Đánh giá chung thực trạng thị trường bảo hiểm sức khoẻ Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm sức khỏe phi nhân thọ tại việt nam (Trang 95 - 102)

4.1. Thị trường bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ tại Việt Nam

4.1.7. Đánh giá chung thực trạng thị trường bảo hiểm sức khoẻ Việt Nam

4.1.7.1. Những mặt đạt được

Như vậy ta có thể thấy rằng thị trường bảo hiểm sức khoẻ trong thời gian tới là vô cùng tiềm năng. Chỉ trong khoảng 10 năm trở lại đây, nghiệp vụ bảo hiểm sức khoẻ trên thị trường bảo hiểm Việt Nam tăng trưởng rất nhanh cao hơn so với mức tăng trưởng bình quân chung và vươn lên dẫn đầu về doanh thu phí. Sau hơn 30 năm hình thành và phát triển, thị trường bảo hiểm sức khoẻ tại Việt Nam đã đạt được dấu mốc quan trọng như: 3.153 3.828 5.167 5.967 7.588 9.651 12.225 14.466 17.381 18.270 25,53% 21,40% 34,97% 15,49% 27,17% 27,19% 26,67% 18,33% 20,15% 5,11% 0,00% 5,00% 10,00% 15,00% 20,00% 25,00% 30,00% 35,00% 40,00% - 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 14.000 16.000 18.000 20.000 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 T ỷ đ ồ n g

Thứ nhất, doanh thu phí BHSK dẫn đầu tồn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ: Cùng với sự tăng trưởng và phát triển của tầng lớp trung lưu trong xã hội, ý thức về sức khoẻ, y tế tăng lên của người dân Việt Nam cũng khiến các công ty bảo hiểm đưa ra thị trường ngày một nhiều hơn những sản phẩm, dịch vụ cho phép khách hàng hoạch định các nhu cầu liên quan đến sức khỏe ở thời điểm hiện tại cũng như

trong tương lai. Trong những năm gần đây, nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tăng mạnh và sự chuyển hướng sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của các cơ sở y tế tư nhân của người dân là cơ hội vàng cho các công ty bảo hiểm. Theo nghiên cứu gần

đây của Nielsen (2020), người tiêu dùng Việt Nam vẫn tiếp tục dành một phần chi tiêu

cho các gói bảo hiểm sức khỏe cao cấp. Trong quý II/2020, Việt Nam vẫn nằm trong top 2 các quốc gia với tỉ lệ người tiêu dùng nói rằng họ chi tiêu nhiều cho các gói bảo hiểm cao cấp (38%, - 2% vs Q1 2019), chỉ sau Ấn Độ (39%).

Sự gia tăng về nhu cầu bảo hiểm sức khoẻ cũng được thể hiện qua doanh thu

bảo hiểm sức khoẻ trong những năm gần đây. Vào năm 2010, doanh thu bảo hiểm sức khoẻ chỉ dừng lại ở 2.511,7 tỷ đồng thì đến năm 2020 doanh thu này đã là 18.270 tỷ đồng, tăng gấp hơn 7 lần. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2011 – 2020 đạt ở mức cao lên đến 22%. Bên cạnh đó, bảo hiểm sức khoẻ cũng dần trở thành một

trong những nghiệp vụ cốt lõi của các doanh nghiệp bảo hiểm với tỷ trọng bình quân trong tổng doanh thu phí dẫn đầu trong một vài năm trở lại đây. Năm 2010, bảo hiểm sức khoẻ chỉ chiếm 14,56% tổng doanh thu phí tồn thị trường thì đến năm 2019 cơ

cấu phí bảo hiểm theo nghiệp vụ của bảo hiểm sức khoẻ đã đạt ở mức 32,53%, vươn lên dẫn đầu trở thành nghiệp vụ có doanh thu cao nhất. Năm 2020, dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 tuy nhiên bảo hiểm sức khoẻ vẫn giữ vững được vị trí số

một với doanh thu phí 18.270 tỷ đồng, chiếm 32,24% tổng doanh thu phí của toàn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, năm 2020 là năm

đầu tiên các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cung cấp sản phẩm bảo hiểm sức khỏe

riêng biệt ra thị trường, tỷ trọng của sản phẩm bảo hiểm sức khoẻ chiếm 0.05% doanh thu phí tồn thị trường nhân thọ. Đây là một trong những dấu hiệu tích cực trong giai

đoạn dịch bệnh COVID-19 khi người dân đã quan tâm nhiều hơn đến bảo hiểm sức

khoẻ.

