4.1. Thị trường bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ tại Việt Nam
4.1.2. Các doanh nghiệp bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ hoạt động trên thị trường
trường Việt Nam
Theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, năm 2010 thị trường bảo hiểm Việt Nam mới chỉ có 41 DNBH trong đó có 29 DNBH phi nhân thọ và 12 DNBH nhân thọ thì,
sau 10 năm, tính đến cuối năm 2020 có 50 DNBH với 32 DNBH phi nhân thọ và 18
DNBH nhân thọ. Trong số đó, có đến 48 doanh nghiệp kinh doanh BHSK và các sản phẩm bảo hiểm bổ trợ liên quan đến BHSK. Có thể nói rằng thị trường bảo hiểm nói
chung và thị trường bảo hiểm sức khoẻ tại Việt Nam nói riêng đang có sự cạnh tranh
rất gay gắt giữa các DNBH.
Để có thể đánh giá về lợi thế, hạn chế, nguy cơ và tiềm năng phát triển của các
Năng lực bảo hiểm là tiêu chí để đánh giá khả năng nhận bảo hiểm và giữ lại dịch vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Năng lực bảo hiểm có thể chia thành hai nhóm tiêu chí: năng lực tài chính và năng lực đánh giá rủi ro.
- Năng lực tài chính:
Trong giai đoạn 2010-2020, cùng với sự phát triển của thị trường bảo hiểm,
tổng tài sản, quy mơ vốn và dự phịng nghiệp vụ với BHSK của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam được duy trì tăng trưởng cao và ổn định qua các năm trong giai đoạn này.
Bảng 4.1. Số liệu thị trường bảo hiểm Việt Nam 2010 – 2020
Chỉ tiêu 2010 2011 2013 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Số lượng DNBH PNT 29 29 29 30 30 30 31 31 32 Số lượng DNBH
nhân thọ 12 14 16 17 18 18 18 18 18 Doanh thu phí bảo
hiểm (tỷ đồng) 30.605 36.574 47.851 70.165 87.361 107.821 133.133 160.009 184.662 Tổng tài sản (tỷ đồng) 91.891 107.001 133.856 202.558 248.193 316.300 395.358 462.642 552.403
Tổng VCSH (tỷ đồng) 30.044 31.724 36.785 45.346 52.823 65.693 81.820 95.466 113.523
Nguồn: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (2010-2020)
Về tổng tài sản, năm 2010 các DNBH trên thị trường có tổng tài sản là 91.891 tỷ đồng thì sau 10 năm tổng tài sản của thị trường bảo hiểm là 552.403 tỷ đồng, tăng hơn 6 lần. Tốc độ tăng của tổng tài sản luôn được giữa ổn định với mức tăng trung
bình 19,46% mỗi năm. Tổng tài sản cho biết quy mô của thị trường bảo hiểm nói chung và BHSK nói riêng đang tăng trưởng rất mạnh mẽ và sẽ gia tăng nhanh trong tương lai.
Về quy mô vốn, vốn điều lệ của các doanh nghiệp được xét đến đều đạt hoặc vượt mức quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu hiện nay theo Luật Kinh doanh Bảo hiểm của Việt Nam. Con số này đã thể hiện sự cam kết của các doanh nghiệp đối với thị trường. Để đánh giá sát hơn năng lực tài chính liên quan đến khả năng nhận và giữ lại dịch vụ, ta có thể xem xét đánh giá vốn chủ sở hữu của các DNBH kinh doanh
BHSK tại Việt Nam. Đây là một trong những cơ sở xác định mức giữ lại của doanh
nghiệp bảo hiểm. Vốn chủ sở hữu của các DNBH tăng lên nhanh chóng trong 10 năm trở lại đây, chỉ với 30.044 tỷ đồng năm 2010, con số này đã tăng 3,8 lần vào năm 2020
với mức 113.523 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của các DNBH trên thị trường tăng bình
quân 14,2% qua mỗi năm. Điều này cho thấy tiềm lực tài chính của các DNBH đang
tăng mạnh, củng cố lòng tin của các nhà đầu tư và khách hàng của DNBH. - Năng lực đánh giá và quản lý rủi ro:
Bảng 4.2. Tỷ lệ bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ kinh doanh BHSK tại Việt Nam (2011-2020)
Đơn vị: %
DNBH 2011 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Doanh nghiệp trong nước
Bảo Việt 50,69 52,74 48,93 45,54 45,84 55,01 63,48 54,74 % Bảo Minh 74,96 42,65 49,67 43,32 41,94 43,73 37,54 28,92 % PVI 22,04 30,16 50,43 39,30 40,06 55,71 45,26 49,47 % PJICO 42,67 38,10 42,59 41,65 51,34 46,21 42,55 36,64 % GIC 27,99 60,98 47,08 31,86 22,12 20,55 16,19 15,85 % PTI 47,01 35,50 32,17 39,25 50,60 39,45 35,59 35,42 % Viễn Đông 31,45 13,16 5,63 3,55 3,96 3,99 3,57 5,29 Bảo Long 48,85 30,36 27,84 31,46 31,17 42,68 38,27 33,26 % AAA 45,75 25,86 24,34 30,31 26,98 29,23 26,01 23,68 % BIC 56,65 30,77 33,25 39,00 39,25 42,82 37,18 37,70 % ABIC 37,01 27,80 23,21 22,32 27,00 24,01 22,10 24,63 % VBI 57,70 29,24 18,25 23,46 33,70 31,31 34,21 38,23 % MIC 36,75 26,00 28,78 22,92 29,51 33,11 26,75 29,79 % VNI 39,88 30,07 28,02 20,12 27,56 31,30 36,89 34,60 % Hùng Vương 28,34 32,09 28,51 23,40 31,80 72,80 46,89 44,08 % BSH 31,12 23,53 43,94 35,13 37,83 46,14 36,74 29,74 % Xuân Thành 20,64 41,53 28,17 32,08 36,32 35,38 31,08 30,50 % Doanh nghiệp liên doanh
