Điều kiện môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm sức khỏe phi nhân thọ tại việt nam (Trang 80 - 85)

4.1. Thị trường bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ tại Việt Nam

4.1.1. Điều kiện môi trường vĩ mô

- Điều kiện kinh tế xã hội

Về kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt mức cao, trung bình

giai đoạn 2011 - 2019 là 6,30%/năm1. Tuy vậy, Việt Nam vẫn đang nằm trong nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp. Một trong những lí do là nền kinh tế mặc đã đã

tận dụng được nguồn lao động dồi dào nhưng lại chủ yếu dựa vào khai thác lao động giá rẻ và giản đơn chất lượng công việc nằm trong chuỗi giá trị thấp, hơn một nửa số việc làm chỉ địi hỏi kỹ năng trung bình, 33,2% là việc làm kỹ năng thấp, chỉ có 11,2% việc làm kĩ năng cao (trung bình các nước phát triển trên thế giới là 20%2). Bên cạnh

đó, đa số người lao động của Việt Nam đang tham gia vào các công việc phi chính

thức có thu nhập thấp, ít có sự bảo vệ (54% lao động phi chính thức)3; trình độ chun mơn của lao động cịn hạn chế (chỉ khoảng một phần tư người đang làm việc được đào tạo từ sơ cấp nghề trở lên) (Tổng cục Thống kê, 2019).

Năm 2019, căng thẳng thương mại giữa Mỹ-Trung và các vấn đề địa chính trị

càng làm gia tăng đáng kể tính bất ổn của hệ thống thương mại toàn cầu. Tuy nhiên,

Việt Nam cũng tận dụng được cơ hội trong cuộc chiến này, đồng thời đạt được nhiều

thành tựu lớn trong việc ký kết các hiệp định thương mại tự do. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước năm 2019 đạt gần 517 tỷ USD, tăng 7,6% so năm 2018; lần

đầu vượt ngưỡng 500 tỷ USD và là kết quả lịch sử, với giá trị xuất siêu đạt mức kỷ lục

mới đạt 9,94 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 263,45 tỷ USD,

tăng 8,1%. Khu vực kinh tế trong nước năm qua đánh dấu sự phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu lên tới 17,7%, cao hơn rất nhiều tốc độ tăng của khu vực có vốn đầu tư nước ngồi (4,2%).

1 Số liệu tính toán dựa trên Niên giám Thống kê

2 Việc làm thỏa đáng và Mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam tại địa chỉ: https://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---asia/---ro-bangkok/---ilo-

hanoi/documents/publication/wcms_730825.pdf.

Hình 4.1. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam

Nguồn: The World Bank (2020)

Từ biểu đồ trên, ta có thể thấy được, thu nhập bình quân trong giai đoạn 2011- 2019 có sự gia tăng khơng ngừng. Có thể nói, cơng cuộc “đổi mới” bắt đầu vào năm 1986 đã đưa Việt Nam từ nhóm những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành một

trong những câu chuyện thành công nổi tiếng nhất. Thu nhập trung bình của các hộ gia đình tăng gấp bốn lần trong giai đoạn 1990 - 2018 và giúp giảm mạnh tỷ lệ nghèo

đói cùng cực, từ 50% xuống còn khoảng 2% trong giai đoạn này. Mặc dù đã đạt được

thành công chưa từng có, hành trình phát triển của Việt Nam vẫn chưa hồn thành. Thu nhập bình qn đầu người của người dân Việt Nam hiện nay (năm 2019 khoảng 2.800 USD - theo cách tính mới) chỉ bằng 40% mức trung bình tồn cầu, 20% mức trung bình của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 5% mức trung bình của các nền kinh tế có thu nhập cao. Việt Nam sẽ mất khoảng 30 năm để đạt được

tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người hiện nay của Hàn Quốc và 10 năm để

đạt được như Trung Quốc.