Thứ hai, thiết kế sản phẩm đa dạng linh hoạt phù hợp nhu cầu của khách hàng: Nắm bắt được xu thế phát triển tích cực của thị trường bảo hiểm sức khỏe, hầu hết công ty bảo hiểm đều có những chiến lược mới trong phân khúc bảo hiểm sức

khỏe. Nhiều chương trình bảo hiểm chăm sóc sức khỏe đa dạng, linh hoạt và phù hợp với nhu cầu khám chữa bệnh/điều trị của người dân được đưa ra thị trường với phạm

vi bảo hiểm được mở rộng, hệ thống bệnh viện, trung tâm, cơ sở khám chữa bệnh bảo lãnh viện phí được mở rộng, xử lý bồi thường cho khách hàng nhanh chóng và thuận tiện hơn. Nhiều sản phẩm bảo hiểm sức khỏe giúp người tham gia bảo hiểm được tiếp cận với các dịch vụ khám chữa bệnh tiên tiến trên thế giới. Từ những sản phẩm bảo hiểm tai nạn hay trợ cấp nằm viện ban đầu với phạm vi bảo hiểm hẹp và khoản trợ

cấp/số tiền bảo hiểm thấp vào những năm 2000, đến nay các doanh nghiệp bảo hiểm

đều phát triển đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm sức khoẻ cả về số lượng sản phẩm, các

gói quyền lợi và phạm vi bảo hiểm, và phương thức chi trả.

Theo thống kê của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (2021), trong năm 2020 nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe (bao gồm bảo hiểm tai nạn con người, bảo hiểm y tế, bảo hiểm chăm sóc sức khỏe) tăng trưởng 5,11%, duy trì mức tỷ trọng cao thứ nhất trong tổng doanh thu với 32,24%. Doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm sức khoẻ chủ yếu dựa vào bảo hiểm chăm sóc sức khỏe với mức tăng trưởng lên đến gần 70%, trong khi bảo hiểm tai nạn con người và bảo hiểm y tế giảm 10% và 3%. Điều này cho thấy rằng nhu cầu của người dân đang dần chuyển sang các loại hình bảo hiểm sức khoẻ trọn gói,

linh hoạt, phạm vi bảo vệ rộng hơn.

Ngoài ra, kết quả khảo sát người tiêu dùng của công ty Tái bảo hiểm RGA cho thấy người mua bảo hiểm sức khoẻ có xu hướng mua bảo hiểm ung thư cho con cái,

đồng thời chú tâm hơn đến các quyền lợi liên quan đến tuổi vị thành niên, bảo vệ cho

bố mẹ già và chia sẻ quyền lợi với vợ/chồng. Chuyên gia của RGA nhận định rằng,

việc quyền lợi bảo hiểm được tuỳ chỉnh sẽ là yếu tố đem lại sự linh hoạt để thu hút được nhiều phân khúc khách hàng hơn.

Một số DNBH đã có sự thay đổi một cách năng động và sáng tạo để vượt qua

thách thức trong đại dịch covid, đồng thời khẳng định thương hiệu và gia tăng thêm lợi thế cạnh tranh. Chẳng hạn, tại khối phi nhân thọ, Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu

điện (PTI) và Công ty cổ phần Doctor Anywhere Việt Nam (Doctor Anywhere) mới

ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm đem tới trải nghiệm thăm khám sức khỏe

tối ưu cho khách hàng của PTI. Doctor Anywhere sẽ trở thành đối tác cung cấp dịch

vụ chăm sóc sức khỏe cho những khách hàng tham gia bảo hiểm của PTI, đồng thời các khách hàng cũng có thể sử dụng ứng dụng Doctor Anywhere để được tư vấn sức

khỏe trực tuyến qua điện thoại và nhận thuốc giao tận tay trong vòng 3 giờ, được sử

dụng ứng dụng miễn phí ứng dụng từ này đến hết tháng 6/2021. Được biết, Doctor

Anywhere hiện là một trong những công ty tư vấn y tế trực tuyến lớn nhất tại Singapore. Bảo hiểm VietinBank (VBI) cũng mới cho ra mắt sản phẩm bảo hiểm Ung thư vú (Pink Care) với nhiều quyền lợi dành cho khách hàng. Theo đó, với mức chi phí

hàng năm chỉ từ 42.000 đồng, khách hàng đã có thể nhận được quyền lợi lên đến 174

triệu đồng, bao gồm chi trả bảo hiểm một lần khi chẳng may phát hiện ung thư vú ở cả giai đoạn sớm và trễ, quyền lợi trợ cấp nằm viện do điều trị ung thư vú, thời gian chờ ngắn nhất…

Giám đốc một công ty bảo hiểm cho rằng: trong năm 2021, cùng với việc tiếp tục chiến lược đầu tư vào công nghệ, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tập trung vào trải

nghiệm sản phẩm nhằm tạo nên sự khác biệt. Đây là các sản phẩm bảo hiểm tuỳ chỉnh, phục vụ theo từng nhu cầu khác nhau của mỗi khách hàng, đơn giản trong điều kiện, điều khoản, có thể mua bất kỳ đâu và bất kỳ khi nào, bồi thường chỉ sau 1 cái click

chuột... “Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải đặt khách hàng làm trọng tâm trong việc thiết kế sản phẩm, giúp khách hàng có quyền mua bảo hiểm chuyên biệt cho từng nhu cầu của họ. Thành công của những công ty khởi nghiệp tỷ đô như Lemonade, Hippo… đã chứng minh cho xu hướng tất yếu này”.