UIC 43,31 33,25 90,41 26,98 66,22 57,08 29,39 13,80 % Samsung-Vina 23,62 23,26 39,91 28,40 22,98 10,83 13,96 19,44 % Bảo Việt-TM 48,98 107,15 70,98 27,24 53,00 39,59 26,29 31,56 % Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
QBE 15,38 22,04 19,85 12,46 9,01 30,60 34,80 46,34 % AIG 27,37 32,61 38,09 32,17 27,16 18,55 10,54 8,71 - Groupama 11,21 18,49 27,77 29,07 48,83 1,10 6350,0 0 - Liberty 55,83 53,61 57,89 46,22 48,12 43,31 36,47 50,32 % ACE (Chubb) 13,80 23,55 6,57 9,57 6,03 9,75 6,84 12,16 % Fubon 18,64 142,44 133,09 74,98 22,57 21,52 26,9 15,21 % MSIG 21,58 68,91 82,77 27,52 35,50 76,73 44,74 34,55 %
Cathay 3,53 110,08 119,56 54,96 29,16 34,80 33,18 16,57 % Phú Hưng 39,35 176,85 82,62 62,22 82,04 74,59 61,02 25,51 % Toàn thị trường 42,46 39,80 43,31 35,93 38,36 42,18 38,96 36,54 %
Nguồn: Cục quản lý, giám sát bảo hiểm (2011 – 2020)
Năng lực đánh giá và quản lý rủi ro là một trong những tiêu chí đánh giá
năng lực bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và năng lực bảo hiểm của thị trường. Tuy nhiên đây là một tiêu chí tương đối khó định lượng do có liên
quan đến các nhân tố về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm, cơ sở dữ
liệu, và công nghệ mà doanh nghiệp sử dụng trong kinh doanh bảo hiểm. Tỷ lệ bồi thường của mỗi doanh nghiệp được xác định là chỉ tiêu kết quả sử dụng để đánh giá năng lực đánh giá và quản lý rủi ro của mỗi doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
nói riêng và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nói chung. Tỉ lệ bồi thường cao có thể do chất lượng đánh giá và quản lý rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm còn yếu,
ngược lại, tỉ lệ bồi thường thấp, được ảnh hưởng rất nhiều bởi chất lượng đánh giá và quản lý rủi ro của doanh nghiệp.
Quan sát ở góc độ từng DNBH phi nhân thọ, một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi như Phú Hưng và MSIG có tỉ lệ bồi thường cao, lên tới trên 70%. Nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước có tỉ lệ bồi thường duy trì bình quân trên
40% gần 50% trong cả giai đoạn 2011-2020 (Bảo Việt, PJICO, PVI, Bảo Minh,…).
Các doanh nghiệp bảo hiểm có tỷ lệ bồi thường từ 30%-40% bao gồm Bảo Long, PTI, BIC, VBI, VNI, BSH, Xuân Thành. Bên cạnh đó, có thể thấy rất nhiều doanh nghiệp
bảo hiểm duy trì tỉ lệ bồi thường ở mức dưới 30% như MIC, ABIC, Viễn Đông, AAA, Fubon, Chubb, AIG, Samsung-Vina, GIC. Như vậy, có thể thấy rằng trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, hầu hết các DNBH có tỷ lệ bồi thường duy trì trong khoảng 30%-50%. Tỷ lệ bồi thường bình quân chung của các DNBH phi nhân thọ kinh doanh BHSK dao động ổn định xung quanh 40% (năm 2017 là 38,36%, năm 2018 là 42,18%, năm 2019 là 38,96%, năm 2020 là 36,54%).
Về số tiền chi trả, bồi thường đối với nghiệp vụ bảo hiểm sức khoẻ của tồn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ có xu hướng tăng dần theo thời gian (Hình 4.3). Năm 2011, số tiền bồi thường bảo hiểm gốc là 1,858 thì đến năm 2020 con số này đạt tới
5,396 tỷ đồng, trong đó số tiền bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại năm 2020 là 4.579 tỷ đồng tăng gấp hơn 3 lần so với năm 2011. Số tiền bồi thường bảo hiểm gốc năm 2019, 2020 chiếm lần lượt là 25,4%, 26,1% so với số tiền bồi thường gốc bảo hiểm phi nhân thọ, tỷ lệ này thấp hơn so với cơ cấu doanh thu BHSK trong tổng doanh thu bảo
hiểm phi nhân thọ toàn thị trường. Điều này cho thấy BHSK là một trong những
nghiệp vụ đem lại doanh thu và lợi nhuận tốt cho các DNBH phi nhân thọ.
Hình 4.3. Số tiền bồi thường theo nghiệp vụ BHSK giai đoạn 2011 - 2020
Nguồn: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (2011 – 2020)
Nhìn chung, tỷ lệ bồi thường của thị trường cho thấy các công ty bảo hiểm tại Việt Nam hiện nay có năng lực đánh giá và quản lý rủi ro tốt, đáp ứng được sự phát
triển của thị trường dù có sự tăng trưởng nóng. Hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm
đều duy trì được tỷ lệ bồi thường không cao và ổn định. Một số doanh nghiệp bảo
hiểm có vốn đầu tư nước ngồi có ty lệ bồi thường cao xuất phát từ yếu tố tích tụ rủi ro do lượng khách hàng không lớn và tập trung vào khách hàng là doanh nghiệp từ nước bản địa.