1370 1540 1720 1880 1970 2080 2120 2360 2540 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Hình 4.2. Thu nhập bình quân GDP/người của Việt Nam so với các quốc gia (T+5 là khoảng cách thời gian 5 năm)

Nguồn: World Bank (2020)

Đặt trong bối cảnh của đại dịch Covid-19 và chiến tranh thương mại Mỹ -

Trung, World Bank cảnh báo Việt Nam khi những lợi thế dân số trẻ sẽ giảm dần khi tỷ lệ sinh giảm, tự động hóa và cơng nghệ đột phá loại bỏ chính việc làm hiện nay của

phần lớn lao động. Ngồi ra, tình hình ơ nhiễm gia tăng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, sức khỏe. Xuất khẩu vốn là mũi nhọn sẽ dễ bị “cùn đi” trong cuộc chiến tranh

thương mại toàn cầu và xu hướng bảo hộ kinh tế. Đặc biệt đại dịch Covid-19 đã gây ra cơn địa chấn.

Về tiết kiệm dân cư, theo báo cáo của hãng nghiên cứu thị trường Nielsen, nhiều năm nay Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ người dân thích tiết kiệm tiền nhất thế giới. Báo cáo Chỉ số niềm tin người tiêu dùng của hãng nghiên cứu thị trường Nielsen công bố hồi cuối năm 2018 đã chỉ ra xu hướng sử dụng tiền nhàn rỗi những năm gần đây của người tiêu dùng khu vực Đơng Nam Á, trong đó có Việt Nam. Khảo sát từ hãng này cho biết 70% người tiêu dùng Việt được dành phần lớn

khoản tiền nhàn rỗi vào mục đích tiết kiệm. Điều này khiến Việt Nam trở thành quốc gia xếp thứ 2 toàn thế giới về tỷ lệ người dân thích việc tiết kiệm tiền, chỉ sau Philippines với tỷ lệ 71%. Thực tế, so với toàn cầu, người tiêu dùng Đông Nam Á

vẫn dẫn đầu về việc tiết kiệm tiền trong những năm gần đây. Trong khi đó, mức trung bình tồn cầu là khoảng 53%.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tổng tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư đến cuối tháng 5 tại các tổ chức tín dụng đang là 8,1 triệu tỷ đồng. Trong đó,

riêng tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng là 4,676 triệu tỷ đồng, tăng 6,84% so với đầu năm. Tính bình qn, trong 5 tháng đầu năm 2019, nguồn tiền gửi từ cư dân

tại các tổ chức tín dụng đã tăng khoảng 300.000 tỷ đồng.

Nếu chia bình quân theo dân số hiện nay, mỗi người Việt (bất kể tuổi tác) đã gửi ngân hàng hơn 3 triệu đồng từ đầu năm. Cịn nếu tính theo số tài khoản ngân hàng hiện tại (khoảng 45 triệu tài khoản cá nhân), mỗi tài khoản cá nhân đang có khoảng

104 triệu đồng, tăng 6,7 triệu từ đầu năm. Nếu nhìn vào khoản tiền gửi khách hàng tại 4 ngân hàng lớn nhất hiện nay (Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank) chiếm gần 50% tổng tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư trong toàn hệ thống TCTD có thể thấy xu hướng tiết kiệm của người Việt gia tăng rất nhanh những năm gần đây. Cụ thể, tổng tiền gửi của khách hàng tại 4 ngân hàng kể trên năm 2018 đều đã tăng hơn

gấp đôi so với năm 2013. Năm 2013, tổng số tiền gửi tại 4 ngân hàng kể trên đạt

khoảng 1,61 triệu tỷ đồng, con số này đến cuối năm 2018 đã tăng lên mức 3,723 triệu tỷ, tương đương tăng 131% sau 5 năm. Tốc độ tăng trưởng tiền gửi của cả 4 ngân hàng trên trong 5 năm qua đều đạt hơn 10%/năm, và mức trung bình đạt khoảng 26%/năm. Hay như tại HDBank, một ngân hàng thương mại top 8 trong hệ thống, tổng tiền gửi khách hàng tại ngân hàng này đã tăng hơn gấp đôi trong 5 năm qua, hiện đạt

trên 130.000 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng tiền gửi khách hàng bình quân giai đoạn qua của HDBank cũng vào khoảng 16%/năm.