Có thể thấy rằng, để thích ứng với sự thay đổi về nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, cùng với những thách thức do dịch covid đặt ra, các sản phẩm bảo hiểm sức khoẻ trên thị trường đang dần được thay đổi, không chỉ tập trung vào việc bảo vệ cho

khách hàng mà còn phát triển theo hướng đem lại trải nghiệm tích cực cho khách hàng trong việc sử dụng các dịch vụ và tiện ích. Để làm được như vậy các DNBH phải

hướng vào mục tiêu lấy khách hàng làm trọng tâm trong phương châm kinh doanh của mình.

Thứ ba, đa dạng hố kênh phân phối bảo hiểm sức khoẻ:

Các doanh nghiệp bảo hiểm tích cực đẩy mạnh phát triển hệ thống kênh phân

phối bảo hiểm sức khỏe. Việc đa dạng hóa kênh phân phối giúp các DNBH tăng khả

năng tiếp cận sản phẩm đối với người tham gia bảo hiểm từ đó tăng tỉ lệ bao phủ bảo hiểm sức khỏe thương mại. Bên cạnh phát triển kênh phân phối truyền thống như môi giới, đại lý độc quyền, đào tạo tuyển dụng nhân viên khai thác bảo hiểm sức khỏe thì kênh phân phối qua đại lý tổ chức khơng độc quyền và kênh phân phối bảo hiểm qua

ngân hàng, kênh bán chéo cũng được sử dụng khá hiệu quả. Các công ty bảo hiểm liên kết với ngân hàng để phân phối sản phẩm bảo hiểm đã tận dụng được mạng lưới phân phối và cơ sở khách hàng lớn. Kênh này không chỉ giúp đưa sản phẩm bảo hiểm sức

khỏe đến tay người tiêu dùng mà tận dụng được dữ liệu khách hàng để phục vụ nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm và quản lý rủi ro. Theo một chuyên gia kinh tế tài chính: Bancassurance (phân phối bảo hiểm qua ngân hàng) đang dần trở thành kênh

phân phối quan trọng. Doanh thu qua kênh Bancassurance đã tăng từ 5% trong năm

Kênh đại lý tổ chức không độc quyền là xu hướng mới trong hoạt động phân

phối bảo hiểm sức khỏe. Đây là mơ hình hợp tác của đại lý với nhiều công ty bảo

hiểm, có thể tư vấn và phân phối nhiều loại sản phẩm bảo hiểm khác nhau, gồm cả nhân thọ và phi nhân thọ cho nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khi được sự đồng ý từ các doanh nghiệp bảo hiểm này. Điều này có nghĩa là khách hàng sẽ được phục vụ tốt hơn, thay vì cần có nhiều đại lý độc quyền phục vụ cho các nhu cầu bảo hiểm khác nhau từ nhân thọ đến phi nhân thọ thì hiện tại, chỉ cần một đại lý của cơng ty đại lý tổ chức đã có thể đáp ứng các nhu cầu bảo hiểm của khách hàng.

Thị trường bảo hiểm sức khỏe có tiềm năng tăng trưởng nhanh nhờ tốc độ phát triển của số hóa. Xu hướng doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý phân phối, các kênh phân phối khác ứng dụng công nghệ thông tin, kinh doanh trực tuyến giúp họ tiếp cận được

đa dạng đối tượng khách hàng Ví dụ như: đã có sản phẩm bảo hiểm bán qua kênh

Shopee, Tiki…và bắt đầu mang lại hiệu quả nhất định cho các doanh nghiệp bảo hiểm, dù doanh thu chưa cao.

Nhờ công nghệ thông tin, kinh doanh trực tuyến, tương tác, trao đổi của công ty bảo hiểm với khách hàng được nhanh chóng, khách hàng được hưởng nhiều tiện ích

thuận tiện, đỡ rườm rà về thủ tục hơn trước, giao dịch bằng giấy và tiền mặt được giảm thiều; hồ sơ yêu cầu bảo hiểm được điền bằng công nghệ 4.0, phần mềm lập bảng

minh họa, các kênh thu phí trực tuyến, giải quyết bồi thường trực tuyến nhanh chóng hơn.... Prudential Việt Nam đã ứng dụng chăm sóc sức khỏe trên nền tảng kỹ thuật

số. Manulife Việt Nam có giải pháp số hóa quy trình giải quyết bồi thường (eClaims), bảo hiểm VIETINBANK phân phối bảo hiểm và giải quyết bồi thường bảo hiểm sức khỏe qua App điện thoại, BẢO VIỆT qua web….

