Mơ hình BHYT nhà nước là trọng tâm, BHYT thương mại bổ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm sức khỏe phi nhân thọ tại việt nam (Trang 144 - 198)

Nguồn: Nguyễn Thị Hải Đường (2020)

- Điều kiện để thực hiện giải pháp: Cần có sự tham gia của Bộ Tài chính, Bộ Y

tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam và các DNBH trong việc xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa BHYT nhà nước và BHSK phi nhân thọ.

5.3.2. Các giải pháp nâng cao ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về cung bảo hiểm sức khỏe phi nhân thọ tại Việt Nam hiểm sức khỏe phi nhân thọ tại Việt Nam

5.3.2.1 Đối với nhân tố năng lực bảo hiểm

- Mục đích của giải pháp: Nâng cao năng lực của các DNBH nhằm mục đích: + Mở rộng ra những thị trường còn bỏ ngỏ như: thị trường nông thôn, vùng sâu, vùng xa đày tiềm năng của nước ta; hay thị trường những sản phẩm bảo hiểm mới

(như bảo hiểm tín dụng, bảo hiểm trách nhiệm) thơng qua việc thiết lập chi nhánh mới, tuyển thêm nhân viên, đa dạng hóa kênh phân phối...

+ Kích "cầu" đối với những khách hàng tiềm năng chưa tham gia bảo hiểm thông qua các biện pháp như giảm phí, mở rộng điều kiện điều khoản, nâng cao chất lượng dịch vụ. Điều này là hết sức quan trọng khi mà thị trường nước ta mới chỉ khai thác

được một phần rất nhỏ

+ Đảm bảo an toàn kinh doanh cho DNBH và cũng là cho thị trường, cho nền

kinh tế. Phát triển thị trường nhưng khơng để xảy ra tình trạng DNBH bị mất khả năng thanh toán, ảnh hưởng đến người mua bảo hiểm; hoặc tránh bị nhượng TBH ra nước ngồi q nhiều, làm "thất thốt" ngoại tệ của đất nước

- Nội dung giải pháp: Việc nâng cao năng lực bảo hiểm là rất cần thiết đối với

các DNBH để đảm bảo thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm hiệu quả, đảm bảo

an tồn tài chính cho DNBH. Việc nâng cao năng lực bảo hiểm cho các DNBH cần phải được thực hiện đồng bộ trên các mặt:

+ Nâng cao năng lực tài chính thơng qua hoạt động tăng nguồn vốn:

Nâng cao năng lực tài chính mà đầu tiên là gia tăng vốn của DNBH là cơ sở để

DNBH phát triển hoạt động kinh doanh bảo hiểm thông qua việc đầu tư mở rộng thị

trường, giảm mức nhượng tái bảo hiểm, đảm bảo khả năng thanh toán và các quy định của pháp luật.

Theo Điều 65 của Luật kinh doanh bảo hiểm, trong quá trình hoạt động, DNBH

phải ln duy trì mức vốn điều lệ đã góp khơng thấp hơn mức vốn pháp định theo quy

định của Chính phủ và phải được bổ sung tương ứng với nội dung, phạm vi và địa bàn

73/2016/NĐ-CP cũng nêu rõ mức vốn pháp định của các loại hình DNBH, trong đó

nếu DNBH phi nhân thọ kinh doanh bảo hiểm gốc các loại hình BHPNT trừ bảo hiểm hàng khơng và bảo hiểm vệ tinh thì mức vốn pháp định là 300 tỷ đồng, kinh doanh bảo hiểm gốc các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm chỉ một trong hai loại hình bảo hiểm hàng khơng hoặc bảo hiểm vệ tinh thì vốn pháp định được quy định là 350 tỷ đồng, kinh doanh đầy đủ các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ trong đó có cả bảo hiểm

hàng khơng và bảo hiểm vệ tinh thì mức vốn pháp định là 400 tỷ đồng.

Ngoài ra, để đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực... đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh, nhu cầu về vốn của DNBH là tất yếu. Theo kinh nghiệm các quốc gia có ngành bảo hiểm phát triển, để thị trường phát triển an toàn và hiệu quả, thị trường phải có số vốn cao hơn số vốn tối thiểu, gọi là “vốn phát triển”. Vốn phát triển được tính bằng 40% doanh thu phí BHPNT thực giữ lại. Như vậy, theo số liệu từ thị trường năm 2020, tổng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ của toàn thị trường ước đạt 55.094 tỷ đồng, thì vốn chủ sở hữu cần có để đảm bảo cho việc phát

triển hoạt động kinh doanh bảo hiểm là 22.038 tỷ đồng. Khi đó, hiện tại tổng vốn chủ sở hữu của toàn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ là 33.563 tỷ đồng, số vốn này đã đáp

ứng nhu cầu cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đạt hiệu quả.

