Phong cách Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng phong cách ứng xử của công an nhân dân việt nam hiện nay theo phong cách hồ chí minh (Trang 38 - 42)

Nói đến phong cách Hồ Chí Minh, trước Đại hội VII (tháng 6-1991), Đảng ta thường dùng khái niệm “tác phong” để nói về “tác phong của Hồ Chủ tịch”.Với cách dùng như vậy, “tác phong” được hiểu là phong cách làm việc của Hồ Chí Minh. Bắt đầu từ Đại hội VII, “tác phong” được thay bằng “phong cách” và được Đảng nêu ra rất nhiều lần vào các Văn kiện về sau này. Đến ngày 15-5-2016, Đảng nhấn mạnh hơn nữa về phong cách Hồ Chí Minh thơng qua Chỉ thị 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Phần lớn trong các văn kiện của Đảng, phong cách Hồ Chí Minh thường được nhắc đến cùng với tư tưởng, đạo đức của Người. Đảng ta coi việc bồi dưỡng, giáo dục tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh cho mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân có tác dụng vô cùng quan trọng. Tại Đại hội VII, Đảng coi đó là một nội dung lớn trong công tác “Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tư tưởng” nhằm chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Tại Đại hội XII, Đảng coi việc học tập phong cách Hồ Chí Minh nhằm: “chống suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, bè phái, “lợi ích nhóm”, nói khơng đi đơi với làm. Từ đó có thể thấy, phong cách Hồ Chí Minh đã được Đảng đề cập từ khá sớm và là một trong những nội dung rất quan trọng trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng.

Vậy, phong cách Hồ Chí Minh được hiểu như thế nào? Chỉ thị 05- CT/TW của Đảng ngày 15/5/2016 về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” nêu rõ:

Phong cách Hồ Chí Minh, phản ánh những giá trị cốt lõi trong tư tưởng, đạo đức của Người và được thể hiện vơ cùng sinh động, tự

nhiên, độc đáo, có sức thu hút, cảm hóa kỳ diệu trong hoạt động, ứng xử hằng ngày [40, tr.4].

Từ quan điểm của Đảng nêu ra trong Chỉ thị 05-CT/TW, có thể rút ra hai vấn đề như sau:

Một là, Đảng đưa ra quan niệm về phong cách Hồ Chí Minh: “phản ánh

những giá trị cốt lõi trong tư tưởng, đạo đức của Người và được thể hiện vô cùng sinh động, tự nhiên, độc đáo, có sức thu hút, cảm hóa kỳ diệu trong hoạt động, ứng xử hằng ngày” [40, tr.4].

Hai là, Đảng chỉ ra nội hàm trong phong cách Hồ Chí Minh:

Đó là: phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, luôn gắn chặt lý luận với thực tiễn; phong cách làm việc dân chủ, khoa học, kỹ lưỡng, cụ thể, tới nơi, tới chốn; phong cách ứng xử văn hóa, tinh tế, đầy tính nhân văn, thấm đậm tinh thần yêu dân, trọng dân, vì dân; phong cách nói đi đơi với làm, đi vào lịng người; nói và viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm; phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị; phong cách quần chúng, dân chủ, tự mình nêu gương,... [40, tr.4].

Các nhà khoa học khi tiếp cận, nghiên cứu về phong cách Hồ Chí Minh cũng đưa ra nhiều khái niệm khác nhau.

Trong cuốn sách Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh do tác giả

Đặng Xuân Kỳ chủ biên đã viết:

Phong cách Hồ Chí Minh là phong cách của một người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, một lãnh tụ thiên tài của Đảng và của dân tộc, một chiến sĩ lỗi lạc của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, một nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại [77, tr.157].

Cũng trong cơng trình nghiên cứu này, tác giả Đặng Xuân Kỳ đã chỉ ra hệ thống phong cách Hồ Chí Minh gồm: Phong cách tư duy, phong cách

làm việc; phong cách diễn đạt; phong cách ứng xử; phong cách sinh hoạt… Trong cuốn sách Góp phần tìm hiểu tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí

Minh, tác giả Mạch Quang Thắng quan niệm: “Phong cách Hồ Chí Minh là

những đặc điểm riêng có, cái độc đáo, có tính hệ thống, trở thành nền nếp ổn định được phản ánh trong tồn bộ cuộc sống của Hồ Chí Minh” [113, tr.157].

