Phân tích phương sai ANOVA đánh giá sự khác biệt về ý định mua BHSK

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm sức khỏe phi nhân thọ tại việt nam (Trang 127 - 135)

BHSK phi nhân thọ

Phương pháp phân tích phương sai ANOVA được sử dụng để đánh giá sự khác biệt về ý định mua bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ theo: Vùng miền, Giới tính, Độ

4.4.5.1. Kiểm định sự khác biệt về ý định mua BHSK phi nhân thọ của các nhóm khách hàng theo vùng miền

Tác giả tiến hành khảo sát người dân ở 3 thành phố lớn đại diện cho 3 miền: Hà Nội đại diện cho miền Bắc, Đà Nẵng đại diện cho miền Trung và TP. Hồ Chí Minh đại diện cho miền Nam. Phân tích phương sai ANOVA được sử dụng để kiểm định sự

khác biệt về ý định mua BHSK phi nhân thọ của các nhóm khách hàng ở 3 miền.

Bảng 4.25. Kiểm định phương sai đồng nhất cho các nhóm khách hàng theo vùng miền

Levene Statistic df1 df2 Sig.

1.039 2 658 .355

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu của tác giả

Kết quả kiểm định Levene cho thấy tỷ lệ sig (p-value) của thống kê Levene

=0.355 > 0.05 nên ở độ tin cậy 95% chưa đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0: “Phương

sai bằng nhau giữa các nhóm giá trị”. Như vậy, có thể kết luận khơng có sự khác biệt về phương sai giữa các nhóm khách hàng ở 3 miền hay nói cách khác phương sai sai số là đồng nhất giữa các nhóm khách hàng.

Bảng 4.26. Kiểm định sự khác biệt về trung bình ý định mua của các nhóm khách hàng theo vùng miền

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups .799 2 .400 .992 .371

Within Groups 264.968 658 .403

Total 265.767 660

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu của tác giả

Khi phương sai sai số là đồng nhất giữa các nhóm khách hàng, phương pháp

phân tích phương sai ANOVA được sử dụng để kiểm định sự khác biệt về ý định mua BHSK phi nhân thọ giữa các nhóm khách hàng này. Kiểm định phương sai ANOVA cho kết quả tỷ lệ Sig. = 0,371 > 0,05 do đó có thể kết luận rằng ở độ tin cậy 95% chưa

đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0: “Trung bình ý định mua BHSK phi nhân thọ của các

khách hàng ở vùng miền khác nhau là giống nhau”. Như vậy, với độ tin cậy 95% có

thể nói rằng ý định mua BHSK phi nhân thọ của các khách hàng ở 3 thành phố đại

diện cho 3 miền Bắc, Trung, Nam là giống nhau.

Nhìn vào bảng có thể thấy rằng trung bình ý định mua BHSK phi nhân thọ

TP.HCM, kết quả khảo sát cho thấy người dân có xu hướng có dự định mua BHSK phi nhân thọ nhiều hơn ở Hà Nội và Đà Nẵng, trung bình ý định mua BHSK phi nhân thọ của 3 thành phố này lần lượt là 4,2258, 4,1654 và 4,1435.

4.4.5.2. Kiểm định sự khác biệt về ý định mua BHSK phi nhân thọ của các nhóm khách hàng theo nhóm tuổi

Để tiến hành phân tích sự khác biệt về ý định mua BHSK phi nhân thọ của các

nhóm khách hàng theo các nhóm tuổi khác nhau theo phương pháp phân tích phương sai ANOVA, NCS chia nhóm khách hàng tham gia khảo sát thành 5 nhóm tuổi: Dưới 25 tuổi, Từ 25 đến dưới 35 tuổi, Từ 35 đến dưới 45 tuổi, Từ 45 đến dưới 55 tuổi và Từ 55 tuổi trở lên.

Bảng 4.27. Kiểm định phương sai đồng nhất cho các nhóm khách hàng theo nhóm tuổi

Levene Statistic df1 df2 Sig.

.604 4 656 .660

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu của tác giả

Kết quả kiểm định Levene cho thấy sig. của thống kê Levene =0.660 (>0.05) nên ở độ tin cậy 95% chưa đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0: “Phương sai bằng nhau giữa các nhóm giá trị”. Như vậy, có thể kết luận khơng có sự khác biệt về phương sai giữa các nhóm khách hàng theo nhóm tuổi.

