4.1. Thị trường bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ tại Việt Nam
4.1.6. Tiềm năng phát triển của thị trường bảo hiểm sức khỏe phi nhân thọ tại Việt
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Doanh thu phí BHSK (tỷ đồng) 2.512 3.153 3.828 5.167 5.967 7.588 9.651 12.225 14.466 17.361 18.270 Tăng trưởng doanh thu phí BHSK (%) - 25,53 21,40 34,97 15,49 27,17 27,19 26,67 18,33 20,15 5,11 Tỷ trọng doanh thu phí BHSK (%) 14,56 15,94 16,75 18,92 21,53 23,79 26,24 29,39 30,79 32,53 32,24
Nguồn: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (2010 – 2020)
Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng doanh thu phí BHSK dần chậm lại theo tốc độ tăng trưởng của ngành với tăng trưởng năm 2018 là 18,33%, năm 2019 là
20,15%. Mặc dù vậy, đây vẫn là mức tăng trưởng cao so với nhiều sản phẩm khác.
Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh covid-19 nên tốc độ tăng trưởng doanh thu phí BHSK chững lại: xét chung cả năm 2020 chỉ đạt tăng trưởng 5,11% so với năm 2019. Tuy nhiên, vào năm 2021 ngành bảo hiểm nói chung và BHSK nói riêng đã dần thích nghi với điều kiện dịch bệnh covid-19 và sẽ có bước tăng trưởng đáng kể.
4.1.6. Tiềm năng phát triển của thị trường bảo hiểm sức khỏe phi nhân thọ tại Việt Nam Việt Nam
So với toàn cầu, ngành bảo hiểm của Việt Nam dường như vẫn còn tương đối
nhỏ (VietnamCredit, 2020). Tuy nhiên, với xu hướng kinh tế đang phát triển, thị
trường này có một số lợi thế chứng tỏ tiềm năng tăng trưởng có thể thấy trước. Thu nhập của các hộ gia đình đang tăng lên, dẫn đến ngày càng có nhiều người có thể mua bảo hiểm.
Hình 4.4. Tăng trưởng GDP và GDP bình quân trên đầu người qua các năm
Nguồn: Tổng cục thống kê (2011-2019)
Theo thống kê của Tổ chức Nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC), năm 2018 tại Việt Nam có khoảng 165.000 ca ung thư mới mắc, gần 115.000 trường hợp tử vong và hơn 300.0000 người đang phải chung sống với căn bệnh ung thư. Dự báo con số này sẽ vượt 200.000 người vào năm 2020. Trên đây là một số con số thống kê về
tình trạng tổn thương do bệnh tật và tai nạn, cho thấy số người bị tổn thương, tử vong do bệnh tật và tai nạn là rất lớn. Tuy nhiên, do yếu tố lạm phát, trượt giá,… mà chi phí cho các dịch vụ khám chữa bệnh ngày càng tăng. Từ ngày 1 tháng 3 năm 2016, có tới hơn 2.000 dịch vụ y tế đã tăng giá. Trong khi đó BHYT chỉ chi trả tối
đa 40 tháng lương tối thiểu. Vì vậy, nhu cầu có một nguồn tài chính đủ lớn để sẵn
sàng chi trả khi gặp vấn đề về sức khỏe là vô cùng cần thiết, đây cũng là cơ hội để
0,00% 1,00% 2,00% 3,00% 4,00% 5,00% 6,00% 7,00% 8,00% 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Tăng trưởng GDP và GDP bình quân trên đầu người qua các năm
Thu nhập bình quân đầu người (USD/người/năm) Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam
các sản phẩm BHSK phát triển. Ngoài ra, khi mức sống tăng lên, người dân không chỉ muốn được trang trải các chi phí y tế căn bản mà cịn muốn được hưởng những dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng cao, tiên tiến, hiện đại. Các sản phẩm BHSK đa
phần đã đáp ứng được nhu cầu này cho khách hàng.
Hình 4.5. Tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm sức khoẻ giai đoạn 2011 - 2020
Nguồn: Cục quản lý, giám sát bảo hiểm (2011 – 2020)
Thơng qua Hình 4.5 về tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm sức khoẻ trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, ta có thể thấy được doanh thu phí bảo hiểm sức khoẻ ngày càng tăng, điều này cho thấy ngày càng có nhiều người tham gia BHSK, chứng tỏ nhu cầu cho BHSK trên thực tế cũng đang gia tăng.