Thị trường bảo hiểm sức khỏe phi nhân thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm sức khỏe phi nhân thọ tại việt nam (Trang 43 - 46)

2.1. Khái quát về thị trường bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ

2.1.3. Thị trường bảo hiểm sức khỏe phi nhân thọ

2.1.3.1 Khái niệm và các yếu tố cấu thành thị trường bảo hiểm sức khỏe phi nhân thọ

Thị trường bảo hiểm là nơi diễn ra hoạt động mua và bán các sản phẩm bảo

hiểm (Diệu Nhi, 2019). Cũng như bất kì một thị trường hàng hóa nào, thị trường bảo hiểm có đầy đủ các thành phần của thị trường

a/ Cung bảo hiểm sức khỏe phi nhân thọ

Bất kể thị trường sản phẩm dịch vụ nào thì đều được tạo lập bởi hai yếu tố cung và cầu, trong đó cung đề cập đến các nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ và cầu đề cập

đến cầu sản phẩm từ phía khách hàng. Thị trường bảo hiểm thương mại được tạo lập

bởi vế cung với các nhà cung cấp dịch vụ là các doanh nghiệp bảo hiểm và cầu bảo hiểm từ phía khách hàng tham gia bảo hiểm. Ngoài ra, do đặc trưng của sản phẩm

bảo hiểm, thị trường còn bao gồm các kênh trung gian có chức năng phân phối sản phẩm tới tay khách hàng hoặc các nhà giám định độc lập đảm bảo một khâu trong

quá trình đánh giá rủi ro thẩm định hồ sơ chi trả cho khách hàng (Giáo trình Quản trị Kinh doanh Bảo hiểm, 2010).

- Doanh nghiệp bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm là tổ chức được cơ quan quản lý cho phép kinh doanh bảo hiểm theo quy định pháp luật. Phạm vi và sản phẩm kinh doanh phải đăng kí và được phép của cơ quan quản lý.

Các doanh nghiệp bảo hiểm có thể được phân biệt theo quyền sở hữu: công ty bảo hiểm cổ phần, công ty bảo hiểm trách nhiệm hữu hạn, công ty bảo hiểm tương hỗ, công ty bảo hiểm trong ngành. Các doanh nghiệp bảo hiểm cũng có thể được phân biệt theo chức năng: cơng ty bảo hiểm nhân thọ, công ty bảo hiểm phi nhân thọ, công ty bảo hiểm sức khoẻ. Trên thực tế bảo hiểm sức khỏe thương mại có thể được cung cấp bởi cả công ty bảo hiểm phi nhân thọ hoặc công ty bảo hiểm nhân thọ. Tại một số nước, bảo hiểm sức khỏe thương mại được cung cấp bởi công ty bảo hiểm nhân thọ và sức khỏe hoặc các công ty/tổ chức chuyên cung cấp bảo hiểm sức khỏe (Rejda, 2017).

Một công ty bảo hiểm, bất kể là loại hình sở hữu hay theo chức năng nào, khi phân phối sản phẩm bảo hiểm do cơ quan quản lý quy định đều phải đảm bảo các yêu cầu về vốn, năng lực đánh giá rủi ro (chuyên mơn), dự phịng (đảm bảo sự an tồn về tài chính và thực hiện nghĩa vụ đối với khách hàng).

- Các trung gian bảo hiểm

Các trung gian bảo hiểm là những nhân tố cấu thành không thể thiếu của thị trường bảo hiểm nói chung, thị trường bảo hiểm sức khỏe thương mại nói riêng. Trung gian bảo hiểm gồm có hai chủ thể là môi giới bảo hiểm và đại lý bảo hiểm.

Mơi giới bảo hiểm có thể là một cá nhân hoặc một pháp nhân với vai trò thu xếp bảo hiểm với các công ty bảo hiểm. Môi giới bảo hiểm thường hoạt động như một

đại diện của người mua bảo hiểm và/hoặc công ty bảo hiểm và hưởng thù lao là hoa

hồng dựa trên khoản phí thanh tốn của khách hang tham gia bảo hiểm. Mơi giới bảo hiểm có tính chun nghiệp cao và hiểu về các vấn đề liên quan đến phân tích rủi ro và bảo hiểm cũng như nắm rõ về các doanh nghiệp bảo hiểm, có thể cung cấp cho khách hàng tham gia bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm gốc các tư vấn phù hợp cũng như cập

nhật tình hình thị trường bảo hiểm. Các doanh nghiệp lớn, các khách hàng có nhu cầu bảo hiểm các đơn bảo hiểm phức tạp có xu hướng sử dụng mơi giới để có được sự tư vấn và dịch vụ hợp lý nhất.

