Xu hướng phát triển của thị trường bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm sức khỏe phi nhân thọ tại việt nam (Trang 137 - 139)

Việt Nam

Thị trường bảo hiểm sức khoẻ tại Việt Nam được đánh giá còn rất nhiều tiềm

năng để khai thác và phát triển. Khảo sát về “Health Protection Gap” - lỗ hổng tài

chính do chi phí chăm sóc sức khoẻ vượt ngồi dự tính do Swiss Re thực hiện vào năm 2018 chỉ ra chi phí chăm sóc sức khoẻ phát sinh ngồi dự tính tại các thị trường châu Á lên đến 1,8 tỷ đô la Mỹ. Nếu đi sâu vào chi tiết, các số liệu còn cho thấy người Việt có một thái độ khá lạc quan và tự tin vào tình trạng sức khoẻ của bản thân (61% đáp viên cho rằng mình khoẻ mạnh; 50% đáp viên tự đánh giá sức khỏe tốt lại chỉ tập thể

dục một lần một năm; 61% người hút thuốc tự tin mình khơng có vấn đề gì về sức

khỏe). Tuy nhiên, có vẻ điều này đã khơng còn đúng khi cả thế giới đón nhận một

thảm hoạ sức khoẻ và y tế tồi tệ nhất trong vòng 30 năm qua - đại dịch Covid-19.

Người dân bắt đầu thấy được một cách rõ ràng hơn việc nguy cơ là có thật, và nó có

thể xảy ra bất kỳ đâu, với bất kỳ ai, và vào bất kì khi nào. Gần đây, một khảo sát của Kantar World Panel thực hiện tại Việt Nam vừa qua đã chỉ ra một kết luận rất thú vị: 73% người được khảo sát chọn gia tăng chi tiêu cho sức khỏe và dinh dưỡng. Nếu bắt buộc phải cắt giảm chi tiêu, chỉ 14% người tham gia khảo sát lựa chọn cắt giảm sản phẩm bảo hiểm đang sở hữu. Đồng thời, 65% người tham gia tin rằng Covid-19 yêu

cho tương lai.

Đi kèm với sự chuyển dịch về nhu cầu chi tiêu và ưu tiên, hành vi và cách thức

tiếp cận, đưa ra quyết định mua sắm của người Việt cũng ghi nhận sự thay đổi mạnh

mẽ. Tập đoàn tư vấn chiến lược Accenture cho biết e-commerce hay các giao dịch mua bán gián tiếp/online sẽ là nền tảng của tương lai. Giãn cách xã hội đã rèn luyện cho

người tiêu dùng thói quen tìm hiểu thơng tin và mua bán trên các nền tảng (platform) online. Những hình thức truyền thống (brick&mortal) sẽ dần nhường chỗ cho phương thức trực tuyến ở rất nhiều các ngành nghề khác nhau. Điều này được dự đoán sẽ tạo

nên một thế hệ khách hàng mới: Quan tâm và chăm sóc sức khoẻ thơng qua các phương tiện kỹ thuật số.

Về nhân khẩu học, theo kết quả gần đây nhất từ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, Tổng cục thống kế báo cáo dân số Việt Nam tính đến thời điểm điều tra là

96.208.984 người, với số lượng nam giới là 47.881.061 người, chiếm 49,8% và số nữ giới là 48.327.923 người, chiếm 50,2%. Xét về tuổi thọ, tuổi thọ trung bình của người Việt là 73,6 tuổi; tuổi thọ của nam là 71,0 tuổi, của nữ là 76,3 tuổi. Dân số khu vực thành thị ở Việt Nam năm 2019 là 33.059.735 người, chiếm 34,4%. Việt Nam đứng

thứ 15 trong số những nước đông dân nhất thế giới và là nước đông dân thứ 3 ở Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines) (Thắng, 2019). Cơ cấu tuổi dân số Việt Nam thay đổi theo xu hướng già hoá do mức sinh đã giảm đáng kể kết hợp với tuổi thọ

trung bình ngày càng tăng nhờ thành cơng của cơng tác chăm sóc sức khỏe và sự cải thiện về đời sống của người dân. Năm 2019 tuổi thọ bình quân của dân số thế giới là 72,0 tuổi, của dân số Việt Nam đã là 73,6 tuổi, cao hơn tuổi thọ bình quân của thế giới 1,6 tuổi, nếu cũng tính theo mức tăng tuổi thọ bình qn cao nhất là 0,1 tuổi/năm thì dân số Việt Nam đã già hóa dân số hơn dân số thế giới khoảng 16 năm. Tức là, tổng

thời gian dân số Việt Nam già hóa nhanh so với mức chung của Thế giới là khoảng 96 năm. Bên cạnh đó, theo kết quả điều etra biến động dân số 2017 của Tổng cục Thống kê (cơng bố chính thức tháng 6/2019) tỷ lệ NCT 60+ là 12,7%, như vậy ước tính số

NCT của Việt Nam năm 2019 đã lên đến 12,22 triệu người. Tỷ lệ NCT 65+ là 8,3%, ước tính số NCT từ 65 tuổi trở lên năm 2019 là 7,99 triệu người.

Hình 5.1. Tháp dân số Việt Nam, năm 2009 – 2019

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2009, 2019)

Như vậy, vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi, các bệnh mạn tính,

bệnh khơng lây nhiễm tăng lên đang đặt ra thách thức lớn cho ngành y tế trong thời

gian tới vì khơng chỉ vấn đề khám, chữa bệnh yêu cầu nguồn tài chính lớn hơn, mà kĩ thuật, phương pháp, phác đồ điều trị và chăm sóc cũng phức tạp, u cầu chun mơn cao, máy móc hiện đại và tốn kém hơn. Bên cạnh đó, tình trạng ơ nhiễm tại Việt Nam cũng trở nên vô cùng nghiêm trọng, gây nên biến đổi khí hậu và hệ sinh thái bị tổn thương. Thiên tai liên tục xảy ra với tần suất cao, nhiệt độ thay đổi thất thường và có

xu hướng cực đoan. Các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, ung thư, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng đe doạ đến sức khoẻ và tính mạng của con người, mà gần đây nhất là Covid-19 hay virus Corona, đang ngày một gia tăng. Đây là cơ sở thúc đẩy nhu cầu bảo hiểm sức khỏe sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm sức khỏe phi nhân thọ tại việt nam (Trang 137 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)