Thang đo Chuẩn chủ quan về BHSK phi nhân thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm sức khỏe phi nhân thọ tại việt nam (Trang 68 - 70)

Ký hiệu Biến quan sát Nguồn

Chuanmuc1

Ảnh hưởng của những người đã mua/sử dụng

BHSK tác động tích cực đến nhu cầu BHSK phi

nhân thọ của tôi

Ajzen (1991), Ajzen và Fishbein (1975),

Brahmana và cộng sự (2018), Nguyễn

Xuân Cường Chuanmuc2 Gia đình tơi cho rằng việc tham gia BHSK phi

Chuanmuc3 Bạn bè, đồng nghiệp khuyến khích tơi tham gia BHSK phi nhân thọ

(2014), Phan Ngọc Luận (2016),…

Chuanmuc4 Người sử dụng lao động cung cấp phúc lợi bằng

BHSK cho người lao động là điều nên làm Bổ sung vào thang

đo dựa trên nghiên

cứu định tính Chuanmuc5 Các nguồn thông tin về BHSK phi nhân thọ tôi biết

cho thấy BHSK phi nhân thọ là cần thiết

Nguồn: Tổng hợp của tác giả và phỏng vấn nhóm

Đối với các nghiên cứu về ý định mua có sử dụng mơ hình Lý thuyết hành vi có

kế hoạch (TPB) của Ajzen (1991) trong lĩnh vực bảo hiểm, nhân tố Chuẩn chủ quan

được đo lường bởi các biến nguyên bản hoặc có hiệu chỉnh cho phù hợp với bối cảnh

và chủ đề nghiên cứu. Cụ thể, Brahmana và cộng sự (2018) có sử dụng 3 biến để đo

lường nhân tố Chuẩn chủ quan: “Những người xung quanh tôi nghĩ tôi nên mua bảo hiểm sức khoẻ”, “mọi người thích khi tơi mua bảo hiểm sức khoẻ”, “những người có

ảnh hưởng đến hành vi của tôi nghĩ rằng tôi nên mua bảo hiểm sức khoẻ”. Nhiều

nghiên cứu tại Việt Nam cũng mở rộng mơ hình TPB bằng cách tách nhân tố Chuẩn mực chủ quan thành Kỳ vọng gia đình và Trách nhiệm đạo lý, trong đó Kỳ vọng gia đình bao gồm các biến “người thân trong gia đình ủng hộ tôi trong việc tham gia

BHYT tự nguyện”, “Những người thân trong gia đình cho rằng việc có nguồn thu nhập

ổn định khi về già là điều tốt”, “Những người thân trong gia đình khuyến khích tơi

tham gia BHYT tự nguyện” (Nguyễn Xuân Cường, 2014; Phan Ngọc Luận, 2016; Phan Thị Trúc Phương, 2017; Trương Thị Hồng Trang, 2020). Như vậy, nhân tố Chuẩn chủ quan xem xét ảnh hưởng từ những người xung quanh đến ý định mua

BHSK phi nhân thọ và có thể được hiệu chỉnh sao cho thích hợp với bối cảnh và đề tài nghiên cứu.

Luận án nghiên cứu các đối tượng chủ yếu nằm trong độ tuổi lao động do đó

việc đo lường chuẩn mực chủ quan thơng qua các biến như “Gia đình tơi cho rằng việc tham gia BHSK phi nhân thọ là có lợi”, “Bạn bè, đồng nghiệp khuyến khích tơi tham

gia BHSK phi nhân thọ”, “Ảnh hưởng của những người đã mua/sử dụng BHSK tác

động tích cực đến nhu cầu BHSK phi nhân thọ của tơi” là hồn tồn phù hợp. Ngoài

ra, thơng qua q trình thảo luận nhóm, các đáp viên cho biết BHSK phi nhân thọ đang

được rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp (người sử dụng lao động) mua cho nhân viên,

những thông tin khách hàng thu thập được về BHSK cũng cho thấy BHSK phi nhân thọ là cần thiết. Vì vậy, quan điểm về trách nhiệm của người sử dụng lao động trong

việc đảm bảo sức khoẻ với người lao động và những nguồn thông tin thu được do

Do đó, tác giả đã bổ sung thêm 2 biến “Người sử dụng lao động cung cấp phúc lợi

bằng BHSK cho người lao động là điều nên làm” và “Các nguồn thông tin về BHSK

thúc đẩy nhu cầu BHSK phi nhân thọ” vào thang đo Chuẩn mực chủ quan.

3.3.3.3. Tham đo Kiểm sốt hành vi có nhận thức

Việc thực hiện hành vi tương quan với sự tự tin của một người vào khả năng thực hiện hành vi của họ. Ajzen (1985, 1991) cho rằng việc ngày càng có nhiều nguồn lực như thời gian, tiền bạc hoặc các tài nguyên khác sẽ cải thiện khả năng Kiểm soát hành vi của cá nhân và do đó tăng khả năng thực hiện hành vi.

Nghiên cứu của Davis và Gwemdolum (2012) đã sử dụng TPB để nghiên cứu

những niềm tin cơ bản ảnh hưởng đến hành vi của một cá nhân. Kết quả nghiên cứu

cho thấy kiểm sốt hành vi có nhận thức là biến quan trọng nhất trong việc dự đoán

các hành vi. Brahmana và cộng sự (2018) đã sử dụng 4 biến để đo lường nhân tố Kiểm sốt hành vi: “Tơi có đủ khả năng, hiểu biết để tham gia BHSK”, “Tơi có thể mua

BHSK mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào”, “Tơi khơng có bất kỳ nguồn lực nào để mua BHSK” và “Tơi có thể tự mua BHSK một cách dễ dàng”. Tương tự, Thuỷ và Thư (2018) sử dụng 3 biến để đo lường nhân tố Kiểm sốt hành vi: “Tơi hoàn toàn đủ khả năng, hiểu biết để tham gia bảo hiểm”, “Nếu muốn, tơi có thể dễ dàng đăng ký tham

gia bảo hiểm trong tuần tới”, “Tôi cảm thấy việc tham gia bảo hiểm khơng có cản trở nào cả”. Nhiều tác giả ở Việt Nam cũng sử dụng thang đo Kiểm sốt hành vi có nhận thức tương tự Thuỷ và Thư (2018) như Phan Thị Trúc Phương (2017), Nguyễn Xuân Cường (2014),...

Thông qua việc tham khảo các nghiên cứu trước đây, tác giả đã xác định 5 biến quan sát phù hợp để đo lường Kiểm soát nhận thức hành vi: “Tơi hồn tồn có đủ khả năng và hiểu biết để mua BHSK phi nhân thọ” (Brahmana và cộng sự, 2018; Thuỷ và Thư, 2018; Nguyễn Xuân Cường, 2014), “Nếu muốn, tơi có thể dễ dàng đăng ký tham gia bảo hiểm trong tuần tới” (Thuỷ và Thư, 2018; Nguyễn Xn Cường, 2014), “Tơi có thể tự mua BHSK một cách dễ dàng” (Ejye Omar và Owusu-Frimpong, 2007; Nguyễn Xuân Cường, 2014; Brahmana và cộng sự, 2018; Thuỷ và Thư, 2018), “có đủ tài nguyên để mua bảo hiểm”, “tham gia bảo hiểm phụ thuộc vào lựa chọn cá nhân” (Taylor và Todd, 1995), “có sự tìm hiểu khi mua bảo hiểm” (Ajzen, 2008).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm sức khỏe phi nhân thọ tại việt nam (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)