Điều kiện tự nhiên, dân cư và lao động

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vải thiều của huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 54 - 58)

- Thị trường trong nước:

4. Rau, đậu và gia vị 76.403 57.261 47

2.2.1.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư và lao động

- Vị trí địa lý:

Lục Ngạn là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, nằm trên quốc lộ 31, cách Hà Nội 90 km về Phía Nam, cách cửa khẩu Lạng Sơn 120 km về phía đơng Bắc và cách thành phố Bắc Giang 40 km về phía Bắc. Phía Bắc giáp huyện Chi Lăng và Hữu Lũng của tỉnh Lạng Sơn. Phía Đơng giáp huyện Sơn Động (Bắc Giang) và Lộc Bình (Lạng Sơn). Phía Tây và Nam giáp huyện Lục Nam của tỉnh Bắc Giang. Lục Ngạn có trục đường quốc lộ 31, 279 và nhiều trục đường tỉnh lộ đi qua, tương đối thuận lợi cho giao lưu kinh tế với các vùng miền khác. Trung tâm huyện là thị trấn Chũ nằm dọc trên quốc lộ 31, ở vị trí trung tâm của huyện.

- Đất đai:

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Lục Ngạn là 101.728,20 ha, là huyện có diện tích tự nhiên lớn nhất trong 10 huyện, thành phố của tỉnh. Tính đến năm 2010, diện tích đất đai đã đưa vào khai thác sử dụng là 92.847,12 ha,

chiếm 91,27% tổng diện tích đất tự nhiên; diện tích đất chưa sử dụng là 8.881,08 ha, chiếm 8.73%.

Lục Ngạn được bao bọc bởi hai dải núi là Bảo Đài và Huyền Đinh nên địa hình được chia thành hai vùng rõ rệt là vùng đồi thấp và vùng núi cao. Địa hình khơng đồng đều, đồi xen kẽ ruộng; nghiêng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam.

Vùng đồi thấp gồm 17 xã và 1 thị trấn: xã Phượng Sơn, Trù Hựu, Nghĩa Hồ, Hồng Giang, Quý Sơn, Kiên Thành, Nam Dương, Tân Hoa, Giáp Sơn, Kiên Lao, Mỹ An, Thanh Hải, Phì Điền, Biển Động, Biên Sơn, Đồng Cốc, Tân Quang và thị trấn Chũ. Phân bổ từ độ cao 170m trở xuống, mức độ phong hóa rất mạnh, tầng đất tương đối dày; vùng này diện tích chiếm trên 40%, đất bị xói mịn, cây lương thực cho năng suất thấp, nguồn nước dùng cho cây trồng thường xuyên thiếu. Tuy nhiên, đất đai ở đây lại thích hợp để trồng các loại cây ăn quả lâu năm như hồng, nhãn, và đặc biệt là cây vải thiều. Đây là vùng đang phát triển thành một trong những vùng chuyên canh cây vải thiều lớn nhất nước ta.

Vùng núi cao gồm 12 xã: Phong Vân, Đèo Gia, Tân Mộc, Cấm Sơn, Phú Nhuận, Tân Sơn, Phong Minh, Hộ Đáp, Tân Lập, Xa Lý, Kim Sơn, Sơn Hải. Phân bổ từ độ cao 170m trở lên, chủ yếu là loại đất Peralit, mức độ phong hóa yếu, tầng đất mỏng, có màu xám; vùng này chiếm gần 60% diện tích tự nhiên của tồn huyện; ở đây chủ yếu là các dân tộc ít người sinh sống, mật độ dân số thấp kinh tế chưa phát triển, tiềm năng đất đai cịn lớn để có thể phát triển kinh tế rừng, chăn ni đại gia súc.

- Khí hậu:

Huyện Lục Ngạn nằm ở vùng đông bắc nước ta nên chịu ảnh hưởng của vùng nhiệt đới gió mùa, trong đó có tiểu vùng khí hậu mang nhiều nét đặc trưng của vùng miền núi.

Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1321mm. Lượng mưa cao nhất là 1780mm vào các tháng 6, 7, 8; lượng mưa thấp nhất là 912mm; tháng mưa ít nhất là tháng 12 và 1. So với các địa phương khác trong tỉnh, Lục Ngạn thường có lượng mưa ít hơn; và đây cũng là một khó khăn lớn trong việc phát triển vùng cây ăn quả tại huyện.

Nhiệt độ trung bình cả năm bình quân của Lục Ngạn là 22,9oc thấp hơn so với nhiệt độ trung bình tồn tỉnh; tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, tháng 7 nhiệt độ khoảng 27,8oc; tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1và tháng 2 nhiệt độ là 18,8oc. Bức xạ nhiệt trung bình so với các vùng khí hậu nhiệt đới, số giờ nắng bình quân cả năm là 1729 giờ, số nắng bình quân trong ngàu là 4,4 giờ; đặc điểm về nhiệt độ và bức xạ nhiệt này là một thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng.