Có những biện pháp khác nhau để giúp các DNBH có thể tăng nguồn vốn: có thể là bổ sung vốn từ các cơng ty mẹ khi có nhu cầu như đối với các công ty TNHH một thành viên (như BIC), công ty 100% vốn đầu tư nước ngồi; cịn đối với cơng ty cổ

phần có thể chọn phương án phát hành thêm cổ phiếu.

+ Sử dụng tối đa, có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm: Bảo hiểm là một tổ chức trung gian tài chính lớn của nền kinh tế, có chức năng huy động các nguồn vốn và cung ứng vốn trung, dài hạn cho đầu tư phát triển. Tuy

nhiên thời gian qua, hoạt động đầu tư của các DNBH nói chung và BHPNT nói riêng đều chưa phát huy hết vai trị của mình, chưa hỗ trợ đắc lực cho hoạt động kinh doanh

bảo hiểm. Do đó, trong thời gian tới các DNBH cần phải:

Sử dụng tối đa nguồn vốn có thể đầu tư, các cơng ty bảo hiểm cần tách bạch rõ

vốn đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu và từ quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm. Trên cơ sở đó, xác định rõ: quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cần phải đem đi đầu tư hết phần tiền nhàn rỗi theo quy định của pháp luật; còn đối với vốn chủ sở hữu, từng DNBH

phải dựa trên cơ sở vốn thực tế và nhu cầu chi tiêu cụ thể của mình để xác định phần vốn có thể đem đầu tư và phần vốn để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Muốn vậy, các DNBH cần phải có biện pháp quản lý tiền mặt hữu hiệu, tránh để tồn

mà DNBH có thể lựa chọn để thực hiện quản lý tiền mặt có hiệu quả, đặc biệt là trong việc thu phí bảo hiểm và kết chuyển phí bảo hiểm từ các công ty thành viên về hội sở nhanh nhất.

Căn cứ vào tình hình thực tế trong từng giai đoạn cụ thể để các DNBH có một

danh mục đầu tư hợp lý. Theo nguyên tắc đa dạng hoá rủi ro của danh mục, các

DNBH cần đầu tư vào nhiều dự án và tài sản có các mức độ rủi ro khác nhau, tỷ lệ vốn

đầu tư được phân bổ cho mỗi loại tài sản chủ yếu phụ thuộc vào khả năng sinh lời và

mức độ rủi ro đầu tư của tài sản đó ở mỗi giai đoạn khác nhau. Ngoài ra, việc lựa chọn danh mục đầu tư còn phụ thuộc vào loại nguồn vốn đầu tư: Vốn chủ sở hữu hay tiền nhàn rỗi từ quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm. Với vốn chủ sở hữu mà hiện nay thị trường có tới hơn 33.000 tỷ đồng, các cơng ty có thể mạo hiểm hơn khi lựa chọn đầu tư vào các lĩnh vực bất động sản hay góp vốn liên doanh. Với nguồn vốn nhàn rỗi từ

dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm các cơng ty có thể lựa chọn gửi tiền, cho vay ủy thác hay đầu tư chứng khoán, tuy nhiên, cần phải tuân thủ nguyên tắc trong hoạt động đầu

tư theo quy định của pháp luật kinh doanh bảo hiểm. + Chú trọng đến công tác quản lý rủi ro:

Các DNBH cần xây dựng chiến lược quản lý rủi ro, quy trình quản trị rủi ro bài bản và chuyên nghiệp từ việc nhận diện, phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro theo

những mơ hình thích hợp. Đây là nhiệm vụ của ban quản lý, điều hành, hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ DNBH. Tuy nhiên DNBH cũng có thể sử dụng dịch vụ đánh giá tài chính và xếp hạng doanh nghiệp của các tổ chức như Standard & Poors, A.M Best; Moody’s. Quy trình kiểm sốt nội bộ phải đảm bảo nhận dạng, đo lường, đánh giá mọi rủi ro có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả và mục tiêu hoạt động của doanh

nghiệp một cách thường xuyên, liên tục để kịp thời phát hiện những sai sót trong tồn hệ thống doanh nghiệp; đồng thời phải có những biện pháp điều chỉnh kịp thời, ngăn ngừa và có biện pháp quản lý rủi ro thích hợp.

Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, công tác quản lý rủi ro cần đặc biệt

chú trọng đến một số vấn đề sau:

- Chất lượng của khâu khai thác thông qua công tác đánh giá rủi ro ban đầu. - Chất lượng của khâu giám định, bồi thường nhằm phòng chống trục lợi bảo

hiểm

- Công tác tái bảo hiểm nhằm đảm bảo khả năng thanh tốn cho cơng ty. Cần

phải xây dựng phương án tái bảo hiểm tổng thể và đối với từng nghiệp vụ bảo hiểm có tái bảo hiểm, trong đó chú trọng đến năng lực tài chính và uy tín của các cơng ty nhận

tái bảo hiểm quốc tế, trợ giúp kỹ thuật cho các DNBH để vừa đảm bảo an toàn, vừa

tăng khả năng giữ lại.

Đối với sản phẩm bảo hiểm và chất lượng dịch vụ của các DNBH sức khoẻ phi nhân thọ tại Việt Nam

Sản phẩm bảo hiểm và chất lượng dịch vụ của DNBH phi nhân thọ có vai trị quan trọng trong việc gia tăng nhu cầu cũng như ý định mua BHSK. Để nâng cao tác

động tích cực của các yếu tố này đến thị trường BHSK phi nhân thọ ở Việt Nam, các

DNBH cần phát triển các sản phẩm bảo hiểm với quyền lợi linh hoạt đáp ứng nhu cầu thay đổi của nhiều nhóm khách hàng khác nhau, đồng thời phải phát triển mạng lưới phân phối theo cả chiều rộng và chiều sâu để tiếp cận nhiều khách hàng và mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng từ khâu tư vấn đến khâu

giám định và giải quyết bồi thường bảo hiểm.

a) Phát triển sản phẩm bảo hiểm với quyền lợi đa dạng đáp ứng nhu cầu khác nhau của người tham gia bảo hiểm

- Mục đích của giải pháp: Sự linh hoạt của sản phẩm bảo hiểm sức khoẻ có tác

dụng rất lớn trong việc khơi gợi nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm bảo hiểm với những quyền lợi hấp dẫn đa dạng sẽ thu hút nhiều nhóm khách hàng tham gia bảo

hiểm hơn.

- Nội dung giải pháp: Việc thiết kế sản phẩm phù hợp có vai trị quan trọng đối

với sự thành công của các DNBH. Khi thiết kế sản phẩm BHSK phi nhân thọ, các DNBH cần tập trung vào một số vấn đề dưới đây để có thể phát triển và đa dạng hoá

sản phẩm phù hợp với nhu cầu khác nhau của khách hàng:

+ Về thông tin sản phẩm: Khi thiết kế sản phẩm bảo hiểm bán qua ngân hàng cũng cần thiết kế đơn giản, dễ hiểu đổi với cả nhân viên bán hàng và quan trọng nhất là đối với khách hàng. Sản phẩm phải rõ ràng, về chi phí, hoa hồng, lệ phí và phải chỉ rõ phạm vi bảo vệ của sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng.

+ Về tên sản phẩm: Các DNBH cần phải có chiến lược đặt tên sản phẩm bảo

hiểm sức khoẻ phù hợp, tên phải ngắn gọn dễ nhớ, dễ sử dụng trong trao đổi thông tin, phải phù hợp với thuần phong, mỹ tục và phải lưu ý đến tiếng địa phương; tên phải gợi

đến sản phẩm và gợi sự thoả mãn nhu cầu liên quan. Tên sản phẩm nhấn mạnh được

vai trò và sự cần thiết của sản phẩm, đặc điểm nổi bật của sản phẩm thì sẽ thu hút

những cái nhìn đầu tiên từ khách hàng.

+ Về quyền lợi bảo hiểm sức khoẻ: Quyền lợi bảo hiểm sức khoẻ cần phải được

tương lai gần, các sản phẩm bảo hiểm cá nhân có thể tập trung vào các sản phẩm bảo hiểm tai nạn và bệnh hiểm nghèo với những nguy cơ được đại bộ phận người dân quan tâm như các loại bệnh ung thư hay hậu quả do COVID-19, bảo hiểm chi phí y tế cho hộ gia đình, bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ hay các loại hình bảo hiểm tồn diện, bảo

hiểm thu nhập. Phát triển các sản phẩm bảo hiểm tích hợp là cơ hội để DNBH khai

thác tối đa thị trường tiềm năng và mở rộng thị trường tại Việt Nam. Đây là những sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của đại bộ phận khách hàng trên thị trường.

