Phân tích độ tin cậy của các thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm sức khỏe phi nhân thọ tại việt nam (Trang 118 - 121)

Các yếu tố đo lường đều được đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Cronbach’s Alpha là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ hay khả

năng giải thích cho một khái niệm nghiên cứu của một tập hợp các biến quan sát trong thang đo. Phương pháp này dùng để loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế biến khơng phù hợp trong mơ hình nghiên cứu.

Hệ số Cronbach’s Alpha được tính theo cơng thức: α= N*ρ/[1+ρ*(N-1)], trong

đó ρ là hệ số tương quan trung bình giữa các mục hỏi và N là số mục hỏi.

Hair và cộng sự (1998) cho rằng Cronbach’s Alpha từ 0.8 đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến 0.8 là thang đo sử dụng được, từ 0.6 trở lên là có thể chấp

nhận được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc được nghiên cứu

trong bối cảnh mới.

Khi cân nhắc xem nên loại bỏ biến nào, nhà nghiên cứu có thể căn cứ vào hai hệ số: Cronbach’s Alpha if Item delete và hệ số tương quan biến tổng (item- total correlation).

Thứ nhất, về hệ số Cronbach’s Alpha If Item Delete, khi hệ số này lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha của biến tổng có nghĩa là sự mua của biến quan sát này làm giảm

đi hệ số Cronbach’s Alpha của biến tổng, tức làm giảm độ tin cậy của thang đo của

nhân tố này, do đó có thể coi đây là một dấu hiệu để loại bỏ biến vì khi đó hệ số

Thứ hai là hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation), hệ số này cho biết mức độ quan hệ chặt chẽ giữa biến quan sát tương ứng và biến tổng. Những biến

quan sát nào có hệ số tương quan biến tổng <0.3 sẽ được cân nhắc loại bỏ nhằm làm tăng mức độ chặt chẽ của thang đo.

Tuy nhiên trong thực tế, nhà nghiên cứu sẽ cân nhắc kỹ càng các điều kiện này và các điều kiện trong các kiểm định khác và ý nghĩa thực tế của biến quan sát để đưa ra quyết định.

4.4.2.1. Đánh giá độ tin cậy của nhân tố “Thái độ đối với rủi ro và bảo hiểm

sức khoẻ phi nhân thọ”

Dựa vào bảng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của nhân tố “Thái độ đối với rủi ro và bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ” ta rút ra nhận xét sau: Kết quả các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần đều đạt giá trị lớn hơn 0,3. Nhân tố “Thái độ đối với rủi ro và bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ” có Cronbach’s Alpha là 0,778, đều lớn hơn các hệ số Cronbach’s Alpha If Item Delete. Như vậy, thang đo

nhân tố “Thái độ đối với rủi ro và bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ” là phù hợp.

4.4.2.2. Đánh giá độ tin cậy của nhân tố “Chuẩn mực chủ quan”

Đối với nhân tố “Chuẩn mực chủ quan”, kết quả đánh giá độ tin cậy cho thấy:

Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần đều đạt giá trị lớn hơn 0,3. Nhân tố “Chuẩn mực chủ quan” có giá trị Cronbach’s Alpha là 0,819, đều lớn hơn các hệ số Cronbach’s Alpha If Item Delete. Như vậy, thang đo nhân tố “Chuẩn

mực chủ quan” là phù hợp trong phân tích.

4.4.2.3. Đánh giá độ tin cậy của nhân tố “Nhận thức về kiểm soát hành vi mua bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ”

Kết quả đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của nhân tố “Nhận thức về kiểm soát hành vi mua bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ” cho thấy: Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần đều đạt giá trị lớn hơn 0,3. Nhân tố “Nhận thức về kiểm soát hành vi mua bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ” có Cronbach’s Alpha là 0,714, đều lớn hơn các hệ số Cronbach’s Alpha If Item Delete. Như vậy, thang đo nhân tố “Nhận thức về kiểm soát hành vi mua bảo hiểm sức

khoẻ phi nhân thọ” là phù hợp.

4.4.2.4. Đánh giá độ tin cậy của nhân tố “Khả năng cung ứng về bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ”

ứng về bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ” cho thấy: Các hệ số tương quan biến tổng của

các biến đo lường thành phần đều đạt giá trị lớn hơn 0,3. Nhân tố “Khả năng cung ứng về bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ” có Cronbach’s Alpha là 0,797. Các hệ số Cronbach’s Alpha If Item Delete đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha. Như vậy,

thang đo nhân tố “Khả năng cung ứng về bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ” là phù hợp và tin cậy trong các phân tích tiếp theo.

4.4.2.5. Đánh giá độ tin cậy của nhân tố “Truyền thông quảng cáo về bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ”

Kết quả đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của nhân tố “Chính sách

truyền thông về bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ” cho thấy: Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần đều đạt giá trị lớn hơn 0,3. Nhân tố “Chính

sách truyền thông về bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ” có Cronbach’s Alpha là 0,827. Các hệ số Cronbach’s Alpha If Item Delete đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha. Như vậy, thang đo nhân tố “Chính sách truyền thơng về bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ” là phù hợp và đáng tin cậy.

4.4.2.6. Đánh giá độ tin cậy của nhân tố “Ý định mua bảo hiểm sức khoẻ phi nhân

thọ”

Kết quả đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của nhân tố “Ý định mua bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ” cho thấy: Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần đều đạt giá trị lớn hơn 0,3. Nhân tố “Ý định mua bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ” có Cronbach’s Alpha là 0,806. Các hệ số Cronbach’s Alpha If Item Delete đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha. Như vậy, thang đo nhân tố “Ý định mua bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ” là đáng tin cậy.

Bảng 4.18. Tổng hợp kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo

Tên nhân tố Ký hiệu Hệ số Cronbach’s Alpha

Thái độ đối với việc mua bảo hiểm sức khoẻ

phi nhân thọ TD 0,778

Chuẩn mực chủ quan CM 0,819

Nhận thức về kiểm soát hành vi mua bảo

hiểm sức khoẻ phi nhân thọ NT 0,714

Khả năng cung ứng về bảo hiểm sức khoẻ

phi nhân thọ KN 0,797

Truyền thông, quảng cáo về bảo hiểm sức

Ý định mua bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ YD 0,806

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu của tác giả

Như vậy, kết quả tính tốn hệ số Cronbach’s Alpha đối với các nhân tố nghiên cứu cho thấy: Hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả các nhân tố đều lớn hơn 0.7. Vì vậy có thể kết luận rằng thang đo với 5 nhân tố độc lập (24 biến quan sát) và một nhân tố phụ thuộc (5 biến quan sát) được sử dụng trong nghiên cứu là phù hợp và đáng tin cậy.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm sức khỏe phi nhân thọ tại việt nam (Trang 118 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)