Độ ẩm khơng khí trung bình là 81%, cao nhất là 85% và thấp nhất là 72%. Lục Ngạn chịu ảnh hưởng của gió mùa đơng bắc; vào mùa đơng tốc độ gió bình qn là 2,2 m/s, mùa hạ có gió mùa đơng nam. Lục Ngạn là vùng ít chịu ảnh hưởng của bão; và cũng ít chịu ảnh hưởng của lũ lụt.

Điều kiện khí hậu của Lục Ngạn có nhiều thuận lợi và phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây vải. Trong các quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, bao gồm các thời kỳ ra lộc, ra hoa và kết quả. Về khí hậu, các yếu tố chính như lượng mưa, độ ẩm khơng khí và lượng bốc hơi, có ảnh hưởng rất lớn đến cây vải, đặc biệt là ảnh hưởng đến quá trình ra hoa, thụ phấn và chất lượng quả. Đánh giá chung về điều kiện khí hậu thời tiết có thể thấy Lục Ngạn là vùng có lượng mưa thấp, mưa Xuân đến muộn hơn và ít hơn, độ ẩm khơng khí khơng q cao, lượng bức xạ nhiệt trung bình, đó là những yếu tố thuận lợi tạo điều kiện cho cây ăn quả (nhất là vải thiều) đậu quả tốt hơn khi ra hoa, thụ phấn. Những năm hạn hán, tỷ lệ đậu quả giảm và chất lượng quả cũng giảm rõ rệt. Thiếu nước làm cho vải khơ, ít nước và kém ngọt; nhưng nếu mưa quá nhiều, sẽ gây ngập úng, làm vải chết hoặc rụng quả.

Một đặc điểm khác biệt của vải thiều Lục Ngạn là có thời vụ muộn hơn so với các vùng trồng vải khác và các giống khác. Theo các số liệu khí tượng, đặc thù khác biệt rõ nhất của khí hậu tại vùng trồng vải thiều Lục Ngạn làm cho vải trồng tại đây có chất lượng tốt là các yếu tố khí hậu chính của các tháng trong thời kỳ chuẩn bị ra hoa đến khi sắp thu hoạch (từ tháng 12 trước đến tháng 5 năm sau). Địa hình lịng chảo bằng thấp đã tạo ra vùng tiểu khí hậu đặc thù, khi cây vải bắt đầu ra hoa, lượng mưa đạt 105 mm, thấp hơn các nơi khác trong tỉnh. Các tháng tiếp sau đó, trong thời kỳ thụ phấn, đậu quả cho tới thời điểm chuẩn bị thu hoạch (tháng 5), lượng mưa cũng thấp hơn khi so sánh với các vùng khác. Do đó cây vải có khả năng ra hoa, đậu quả khá thuận lợi. Đặc biệt hầu như không xuất hiện mưa phùn với độ ẩm cao (một yếu tố cản trở quá trình đậu quả). Đến thời điểm gần thu hoạch, lượng mưa cũng thấp nên năng suất quả luôn ổn định. Vào thời điểm quả non trong tháng 3-4, tại vùng trồng vải ít có gió Tây Nam thổi mạnh, nên quả vải ít rụng do tác động của gió. Hơn nữa nhiệt độ mùa đông tại Lục Ngạn, Lục Nam thấp hơn các vùng khác trong tỉnh, rất phù hợp cho các thời kỳ sinh trưởng và phát triển quan trọng như: ra hoa, thụ phấn, đậu quả, trưởng thành và thu hoạch của cây vải [23].

- Dân số và lao động:

Tính đến tháng 12/2010, dân số của huyện Lục Ngạn là 207.388 người; mật độ dân số trung bình khoảng 204 người/1km2 tuy nhiên phân bố không đều, ở các xã vùng núi cao trung bình chỉ có khoảng 110 người/1km2. Hiện nay trên địa bàn huyện có 8 dân tộc đang sinh sống (Người Kinh 51%, người Nùng 21%, Sán Dìu 18%, cịn lại là các dân tộc khác: Sán Chí, Cao Lan, Dao, Hoa, Tày).

Từ năm 2006 đến 2010 đã tổ chức 1.599 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi cho 85.790 lượt người. Tổ chức 56 lớp

đào tạo nghề cho 2.233 lao động, chủ yếu là các nghề may cơng nghiệp, cơ khí, sửa chữa, điện dân dụng, chăn nuôi, thú y...

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vải thiều của huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w