Về tổ chức và chính sách

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vải thiều của huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 78 - 80)

- Thị trường trong nước:

2006 30 Trung tâm sinh học Viện BVTV 200750Trung tâm sinh học Viện BVT

2.4.1.3. Về tổ chức và chính sách

- Xác đinh được tầm quan trọng của cây ăn quả nói chung và cây vải thiều nói riêng đối với huyện Lục Ngạn. Từ năm 1997, Huyện ủy Lục Ngạn đã có nghị quyết chuyên đề về việc tập trung phát triển đa dạng và thâm canh cây ăn quả đến năm 2005 (Nghị quyết số 20-NQ/HU) nhằm xóa đói, giảm nghèo và tạo cơ hội cho nhân dân trong huyện vươn lên làm giàu trên quê hương của mình. Qua thực tế chứng minh đây là một chủ trương đúng đắn của Đảng bộ và nhân dân huyện Lục Ngạn. Đến nay, sản phẩm vải thiều Lục Ngạn đã trở nên khá nổi tiếng trên thị trường rau quả trong nước và bước đầu ra nước ngồi, đời sống nhân dân trong huyện đã có những bước phát triển vượt bậc.

- Để tiếp tục phát triển sản xuất và tiêu thụ vải thiều, UBND tỉnh đã giao cho Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng và thực hiện “Dự án quy hoạch vùng sản xuất vải an tồn đến năm 2020”. Dự án thành cơng sẽ tạo ra vùng sản xuất tập trung đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng và mẫu mã, tiến tới xây dựng được một vùng sản xuất và tiêu thụ vải thiều lớn nhất nước ta.

- Nhằm rải vụ thu hoạch và cải tạo giống vải, từ năm 2008, Sở Nông nghiệp đã giao cho Trung tâm giống cây ăn quả, cây lâm nghiệp chủ trì thực hiện đề án “Ghép cải tạo, cơ cấu lại giống vải tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2008 - 2010”. Mục tiêu của đề án đến 2010 là nâng diện tích các giống vải sớm, vải muộn lên 20 - 30 % tổng diện tích vải của tỉnh (tương đương 7000 - 10.500 ha). Đến nay, dự án đã được thực hiện thành công và được được UBND tỉnh cho tiếp tục thực hiện sẽ góp phần làm thay đổi cơ cấu giống vải theo hướng tích cực, giúp rải vụ thu hoạch vải, làm tăng hiệu quả kinh tế của cây vải trong những năm tiếp theo.

- Địa phương đã xây dựng và bảo vệ thành công chỉ dẫn địa lý cho cây vải thiều Lục Ngạn.

Việc xác lập quyền bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho vải thiều Lục Ngạn có ý nghĩa rất lớn. Nó khẳng định được nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, chỉ rõ tính chất và chất lượng đặc thù của quả vải thiểu trồng ở Lục Ngạn khác với các loại vải thiều trồng ở các địa phương khác. Mặt khác, đây cũng là cơ hội đẩy mạnh sự phát triển các ngành kinh tế khác như công nghiệp chế biến, du lịch sinh thái miệt vườn. Chỉ dẫn địa lý là căn cứ pháp lý quan trọng và lâu dài, góp phần làm tăng giá trị tích lũy và phát triển thương hiệu cho vải thiều Lục Ngạn.

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý là bảo hộ độc quyền của cư dân thuộc vùng sử dụng chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm có nguồn gốc từ vùng đó. Việc cấp bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm đặc sản của huyện Lục Ngạn là góp phần tạo điều kiện cho sản xuất vải thiều Lục Ngạn ổn định, phát triển, có điều kiện vươn xa ra thị trường thế giới trong xu thế hội nhập của ngành sản xuất nông nghiệp nước ta với ngành sản xuất nông nghiệp các nước trong khu vực và thế giới; kết nối thị trường cho sản phẩm thông qua dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh, đưa sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh của sản phẩm.

- UBND huyện đã thành lập được Hiệp hội vải thiều Lục Ngạn; giúp cho người nơng dân có một tổ chức đại diện trong việc tiếp nhận hỗ trợ và phát triển sản xuất cũng như tiêu thụ; tránh tình trạng sản xuất theo phong trào khơng có định hướng, cạnh tranh khơng lành mạnh gây ra tình trạng hỗn loạn trên thị trường khi đến mùa thu hoạch vải thiều.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vải thiều của huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w