Đại lý bảo hiểm là cá nhân hoặc tổ chức đại diện cho doanh nghiệp bảo hiểm

bán sản phẩm bảo hiểm hoặc cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt động bảo hiểm cho khách hàng mua bảo hiểm. Ràng buộc giữa doanh nghiệp bảo hiểm và đại lý bảo hiểm là hợp đồng đại lý, trao cho đại lý những quyền hạn nhất định liên quan đến việc thay mặt doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Những công việc đại lý thực hiện theo quyền hạn được uỷ quyền trong hợp đồng đại lý có hiệu lực tương đương như do công ty bảo hiểm thực hiện. Đại lý hưởng hoá hồng trên cơ sở doanh

thu khai thác theo quy định của hợp đồng đại lý.

b/ Cầu bảo hiểm sức khỏe phi nhân thọ

Cầu bảo hiểm để cập đến nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu của người mua bảo hiểm hay còn gọi là khách hàng tham gia bảo hiểm. Người mua bảo hiểm là các cá nhân tổ chức có nhu cầu bảo hiểm và có đủ khả năng tài chính đáp ứng nhu cầu bảo

hiểm. Người mua bảo hiểm có thể chia thành 2 nhóm chính: khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức.

Khách hàng cá nhân: là các cá nhân và các hộ gia đình. Đối tượng khách hang này mua bảo hiểm trong phạm vi khả năng và nhu cầu của bản thân họ. Các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe cho nhóm khách hàng này thường khó kiểm sốt rủi ro hơn do yếu tố lựa chọn rủi ro, đặc biệt là trong bảo hiểm sức khỏe.

Khách hàng tổ chức: là các doanh nghiệp, tổ chức với qui mô nhỏ vừa và lớn. Nhóm khách hàng này thường được cấp đơn bảo hiểm nhóm với số lượng người được

bảo hiểm là người lao động/thành viên của tổ chức. Những đối tượng này có tính chất

rủi ro tương đối tương đồng về cơng việc, tính chất chun mơn, độ tuổi dàn trải. Rất

nhiều cơng ty bảo hiểm có xu hướng cấp hợp đồng bảo hiểm nhóm cho doanh nghiệp/tổ chức thay vì cấp các hợp đồng bảo hiểm cá nhân để tránh tình huống lựa chọn rủi ro

trong bảo hiểm sức khỏe. Các hợp đồng nhóm có thể thiết kế riêng cho từng nhóm

khách hàng.

Khách hàng tham gia bảo hiểm cũng có thể chia thành nhóm khách hàng thực tế và khách hàng tiềm năng. Khách hàng thực tế là những cá nhân/tổ chức đã và đang

tham gia bảo hiểm, họ trở thành khách hàng tiềm năng cho hợp đồng bảo hiểm có thể

nhân đã tham gia bảo hiểm hoặc chưa tham gia bảo hiểm và ở thời điểm xác định đang không sở hữu hợp đồng bảo hiểm sức khỏe nào.

Do thời hạn bảo hiểm sức khỏe là 1 năm, vì vậy một khách hàng thực tế có thể trở thành khách hàng tiềm năng nếu công ty bảo hiểm không theo sát và thuyết phục người tham gia bảo hiểm tái tục hợp đồng bảo hiểm.

2.1.3.2 Quy luật cung cầu trong thị trường bảo hiểm sức khỏe thương mại

Bảo hiểm thương mại còn được hiểu là một hình thức bảo hiểm với mục đích

chính là thu lợi nhuận. Những người tham gia phải đóng các khoản phí cố định theo định kỳ để có thể hưởng tồn bộ quyền lợi cũng như duy trì hợp đồng (Generali,

2021). Bảo hiểm thương mại sẽ phân phối thu nhập giữa những người tham gia đến

người được bảo hiểm khi họ gặp rủi ro, tai nạn bất ngờ. Phân phối thu nhập trong bảo hiểm thương mại thường là phân phối khơng mang tính bồi hồn.. Do đó, bảo hiểm

sức khỏe thương mại cũng tuân theo quy luật cung - cầu và chịu ảnh hưởng của các

nhân tố kể trên. Bởi chịu tác động của quy luật cung - cầu nên bảo hiểm sức khỏe

thương mại rất đa dạng và linh hoạt về mức phí đóng, phương thức đóng cũng như

phạm vi bảo hiểm nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tham gia. Tuy nhiên, bảo hiểm sức khỏe thương mại là một loại hàng hóa xa xỉ mà mức độ tăng lên của cầu lớn hơn so với mức tăng của thu nhập (Vũ Kim Dũng và Nguyễn Văn Công, 2013). Hay nói một cách khác, các cá nhân chỉ có nhu cầu tham gia bảo hiểm sức khỏe thương mại khi mức thu nhập đã đủ để mua sắm các hàng hóa và dịch vụ thiết yếu như: thức ăn,

quần áo, nước sạch, v.v... Do đó, bảo hiểm sức khỏe thương mại thường hướng tới

nhóm đối tượng có thu nhập khá trở lên trong xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm sức khỏe phi nhân thọ tại việt nam (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)