2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm sức khoẻ
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu bảo hiểm sức khỏe phi nhân thọ
Nhân khẩu học
Các yếu tố nhân khẩu học như độ tuổi, giới tính, vùng miền, thu nhập, trình độ học vấn là các yếu tố có tác động khơng nhỏ đến thị trường bảo hiểm sức khoẻ (Preker và cộng sự, 2010). Khi cơ cấu dân số mà người già chiếm tỷ lệ cao, gánh nặng chi phí y tế sẽ tăng dần và nhu cầu mua BHSK cũng tăng theo. Giới tính hay vùng miền cũng sẽ tác động đến thị trường bảo hiểm sức khoẻ do văn hoá, phong tục tập quán ở các
vùng miền khác nhau và nhu cầu của nam và nữ đối với bảo hiểm sức khoẻ cũng khác nhau. Theo Preker và cộng sự (2010), nhu cầu này ở nữ có tỷ lệ cao hơn ở nam. Bên cạnh đó, trình độ học vấn đo lường khả năng hiểu biết, nhận thức của mỗi cá nhân do
đó trình độ học vấn cũng sẽ thay đổi hành vi tham gia BHSK của mỗi cá nhân. Ngoài
ra, yếu tố nhân khẩu được kỳ vọng có tác động lớn nhất đến thị trường bảo hiểm sức
khoẻ là thu nhập và sự tương quan giữa thu nhập và phí bảo hiểm.
Rất nhiều nghiên cứu phân tích mối liên hệ giữa cầu bảo hiểm/việc lựa chọn tham gia bảo hiểm của người mua bảo hiểm sức khỏe với giá cả (phí) bảo hiểm. Gần
đây nhất là nghiên cứu của Christian & cộng sự (2019), phân tích từ 1700 người mua
bảo hiểm các tác giả tại Đức cho thấy gần như tất cả đối tượng khảo sát đều quan tâm
đến giá cả khi mua bảo hiểm, các yếu tố như chất lượng dịch vụ, quyền lợi bổ sung chỉ được 40% đối tượng nghiên cứu xem xét khi mua bảo hiểm.
Một yếu tố quan trọng khác cũng tác động đến thị trường bảo hiểm sức khoẻ là phí bảo hiểm. Richard và cộng sự (2000) cho rằng các sản phẩm bảo hiểm sức khoẻ với các mức giá khác nhau đem đến nhiều lựa chọn cho khách hàng hơn dẫn đến thúc
đẩy cầu bảo hiểm. Trong mơ hình phân tích cầu bảo hiểm, Anthony & Josept (2000),
Xavier (2008) chỉ ra có mối quan hệ tương quan giữa phí bảo hiểm với phạm vi bảo hiểm, kì vọng số tiền chi trả khi phát sinh chi phí y tế từ các nhóm tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên, nghiên cứu của các tác giả cũng cho thấy mối tương quan ngược chiều giữa phí bảo hiểm với thu nhập dân cư và độ thỏa dụng về cầu bảo hiểm.
Nghiên cứu của Carine & Feng (2010) trong thời gian từ 1991 - 2006, giai đoạn cơng nghiệp hóa mạnh mẽ tại Trung Quốc từ cơ sở dữ liệu quốc gia về chăm sóc sức khỏe phân tích mối liên hệ về nhu cầu bảo hiểm thương mại giữa thành thị và nông thôn. Các tác giả chỉ ra tại Trung Quốc bảo hiểm y tế thương mại giữ vai trò bổ sung cho bảo hiểm y tế nhà nước và việc mở rộng của bảo hiểm y tế khu vực thành thị không ảnh hưởng đến nhu cầu bảo hiểm y tế tư nhân do thu nhập dân cư tăng cao do
sự phát triển nhanh và mạnh của nền kinh tế. Thực tế này vẫn được duy trì tại Trung Quốc trong những năm 2010 trong nghiên cứu của Xiaohui & Jing (2017).