Mặc dù đại dịch COVID-19 đem đến thách thức lớn đối với thị trường bảo

hiểm, nhưng cũng nhờ đ ó mà các DNBH mới có cơ hội để chuyển mình và thay đổi

thích ứng với sự biến đổi của môi trường kinh tế - xã hội. Các DNBH đã sử dụng chiến lược đa dạng hoá kênh phân phối, tìm kiếm thị trường trong kênh phân phối mới như bancassurance để tận dụng được nguồn khách hàng vô cùng tiềm năng từ ngân hàng.

Đồng thời, các DNBH tận dụng lợi thế của khoa học kỹ thuật, phát triển các kênh phân

phối qua mạng dựa trên nền tảng cách mạng công nghiệp 4.0 và cung ứng các dịch vụ từ xa qua các kênh số hoá để chăm sóc tốt hơn nhu cầu của khách hàng ngay trong giai

đoạn dịch bệnh COVID-19.

Thứ tư, Nhà nước đã có sự quan tâm thiết thực đến nhu cầu bảo hiểm sức khoẻ

của người dân.

riêng, Nhà nước đã có những chính sách để khuyến khích các cá nhân, tổ chức tham

gia BHSK khoẻ, cụ thể là các quy định pháp lý về bảo hiểm sức khỏe, miễn giảm thuế cho người tham gia bảo hiểm ngày càng chuẩn mực theo hướng rõ ràng minh bạch và khuyến khích các cá nhân, tổ chức tham gia bảo hiểm. Theo Nghị quyết 20-NQ/TW 2017 về nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới của ban chấp hành Trung

ương khóa XII (Ban chấp hành trung ương, 2017) đưa ra quan điểm “Nhà nước ưu tiên đầu tư ngân sách và có cơ chế, chính sách huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân; tổ chức cung cấp dịch vụ công,

bảo đảm các dịch vụ cơ bản, đồng thời khuyến khích hợp tác cơng - tư, đầu tư tư nhân, cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu”, ta có thể thấy sự quan tâm của Nhà nước đến

việc nhận được các bảo hiểm về chăm sóc sức khoẻ của người lao động và sự khuyến khích các doanh nghiệp mua BHSK cho nhân viên khi trừ số tiền mua BHSK cho người lao động trong thuế thu nhập doanh nghiệp. Chính vì vậy, người sử dụng lao động cũng sẽ có nhiều cân nhắc và suy tính khi mua bảo hiểm sức khoẻ cho nhân

viên của mình như một hình thức phúc lợi. Bên cạnh đó, cơng việc sẽ được hoàn

thành tốt hơn khi nhân viên khoẻ mạnh và cảm thấy được bảo vệ.

4.1.7.2. Hạn chế và nguyên nhân

Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng bảo hiểm sức khoẻ tại Việt Nam vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định như: vấn đề trục lợi trong bảo hiểm sức khoẻ, chất lượng đội ngũ nhân viên, đại lý bán bảo hiểm sức khoẻ cịn hạn chế, chưa

có cơ sở dữ liệu phục vụ thiết kế sản phẩm và đánh giá rủi ro.

Trục lợi trong bảo hiểm sức khoẻ:

Bảo hiểm sức khoẻ là một trong những lĩnh vực thường xảy ra trục lợi bảo hiểm. Nói một cách đơn giản, trục lợi bảo hiểm được hiểu là bao gồm tất cả các hành vi lừa đảo bất hợp pháp nhằm tìm kiếm lợi nhuận từ cơng ty bảo hiểm. Trục lợi trong bảo hiểm sức khoẻ có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức như: kê khai thông tin gian dối, không đến khám chữa bệnh nhưng giả mạo chứng từ y tế để được hưởng tiền bảo hiểm, khách hàng cấu kết với cá nhân/tổ chức y tế như bác sĩ, cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở kinh doanh dược phẩm,… để phát hành chứng từ y tế không đúng với

thương tật, bệnh tật, tình trạng sức khỏe thực tế của khách hàng, hay thậm chí là khách hàng tự huỷ hoại bản thân để hưởng tiền chi trả quyền lợi bảo hiểm từ công ty bảo

hiểm. Theo thống kê của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, trục lợi trong nghiệp vụ bảo hiểm bổ trợ/sức khỏe chiếm tới 80-90% tổng số vụ trục lợi toàn thị trường. Đa phần

những vụ trục lợi của khách hàng đều có sự tiếp tay các bệnh viện hay cơ sở y tế, điều

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm sức khỏe phi nhân thọ tại việt nam (Trang 95 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)