Bảng 4.28. Kiểm định sự khác biệt về trung bình ý định mua của các nhóm khách hàng theo vùng miền

ANOVA

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups 8.495 4 2.124 5.415 .000

Within Groups 257.273 656 .392

Total 265.767 660

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu của tác giả

Kết quả kiểm định phương sai ANOVA cho thấy tỷ lệ Sig. = 0,000 < 0,05 do

đó, ở độ tin cậy 95% cho kết quả bác bỏ giả thuyết H0: “Trung bình ý định mua BHSK

phi nhân thọ là bằng nhau giữa các nhóm khách hàng theo nhóm tuổi”. Như vậy, ý

định mua BHSK phi nhân thọ giữa các nhóm khách hàng theo nhóm tuổi khác nhau là

khác nhau. Để xem xét sự khác biệt ý định mua giữa các nhóm khách hàng theo nhóm tuổi đề tài sử dụng bảng thống kê mô tả ý định mua BHSK phi nhân thọ của các nhóm khách hàng theo nhóm tuổi và kiểm định Tamhane về sự khác biệt của ý định mua của

các nhóm khách hàng này.

Theo bảng thống kê mô tả ý định mua BHSK phi nhân thọ của các nhóm khách hàng theo nhóm tuổi, có thể thấy rằng trung bình ý định mua BHSK phi nhân thọ tăng dần theo độ tuổi, thấp nhất là nhóm tuổi “dưới 25 tuổi” với mức trung bình ý định mua là 3,9721 (nhỏ hơn 4,0) và cao nhất là nhóm tuổi “từ 55 tuổi trở lên” với mức trung bình ý định mua là 4,4026. Trung bình ý định mua của các nhóm khách hàng từ 25 đến dưới 35 tuổi, từ 35 đến dưới 45 tuổi và từ 45 đến dưới 55 tuổi lần lượt là 4,0681,

4,2072, 4,2292, 4,4026.

Kiểm định Tamhane được sử dụng để đánh giá sự khác biệt về trung bình ý định mua BHSK phi nhân thọ giữa 2 nhóm khách hàng có độ tuổi khác nhau. Kết quả

kiểm định Tamhane cho thấy ở mức ý nghĩa 5%, có sự khác biệt về ý định mua của

nhóm khách hàng dưới 25 tuổi và từ 25 tuổi đến dưới 35 tuổi với nhóm khách hàng có

độ tuổi từ 55 tuổi trở lên (tỷ lệ sig < 0,05). Với độ tin cậy 95%, có thể kết luận rằng

trung bình ý định mua của nhóm khách hàng dưới 25 tuổi giống với các nhóm khách hàng từ 25 đến dưới 35 tuổi, từ 35 đến dưới 45 tuổi và từ 45 đến dưới 55 tuổi; ý định mua của nhóm khách hàng từ 25 tuổi đến dưới 35 tuổi không khác biệt với nhóm

khách hàng từ 35 đến dưới 45 tuổi và từ 45 đến dưới 55 tuổi; khơng có sự khác biệt giữa nhóm khách hàng từ 35 đến dưới 45 tuổi, từ 45 đến dưới 55 tuổi và các nhóm

khách hàng cịn lại.

4.4.5.3. Kiểm định sự khác biệt về ý định mua BHSK phi nhân thọ của các nhóm khách hàng theo giới tính

Việc xem xét sự khác biệt giữa hành vi tiêu dùng BHSK phi nhân thọ giữa khách hàng nam và khách hàng nữ là rất quan trọng để các DNBH phi nhân thọ có thể

đưa ra chiến lược marketing sản phẩm BHSK hướng vào nhóm khách hàng có xu

hướng tiêu dùng một cách hiệu quả nhất.

Bảng 4.29. Kiểm định phương sai đồng nhất cho các nhóm khách hàng theo giới tính

Test of Homogeneity of Variances

Levene Statistic df1 df2 Sig.

.310 1 659 .578

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu của tác giả

Kết quả kiểm định Levene cho thấy sig. của thống kê Levene =0.578 (>0.05) nên ở độ tin cậy 95% chưa đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0: “Phương sai bằng nhau giữa các nhóm giá trị”. Như vậy, có thể kết luận khơng có sự khác biệt về phương sai

giữa các nhóm khách hàng nam và nữ.

Bảng 4.30. Kiểm định sự khác biệt về trung bình ý định mua của các nhóm khách hàng theo giới tính

ANOVA

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups 12.877 1 12.877 33.556 .000

Within Groups 252.890 659 .384

Total 265.767 660

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu của tác giả

Kết quả kiểm định phương sai ANOVA cho thấy tỷ lệ Sig. = 0,000 < 0,05 do

đó, ở độ tin cậy 95% cho kết quả bác bỏ giả thuyết H0: “Trung bình ý định mua BHSK

phi nhân thọ là bằng nhau giữa các nhóm khách hàng theo giới tính”. Như vậy, ý định mua BHSK phi nhân thọ giữa các nhóm khách hàng nam và nữ là khác nhau. Bảng thống kê mô tả ý định mua BHSK phi nhân thọ của các nhóm khách hàng theo giới

tính được sử dụng để đánh giá sự khác biệt ý định mua giữa nhóm khách hàng nam và nữ.