Quy mô tiền gửi tại các tổ chức tín dụng gia tăng đến từ hai yếu tố. Một là số lượng tài khoản tiền gửi của cá nhân tăng lên, hai là số dư bình quân mà các chủ tài khoản duy trì trên tài khoản cũng tăng. Theo số liệu cập nhật từ Ngân hàng Nhà nước, từ cuối năm 2017 đến giữa năm 2018, tổng số tài khoản tiền gửi thanh toán của cá

nhân chỉ xoay quanh mốc 70 triệu tài khoản. Nhưng từ quý III/2018 đến quý I/2019, số tài khoản này đã tăng mạnh lên và đạt hơn 81,3 triệu tài khoản.

- Chi tiêu y tế và chăm sóc sức khỏe

Về chi tiêu cho y tế của người dân, tổng chi y tế của Việt Nam tiếp tục tăng, tuy nhiên vẫn có thể nâng cao đáng kể hiệu quả phân bổ và hiệu suất kỹ thuật nhằm tăng cường kết quả đạt được với mức đang chi hiện nay. Trong giai đoạn 1995 -

2014 tổng chi y tế của Việt Nam đã tăng đều đặn, từ 5,2% lên 7,1% GDP (WB,

2017). Tỷ lệ chi y tế trong tổng chi ngân sách nhà nước tăng từ 7,9% lên 14,2% trong cùng thời kỳ (WB, 2017). Con số tuyệt đối về chi y tế từ tiền túi hộ gia đình tiếp tục tăng, nhưng số tương đối, tức là tỷ lệ chi từ tiền túi trong tổng chi y tế có giảm từ

63% xuống còn 37% (WB, 2017). Mức gia tăng chi cho y tế khó duy trì do những hạn chế trong nguồn ngân sách nhà nước và trần nợ cơng. Vì vậy càng cần thiết phải

tăng hiệu suất chi, đặc biệt khi xét tình trạng già hóa dân số, và sự sẵn có những cơng nghệ mới có chi phí cao. Các phương thức chi trả cho bên cung ứng dịch vụ y tế hiện nay khơng khuyến khích họ cấp dịch vụ có tính hiệu quả so với chi phí, dẫn đến bên cung ứng dịch vụ y tế cấp dịch vụ công nghệ cao vượt mức cần thiết. Tăng giá dịch vụ y tế, đồng thời mở rộng gói dịch vụ được bảo hiểm y tế thanh tốn, có kết quả là tăng tổng mức thanh tốn mà quỹ bảo hiểm y tế phải gánh chịu trong khi nguồn thu vào quỹ không tăng tương xứng. Ở cấp độ hệ thống y tế, các khoản trợ cấp lớn dành cho bệnh viện tuyến trên lấy mất nguồn lực đáng lẽ được dành cho công tác tăng

cường chăm sóc sức khỏe ban đầu và y tế dự phịng.

Về BHYT tồn dân và an sinh xã hội, hiện Việt Nam cố gắng cung cấp một gói dịch vụ y tế khá hào phóng cho đông đảo người dân. Luật bảo hiểm y tế năm (2008 và sửa đổi 2014) quy định Nhà nước đóng bảo hiểm y tế cho một số nhóm đối tượng gồm người nghèo, người cận nghèo mới thoát nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, nhóm dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn và các đối tượng hưởng chính sách xã hội. Ngồi ra, học

sinh, đối tượng cận nghèo, nơng dân có thu nhập thấp và thu nhập trung bình cũng được ngân sách nhà nước đóng một phần. Gói bảo hiểm y tế thiết yếu bao gồm khá

nhiều dịch vụ như khám chữa bệnh ngoại trú, phục hồi chức năng, cơng nghệ chẩn

đốn tiên tiến và chữa bệnh. Tuy vậy đến năm 2021 vẫn còn khoảng 9% dân số chưa

có bảo hiểm y tế (Hà My, 2022), chủ yếu thuộc nhóm lao động khơng chính thức hoặc lao động trong các doanh nghiệp nhỏ. Những người có thẻ bảo hiểm y tế, ngay cả