Phạm vi bảo hiểm cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế của mỗi địa phương, mỗi loại bệnh lý,... Có thể nghiên cứu tính khả thi của việc cho phép người tiêu dùng có thể chọn mức phí bảo hiểm phải nộp tuỳ theo phạm vi bảo hiểm mà mình tham gia. Cụ thể, với mỗi độ rộng, hẹp của phạm vi bảo hiểm sẽ có phí bảo hiểm tương ứng. Các DNBH cũng cần phải chú trọng phân tích sự thay đổi nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng để thích ứng trong việc thay đổi sản phẩm đáp ứng nhiều nhu cầu của khách hàng.

Bên cạnh đó, DNBH cần phải quan tâm đến trải nghiệm tích cực của khách hàng trong việc sử dụng các dịch vụ và tiện ích như cải thiện dịch vụ bảo lãnh viện phí, thời gian thanh tốn nhanh chóng cũng như mở rộng phạm vi bệnh viện được bảo lãnh,

việc nghiên cứu mở rộng phạm vi của sản phẩm bảo hiểm sức khoẻ cũng là một trong những vấn đề quan trọng mà các DNBH phi nhân thọ cần phải cân nhắc. Kết quả

nghiên cứu cho thấy số lượng bệnh viện bảo lãnh viện phí cịn hạn chế có ảnh hưởng ngược chiều đối với thị trường bảo hiểm sức khoẻ. Đa phần các DNBH cũng đã tích

cực mở rộng danh mục bệnh viện liên kết bảo lãnh viện phí, tuy nhiên có nhiều danh mục bệnh viện bảo lãnh viện phí của một số công ty bảo hiểm chưa mở rộng đối với các bệnh viện công, điều này làm cho khâu thanh tốn viện phí của khách hàng phức tạp hơn, tạo ra trải nghiệm tiêu cực khi sử dụng sản phẩm BHSK. Chính vì vậy, DNBH cần cố gắng cải thiện dịch vụ bảo lãnh viện phí để ngày càng làm hài lịng hơn khách hàng của mình.

+ Một trong những tác động tiêu cực của các nhân tố đến thị trường bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ là phí bảo hiểm cao hơn so với thu nhập bình qn, do đó để đảm

bảo việc mở rộng thị trường các doanh nghiệp bảo hiểm cần cân nhắc việc xây dựng phí bảo hiểm hợp lý hơn với nhiều hạn mức khác nhau nhằm có được mức phí hợp lý với nhiều nhóm người tiêu dùng nhưng vẫn đảm bảo tính kinh tế cho doanh nghiệp. Biểu phí có thể xây dựng cho từng loại bệnh lý, cho từng độ tuổi, tăng tính đa dạng và linh hoạt phù hợp hơn cho mỗi nhóm khách hàng.

+ Số tiền bảo hiểm cần được điều chỉnh theo xu hướng tăng dần trên cơ sở của

phí bảo hiểm nhằm tạo động lực lợi ích để khuyến khích người tiêu dùng tham gia bảo hiểm. Mức giới hạn bồi thường cũng cần điều chỉnh theo từng thời kỳ cho phù hợp điều kiện kinh tế, bù đắp được lạm phát.

+ Ngoài việc thiết kế các sản phẩm phù hợp với các đối tượng khách hàng thì

DNBH cần phải phối hợp với các đối tác phân phối để tư vấn lựa chọn đúng sản phẩm cho mỗi khách hàng. Các sản phẩm tích hợp được thiết kế, phát triển trong thời gian tới cần đa dạng nhiều phân khúc tập trung vào cả hai nhóm: bảo hiểm cá nhân và bảo hiểm nhóm. Đối với cá sản phẩm bảo hiểm nhóm, đây là định hướng phát triển sản

phẩm trong dài hạn của các doanh nghiệp bảo hiểm. Thị trường cho các sản phẩm bảo hiểm sức khoẻ nhóm là vơ cùng tiềm năng đối với các DNBH phi nhân thọ.

Để các DNBH có thể làm tốt cơng tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm thì các

cơ quan quản lý như Bộ Tài chính cũng cần phải có những biện pháp thích hợp để tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm sức khỏe phi nhân thọ tại việt nam (Trang 144 - 198)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)