Bảng thống kê mô tả ý định mua BHSK phi nhân thọ của các nhóm khách hàng theo giới tính cho thấy trung bình ý định mua BHSK phi nhân thọ của nhóm khách

hàng nữ cao hơn nhóm khách hàng nam khá đáng kể, trong đó trung bình ý định mua của nhóm khách hàng nữ là 4,3005, khách hàng nam là 4,0179, khác biệt là 0,2826.

4.4.5.4. Kiểm định sự khác biệt về ý định mua BHSK phi nhân thọ của các nhóm khách hàng theo trình độ học vấn

Trình độ học vấn cũng là một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng đến tác động của các nhân tố đến ý định mua BHSK phi nhân thọ.

Bảng 4.31. Kiểm định phương sai đồng nhất cho các nhóm khách hàng theo nhóm tuổi

Test of Homogeneity of Variances

Levene Statistic df1 df2 Sig.

.535 3 657 .659

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu của tác giả

Kết quả kiểm định Levene cho thấy sig. của thống kê Levene =0.659 (>0.05) nên ở độ tin cậy 95% chưa đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0: “Phương sai bằng nhau giữa các nhóm giá trị”. Như vậy, có thể kết luận khơng có sự khác biệt về phương sai giữa các nhóm khách hàng theo trình độ học vấn.

Bảng 4.32. Kiểm định sự khác biệt về trung bình ý định mua của các nhóm khách hàng theo vùng miền

ANOVA

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups 2.425 3 .808 2.017 .110

Within Groups 263.342 657 .401

Total 265.767 660

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu của tác giả

Kết quả kiểm định phương sai ANOVA cho thấy tỷ lệ Sig. = 0,110 > 0,05 do

đó, với độ tin cậy 95% chưa đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0: “Trung bình ý định mua

BHSK phi nhân thọ là bằng nhau giữa các nhóm khách hàng theo trình độ học vấn”.

Như vậy, trung bình ý định mua BHSK phi nhân thọ có sự tương đồng giữa các nhóm khách hàng theo trình độ học vấn.

Theo bảng thống kê mô tả ý định mua BHSK phi nhân thọ của các nhóm khách hàng theo trình độ học vấn, có thể thấy rằng trung bình ý định mua BHSK phi nhân

thọ giữa các nhóm khách hàng theo trình độ học vấn khơng khác biệt nhau q nhiều. Trung bình ý định mua BHSK phi nhân thọ thấp nhất là nhóm khách hàng với trình độ học vấn phổ thông trung học là 3,7692, cao nhất là nhóm khách hàng với trình độ

trung cấp là 4,2414. Sau đó, trung bình ý định mua giảm dần với nhóm khách hàng có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học với mức trung bình tương ứng là 4,1854 và

4,1798.

4.4.5.5. Kiểm định sự khác biệt về ý định mua BHSK phi nhân thọ của các nhóm khách hàng theo thu nhập

Thu nhập là một trong những yếu tố rất quan trọng khi khách hàng cân nhắc trước khi mua BHSK phi nhân thọ. Kiểm định sự khác biệt về ý định mua của các

nhóm khách hàng theo thu nhập để tìm bằng chứng về sự ảnh hưởng của thu nhập đến

ý định mua BHSK phi nhân thọ của các nhóm khách hàng. Thông thường, thu nhập phải vượt qua một ngưỡng nhất định thì người dân mới phát sinh nhu cầu mua bảo

hiểm nói chung và bảo hiểm sức khoẻ nói riêng.

Bảng 4.33. Kiểm định phương sai đồng nhất cho các nhóm khách hàng theo thu nhập

Test of Homogeneity of Variances

.543 5 655 .744

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu của tác giả

Kết quả kiểm định Levene cho thấy sig. của thống kê Levene =0.744 (>0.05) nên ở độ tin cậy 95% chưa đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0: “Phương sai bằng nhau giữa các nhóm giá trị”. Như vậy, có thể kết luận khơng có sự khác biệt về phương sai giữa các nhóm khách hàng theo thu nhập.

