Hình thức tổ chức thị trường vải thiều tại huyện Lục Ngạn

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vải thiều của huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 44 - 46)

- Thị trường trong nước:

2.1.3.3. Hình thức tổ chức thị trường vải thiều tại huyện Lục Ngạn

Hiện tại chưa có nghiên cứu nào về tiêu thụ vải trên địa bàn huyện. Hơn nữa, địa phương cũng chưa theo dõi và quản lý được việc tiêu thụ vải của người sản xuất. Vì thế, từ quan sát thực tế chúng tôi mô phỏng kênh tiêu thụ vải theo các kênh như sau:

Kênh tiêu thụ vải quả tươi ở huyện Lục Ngạn

Phần này, chúng tơi đi sâu tìm hiểu hoạt động kinh doanh của các thành phần bn bán trung gian chính như: Người thu gom, chủ bn. Qua đó để thấy được tính tích cực và hạn chế của nó. Trong đó nhiệm vụ của các thành phần tham gia như sau:

- Người thu gom: chủ yếu là người địa phương, họ có thể là người trong 1 gia đình hoặc một số người liên kết với nhau thu mua sản phẩm vải của người sản xuất sau đó đóng hộp, giao hàng cho các chủ buôn lớn ở ngoại tỉnh đến mua buôn. Tùy thuộc vào qui mô hoạt động, điều kiện vốn của từng người, có nhóm thu mua lên đến 70 tấn vải quả/ngày nhưng có nhóm chỉ thu mua đến 10 -12 tấn vải quả/ngày.

- Người bán buôn: thực tế hiện nay, những người có vốn, có điều kiện họ tìm đủ mọi cách để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình để tăng thêm thu nhập. Khác với đối tượng thu gom, những chủ bn có thể là người địa phương hoặc người nơi khác. Địa bàn hoạt động của họ tương đối rộng, không những ở trong nước mà còn cả nước ngoài (Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan…).

Người sản xuất vải Người thu gom Người bán lẻ Người tiêu dùng Người bán buôn Người bán lẻ Người bán lẻ

- Người bán lẻ: là người trực tiếp bán hàng cho người tiêu dùng, hoạt động của người bán lẻ vải tươi chủ yếu theo thời vụ thu hoạch vải.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vải thiều của huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w