Nhìn chung, từ nhiều quan niệm khác nhau, có thể rút ra một số đặc điểm chính về phong cách Hồ Chí Minh như sau:

Thứ nhất, phong cách Hồ Chí Minh là một bộ phận không thể tách rời

trong toàn bộ di sản mà Hồ Chí Minh để lại cho Đảng và nhân dân ta. Đó là cái trí mẫn tiệp, có cái hành mực thước và có ý chí khơng gì lay chuyển được. Đó cũng là tài sản tinh thần vơ cùng quý báu của dân tộc ta.

Thứ hai, phong cách Hồ Chí Minh là sự phản ánh tư tưởng, đạo đức của

Người thông qua các hoạt động ứng xử, sinh hoạt hàng ngày. Cách biểu hiện của Hồ Chí Minh thể hiện sự sinh động, tự nhiên, hài hòa, độc đáo, cuốn hút giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.

Thứ ba, phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện bởi một anh hùng giải

phóng dân tộc, một nhà văn hóa kiệt xuất, một chiến sĩ kiên cường, bền bỉ của phong trào cộng sản, phong trào công nhân cũng như phong trào giải phóng dân tộc vì hịa bình và sự tiến bộ của thế giới. Vĩ đại là vậy nhưng phong cách Hồ Chí Minh khơng phải là điều khơng thể với tới, cũng không phải là thứ chỉ để chiêm ngưỡng, thán phục mà phong cách Hồ Chí Minh cịn là tấm gương cho tất cả mọi người học tập, noi theo. Không kể già hay trẻ, nam hay nữ, người phương Đông hay người phương Tây đều thấy gần gũi, không xa lạ với phong cách Hồ Chí Minh.

Thứ tư, phong cách Hồ Chí Minh là tiêu biểu cho phong cách của người

cộng sản, người cách mạng chân chính. Trên cơ sở đó, phong cách của Người là chuẩn mực cho việc xây dựng phong cách người cán bộ cách mạng và bồi dưỡng nhân cách cho các thế hệ Việt Nam hôm nay và về mai sau.

Thứ năm, phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện trong mọi lĩnh vực sống và hoạt động của Người, tạo thành một chỉnh thể nhất quán, phát triển theo logic từ suy nghĩ (phong cách tư duy) đến nói, viết (phong cách diễn đạt) và thể hiện ra qua hoạt động thực tiễn hàng ngày (phong cách làm việc, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt).

Thứ sáu, phong cách Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần quý báu của Đảng

và dân tộc ta, đồng thời là giá trị hợp thành nền văn hóa Việt Nam.

Từ quan điểm của Đảng và các nhà khoa học, tác giả bước đầu đưa ra định nghĩa về phong cách Hồ Chí Minh như sau:

Phong cách Hồ Chí Minh là những giá trị cốt lõi trong tư tưởng, đạo đức của Người và được thể hiện sinh động, tự nhiên, độc đáo, hài hòa trong hoạt động, ứng xử hằng ngày, có tính hệ thống, trở thành nền nếp ổn định được thể hiện trong tồn bộ cuộc sống của Hồ Chí Minh; là tài sản tinh thần vô cùng quý báu của Đảng và dân tộc ta.

Phong cách Hồ Chí Minh mà Đảng ta đề cập trong Chỉ thị 05-CT/TW và nội hàm phong cách Hồ Chí Minh trình bày trong luận án này được nghiên cứu theo nghĩa rộng của khái niệm phong cách. Phong cách Hồ Chí Minh khơng phải chỉ được thể hiện qua các tác phẩm thơ, văn của Người, mà là sự tổng hợp của nhiều phong cách: Phong cách tư duy, phong cách làm việc, phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt, phong cách nêu gương... Đây là những mặt chủ yếu tạo thành hệ thống phong cách Hồ Chí Minh.

Việc xác định hệ thống phong cách Hồ Chí Minh xuất phát từ những hoạt động hết sức đa dạng và phong phú của Hồ Chí Minh - một con người đã sống ở nhiều nơi, hoạt động trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau. Phong cách Hồ Chí Minh là phong cách của nhà chính trị lão luyện, một nhà ngoại giao từng trải, một trí thức uyên bác, một nhà Nho sâu sắc của xứ Nghệ, một hiền triết “đại trí, đại nhân, đại dũng”. Nhưng

bên cạnh đó, Hồ Chí Minh còn mang phong cách của một người bình thường như nông dân trên đồng ruộng, công nhân trong nhà máy, người cha, người bác trong gia đình mà mọi người đều cảm thấy gần gũi. Đây chính là nét rất đặc sắc trong phong cách Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng phong cách ứng xử của công an nhân dân việt nam hiện nay theo phong cách hồ chí minh (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)