Bảng 4.34. Kiểm định sự khác biệt về trung bình ý định mua của các nhóm khách hàng theo thu nhập

ANOVA

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups 10.534 5 2.107 5.407 .000

Within Groups 255.234 655 .390

Total 265.767 660

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu của tác giả

Kết quả kiểm định phương sai ANOVA cho thấy tỷ lệ Sig. = 0,000 < 0,05 do

đó, ở độ tin cậy 95% cho kết quả bác bỏ giả thuyết H0: “Trung bình ý định mua BHSK

phi nhân thọ là bằng nhau giữa các nhóm khách hàng theo thu nhập”. Như vậy, ý định mua BHSK phi nhân thọ giữa các nhóm khách hàng có thu nhập khác nhau là khác nhau. Việc đánh giá sự khác biệt ý định mua giữa các nhóm khách hàng theo thu nhập

được thực hiện thông qua việc sử dụng bảng thống kê mô tả ý định mua BHSK phi

nhân thọ của các nhóm khách hàng theo thu nhập và kiểm định Tamhane về sự khác biệt của ý định mua của các nhóm khách hàng này.

Theo bảng thống kê mô tả ý định mua BHSK phi nhân thọ của các nhóm khách hàng theo thu nhập, có thể thấy rằng trung bình ý định mua BHSK phi nhân thọ có xu hướng tăng dần theo thu nhập, thấp nhất là nhóm thu nhập dưới 10 triệu đồng với mức trung bình ý định mua chỉ là 3,5412 (nhỏ hơn 4,0) và cao nhất là nhóm thu nhập từ 40

đến dưới 50 triệu đồng với trung bình ý định mua là 4,3676. Trung bình ý định mua

của các nhóm khách hàng có thu nhập gia đình từ 10 đến dưới 20 triệu đồng, từ 20 đến dưới 30 triệu đồng, từ 30 đến dưới 40 triệu đồng có xu hướng tăng nhẹ lần lượt với

mức trung bình là 4,1313, 4,1741, 4,2563. Tuy nhiên, đối với nhóm khách hàng có thu nhập hộ gia đình từ 50 triệu đồng trở lên thì trung bình ý định mua lại giảm so với

nhóm có thu nhập hộ gia đình từ 40 đến dưới 50 triệu đồng.

Kiểm định Tamhane được sử dụng để đánh giá sự khác biệt về trung bình ý định mua BHSK phi nhân thọ giữa từng nhóm khách hàng có thu nhập hộ gia đình

khác nhau. Kết quả kiểm định Tamhane cho thấy ở mức ý nghĩa 5%, có sự khác biệt về trung bình ý định mua của nhóm khách hàng có thu nhập hộ gia đình dưới 10 triệu

đồng với các nhóm khách hàng có thu nhập hộ gia đình từ 20 đến dưới 30 triệu đồng,

từ 30 đến dưới 40 triệu đồng, từ 40 đến dưới 50 triệu đồng và từ 50 triệu đồng trở lên (tỷ lệ sig < 0,05), với mức ý nghĩa 10% thì cũng có thể kết luận rằng trung bình ý định mua của nhóm khách hàng có thu nhập hộ gia đình dưới 10 triệu đồng là khác với

trung bình của nhóm khách hàng có thu nhập từ 10 đến dưới 20 triệu đồng. Kết quả

phân tích sự khác biệt về trung bình ý định mua cho thấy với mức ý nghĩa 5%, không có sự khác biệt về trung bình ý định mua BHSK phi nhân thọ của từng cặp nhóm

khách hàng với các mức thu nhập khác nhau còn lại.

4.4.5.6. Kiểm định sự khác biệt về ý định mua BHSK phi nhân thọ của các nhóm khách hàng theo số lần tái tục BHSK

Bảng 4.35. Kiểm định phương sai đồng nhất cho các nhóm khách hàng theo số lần tái tục

Test of Homogeneity of Variances

Levene Statistic df1 df2 Sig.

4.024 4 656 .003

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu của tác giả

Kết quả kiểm định Levene cho thấy sig. của thống kê Levene =0.0,003 (<0.05) nên ở độ tin cậy 95% có thể bác bỏ giả thuyết H0: “Phương sai bằng nhau giữa các nhóm giá trị”, chấp nhận giả thuyết H1: “Phương sai không đồng nhất giữa các nhóm giá trị”. Như vậy, có thể kết luận rằng có sự khác biệt về phương sai giữa các nhóm khách hàng theo số lần tái tục.

Bảng 4.36. Kiểm định sự khác biệt về trung bình ý định mua của các nhóm khách hàng theo số lần tái tục

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm sức khỏe phi nhân thọ tại việt nam (Trang 127 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)