nhóm khơng có trách nhiệm cùng chi trả, vẫn phải chi từ tiền túi những khoản gây gánh nặng và không lường trước được, ví dụ như giá trả cho dịch vụ sử dụng các trang thiết bị được mua từ nguồn xã hội hóa, thuốc ngồi danh mục được bảo hiểm thanh

tốn, chi phí vận chuyển người bệnh, chi phí ăn uống, chỗ ở cho người nhà chăm sóc bệnh nhân. Vẫn còn sự khác biệt lớn trong chất lượng dịch vụ được hưởng giữa các đối tượng nghèo và không nghèo. Một số can thiệp y tế quan trọng, ví dụ sàng lọc

bệnh tật trong khi chưa có triệu chứng, cai thuốc lá, điều trị cai nghiện còn bị bỏ qua do cả ngân sách Nhà nước và bảo hiểm y tế đều khơng có trách nhiệm chi trả. Cịn một rủi ro nữa đó là khả năng một số nhóm đối tượng của các chương trình phịng chống

bệnh HIV và phịng chống bệnh lao có thể bị bỏ quên khi chuyển nguồn nhân lực từ ngân sách Nhà nước sang bảo hiểm y tế (The World Bank, UNICEF, JICA, World Health Organization)

- Cạnh tranh trong kinh doanh bảo hiểm

doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đẩy mạnh việc bán bảo hiểm sức khỏe từ đơn giản đến phức tạp thì bảo hiểm phi nhân thọ cũng coi mảng này là trọng tâm khai thác để

bù đắp nguồn thu phí do việc việc tái cơ cấu doanh thu bảo hiểm xe cơ giới. Không chỉ

ở một vài sản phẩm, các doanh nghiệp hai khối đang cạnh tranh nhau ở từng phân

khúc khách hàng trong mảng này. Chẳng hạn, với sản phẩm bảo hiểm sức khỏe, viện phí tai nạn do các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thiết kế, ngồi mang tính cạnh tranh nội khối (giữa các doanh nghiệp phi nhân thọ với nhau) thì các sản phẩm này cũng đang phải cạnh tranh với các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe độc lập, sản phẩm bảo hiểm ung thư có thời hạn 1 năm của khối nhân thọ đang được triển khai bán trên kênh trực tuyến và các trang thương mại điện tử. Dòng sản phẩm bảo hiểm các bệnh hiểm

nghèo như ung thư hiện cũng khơng cịn là ưu thế của các doanh nghiệp bảo hiểm

nhân thọ, bởi một số doanh nghiệp khối phi nhân thọ như PTI, Bảo Việt, VBI bắt đầu

đẩy mạnh sản phẩm này ra thị trường.

Ngoài việc phát triển các dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe, viện phí, các bệnh hiểm nghèo cho các đối tượng khách hàng từ trẻ đến trung niên, đối tượng

khách hàng hưu trí cũng đang là đối tượng chăm sóc của các cơng ty bảo hiểm cả phi nhân thọ và nhân thọ. Đối với khối phi nhân thọ, hiện mới chỉ có PTI và Bảo Việt là 2 doanh nghiệp chiếm tỷ trọng doanh thu lớn, cịn các doanh nghiệp khác thì gần như không khai thác nhiều. Tên gọi là “Bảo hiểm hưu trí”, nhưng thực tế đây là sản phẩm tai nạn được xây dựng dành riêng cho đối tượng là những cán bộ đang được hưởng

bảo hiểm xã hội. Người cao tuổi là những người dễ có khả năng gặp phải tai nạn, rủi ro trong cuộc sống hơn so với người trẻ, do đó, gói bảo hiểm này sẽ cung cấp hai

quyền lợi đó là bảo hiểm sinh mạng (như tai nạn, ốm đau, bệnh tật) và bảo hiểm

thương tật do tai nạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm sức khỏe phi nhân thọ tại việt nam (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)