều.
Đồng thời là các làn sóng của những đột phá xa hơn trong các lĩnh vực khác nhau từ mã hóa chuỗi gen cho tới công nghệ nano, từ các năng lượng tái tạo tới tính tốn lượng tử. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là sự dung hợp của các công nghệ này và sự tương tác của chúng trên các lĩnh vực vật lý, số và sinh học, làm cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 về cơ bản khác với các cuộc cách mạng trước đó. Trong cuộc cách mạng này, các cơng nghệ mới nổi và sự đổi mới trên diện rộng được khuếch tán nhanh hơn và rộng rãi hơn so với những lần trước. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 chưa đến được với 17% dân số của thế giới, tức ước tính khoảng gần 1,3 tỷ người vẫn chưa tiếp cận với điện. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 vẫn chưa đến được với hơn nửa dân số thế giới, 4 tỷ người, phần lớn đang sống trong các nước đang phát triển, thiếu tiếp cận Internet.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ có tác động mạnh mẽ tới mọi mặt đời sống, kinh tế, xã hội, chính phủ, doanh nghiệp/kinh doanh, tổ chức, cá nhân, an ninh... Đối với kinh tế là những thay đổi về tăg trưởng, việc làm và bản chất cơng việc. Đối với chính phủ, đó là những tác động tới chỉ đạo và điều hành trong thời đại số, sự tương tác giữa chính quyền và người dân. Đối với doanh nghiệp/kinh doanh là kỳ vọng của người tiêu dùng, dữ liệu/thông tin sản phẩm, hợp tác đổi mới và các mơ hình hoạt động mới, các dịch vụ và mơ hình kinh doanh. Đối với xã hội là sự bất bình đẳng giữa các cộng đồng, và bất lợi cho tầng lớp trung lưu. Đối với cá nhân là quan hệ giữa người với người, vấn đề đạo đức, quản lý thông tin cá nhân...
Hiện cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra tại các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, châu Á. Hiện Việt Nam vẫn đang ở trong cả 3 cuộc cách mạng thứ nhất, thứ hai, thứ ba. Và nay chuyển sang cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ là cơ hội lớn để phát triển kinh tế - xã hội mọi mặt. Bên cạnh những cơ hội mới, cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng đặt ra cho Việt Nam nhiều thách thức phải đối mặt, trong đó có thách thức trong tình hình an ninh, trật tự.
Về tác động tích cực, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là điều kiện để thúc đẩy sản xuất, đẩy nhanh quá trình hội nhập và phát triển kinh tế ở nước ta. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực giữ gìn, bảo đảm an ninh trật tự, những thành tựu công nghệ của cách mạng cơng nghiệp lần thứ 4 có thể ứng dụng trong cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm. Ngoài ra, việc tăng cường kết nối tồn cầu và phát triển tự động hóa có thể giúp nâng cao quan hệ phối hợp giữa công an Việt Nam với các lực lượng trong và ngoài nước, trong và ngoài ngành trong đấu tranh với các loại tội phạm xuyên quốc gia, băng ổ nhóm; giúp giảm thiệt hại về người và của, đảm bảo an toàn cho các lực lượng khi thi hành cơng vụ hơn. Nếu biết đón đầu, chủ động phát huy mặt tích cực của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đời sống nhân dân được nâng cao là điều kiện để hạn chế tội phạm và tệ nạn xã hội phát sinh trong thời gian tới.
Mặt trái của cách mạng cơng nghiệp lần thứ 4 là nó có thể gây ra sự bất bình đẳng. Đặc biệt là có thể phá vỡ thị trường lao động. Trước khi diễn ra cách mạng cơng nghiệp lần thứ 4, Việt Nam có lợi thế địa lý kinh tế và nguồn lao động trẻ, dồi dào, tham gia vào nhiều chuỗi giá trị tồn cầu ở khâu lắp ráp. Cùng với đó, thế giới cũng có sự dịch chuyển trung tâm trọng lực kinh tế toàn cầu từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam. Tuy nhiên, khi cách mạng cơng nghiệp lần thứ 4 đổ bộ thì những điều trên sẽ thay đổi, làm suy giảm lợi thế lao động giá rẻ, cũng như lợi thế địa kinh tế khi đưa công nghiệp chế tạo quay lại các nước phát triển để gần thị trường tiêu thụ. Với tình thế đó, Việt Nam sẽ chịu áp lực tụt hậu nhưng vẫn phải hội nhập vào thế giới công nghệ cao và cạnh tranh trong đó. Thất nghiệp và lạm phát là hai vấn đề nan giải nhất của nước ta trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và sự ổn định kinh tế - chính trị - xã hội nói chung, an ninh trật tự nói riêng. Ảnh hưởng rất lớn đến từng cá nhân và gia đình trong xã hội, cắt đứt nguồn thu nhập chủ yếu hoặc duy nhất, cắt đứt phương tiện sinh sống của người lao động và gia đình họ, đẩy những người này vào cảnh túng quẫn khơng có khả năng thanh tốn cho các chi phí thường
ngày. Gia tăng lượng người vô gia cư, tổn hại về mặt tinh thần và sức khỏe cho người lao động. Nhiều người thất nghiệp đã sa vào các tệ nạn xã hội, tội phạm,... Đối với quốc gia, thất nghiệp là sự phí phạm nguồn nhân lực, khơng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đồng thời dễ dẫn đến những xáo trộn về xã hội, thậm chí dẫn đến biến động về chính trị, gây bất ổn tới an ninh quốc gia. Dễ dẫn đến biểu tình, đình cơng, người lao động dễ bị xúi giục tuyên truyền lệch lạc, phản động.
Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học - công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, các thủ đoạn tội phạm lại càng đa dạng và tinh vi hơn; thâm nhập vào đời sống dân sinh để lừa đảo dưới mọi hình thức - chiêu trị - mánh khóe trên tất cả bình diện. Trong dịng chảy của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, không gian mạng phức hợp đã tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội. Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tốc độ phát triển và ứng dụng Internet cao nhất thế giới với khoảng 49,7 triệu người dùng Internet (chiếm 52,1% dân số); xếp thứ 17 thế giới với số người sử dụng Internet; đứng đầu Đông Nam Á về số lượng tên miền quốc gia. Do đó, nếu thơng tin cá nhân khơng được bảo vệ một cách an toàn sẽ dẫn đến những hệ lụy khơn lường. Thậm chí, đối tượng tấn cơng của loại tội phạm này có thể là cơ sở dữ liệu của các cơ quan nhà nước, kể cả các cơ quan an ninh quốc phòng, các cơ sở dữ liệu về tài chính, ngân hàng, giao thơng, năng lượng, thông tin liên lạc, các công ty thương mại điện tử, các ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán qua mạng, các máy rút tiền… ngày càng nhận thấy rõ nét hơn sự phối hợp của tội phạm trong nước và quốc tế tấn cơng vào các mạng máy tính trộm cắp thơng tin thẻ tín dụng, sử dụng thơng tin thẻ tín dụng làm thẻ “trắng” giả rút tiền, thẻ “màu” giả để mua hàng, mua vé máy bay, thanh toán tiền khách sạn… thiệt hại do lộ thơng tin bí mật quốc gia sẽ khó có thể ước tính được nếu khơng có sự chuẩn bị đối phó từ bây giờ. Nhu cầu an ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao ngày càng gay gắt mang tính sống cịn trên mọi lĩnh vực của đời sống.