Tại Rumani - quốc gia Đông Âu với nền kinh tế chuyển đổi có nét tương đối
tương đồng với Việt Nam, Gheorghe & Bianca (2012) phân tích tiềm năng của bảo
hiểm y tế thương mại tư nhân trong bối cảnh thu nhập người dân được cải thiện, chất
lượng sống và mức chi tiêu cho y tế là hai yếu tố thúc đẩy nhu cầu bảo hiểm y tế
thương mại tại quốc gia này. Điều này tương tự như trường hợp của Ba Lan, sự gia
tăng của tầng lớp trung lưu và người giàu, thế hệ thanh niên mới, chi tiêu y tế tăng dẫn
Như vậy, các yếu tố nhân khẩu học như độ tuổi, giới tính, vùng miền, thu nhập, trình độ học vấn có tác động khơng nhỏ đến thị trường bảo hiểm sức khoẻ.
Thái độ đối với rủi ro và cung, cầu bảo hiểm
Thái độ đối với rủi ro là nhân tố quan trọng liên quan đến cầu bảo hiểm của
người tham gia bảo hiểm, nó cũng là nhân tố tác động đến việc phát triển sản phẩm và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm. Trong nghiên cứu về mới quan hệ giữa thái độ với rủi ro và bảo hiểm sức khỏe thương mại từ cơ sở dữ liệu khảo sát
sức khỏe quốc gia của Australia năm 2001, nghiên cứu của Denise và cộng sự (2006) chỉ ra một số vấn đề như: (1) bảo hiểm y tế thương mại không liên quan
nhiều đến nghề nghiệp, việc làm; (2) thái độ với rủi ro thơng qua tự đánh giá tình hình sức khỏe và bảo hiểm y tế tư nhân có mối quan hệ tích cực chặt chẽ, trong đó
việc tham gia bảo hiểm sức khỏe tư nhân trong dài hạn là mối quan hệ ngược chiều phụ thuộc vào tính cách và sở thích rủi ro của người tham gia bảo hiểm. Cụ thể hơn, người có xu hướng rủi ro/tình trạng sức khỏe không tốt hoặc những người khơng thích rủi ro thường có nhu cầu bảo hiểm và tái tục bảo hiểm để có sự bảo vệ trong thời gian dài, hơn nữa việc tham gia bảo hiểm của họ không bị tác động nhiều bất kể tình huống các cơ sở y tế cơng cung cấp miễn phí cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Thái độ đối với rủi ro của bên tham gia bảo hiểm được xác định bởi tình trạng
sức khỏe của người của người tham gia bảo hiểm, xu hướng lựa chọn bảo hiểm, mức
độ lo lắng về tổn thất phải gánh chịu hay khoản chi phí phải tự chi trả (Cutler & Reber,
1998a, b; Belli, 2001; Colombo & Tapay, 2004; Barrett & Conlon, 2003; Brian & Edward, 2008). Tương tự, nghiên cứu tại Ghana chỉ ra thái độ đối với rủi ro thơng qua sự lo lắng về chi phí y tế là một trong ba nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến nhu cầu và quyết định tham gia bảo hiểm bên cạnh các yếu tố như giới tính, tình trạng hơn
nhân (Ebenezer & Anthony, 2014).
Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ
Theo lý thuyết kinh tế học thì hàng hố A là hàng hoá bổ sung cho hàng hoá B khi hàng hoá A được tiêu dùng cùng lúc với hàng hoá B, khi đó nếu cầu hàng hố B tăng lên thì cầu hàng hố A cũng tăng lên và ngược lại (Vũ Kim Dũng và Nguyễn Văn Công, 2013). Như vậy, bảo hiểm sức khoẻ là một dịch vụ bổ sung cho dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Điều đó có nghĩa là nếu nhu cầu chăm sóc sức khoẻ và nhu cầu bảo
hiểm sức khoẻ có mối quan hệ thuận chiều, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ tăng thì nhu cầu về bảo hiểm sức khoẻ kéo theo đó cũng sẽ tăng theo do người dân sẽ có xu hướng
mua BHSK để bù đắp các chi phí khi khơng may rủi ro sức khoẻ xảy ra.