Đối với sản xuất

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vải thiều của huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 80 - 82)

- Thị trường trong nước:

2006 30 Trung tâm sinh học Viện BVTV 200750Trung tâm sinh học Viện BVT

2.4.2.1. Đối với sản xuất

- Khó khăn về giống và kỹ thuật chăm sóc: Các giống vải chín sớm, có năng suất chất lượng cao mới được đưa vào vài năm gần đây, nên lượng giống để lại trong dân chưa nhiều. Hiện nay người dân thiếu thông tin về nơi cung cấp giống, thiếu kỹ thuật chăm sóc và ghép cải tạo.

- Một số vùng quy trình canh tác chưa hợp lí, năng suất thấp, chất lượng kém, sâu bệnh nhiều, vệ sinh an toàn thực phẩm kém, giá thành cao, chưa tạo được sản phẩm hàng hố lớn, chưa đảm bảo tiêu chuẩn cho chế biến cơng nghiệp và xuất khẩu. Việc chuyển đổi cơ cấu giống vải thiều chính vụ sang vải chín sớm cịm chậm, tỷ lệ đạt thấp so với kế hoạch; hiệu quả của việc ghép vải chín sớm khơng cao; chưa có cơ cấu giống vải chín muộn; diện tích vải trồng ở vùng cao khơng có nước tưới, kém hiệu quả chuyển đổi sang trồng cây lâm nghiệp chưa đáng kể. Tại các xã vùng cao năng suất, sản lượng chưa ổn định, chất lượng kém.

- Chi phí cho việc sản xuất theo tiêu chuẩn VietGaP khá cao, nên nếu khơng được hỗ trợ thì các hộ nơng dân sẽ gặp khó khăn trong q trình sản xuất và sẽ quay lại phương thức canh tác truyền thống.

- Về chế biến, bảo quản: vải tươi sau khi thu hoạch từ trên cây xuống nếu khơng bảo quản tốt thì chỉ sau một vài tiếng đồng hồ quả sẽ héo và chuyển mầu xấu, đây cũng là một khó khăn cơ bản đối với người sản xuất lớn và người kinh doanh. Hiện nay quả vải ở huyện Lục Ngạn có 52% sản

lượng vải được đưa vào chế biến sấy khơ, trong đó chế biến rượu vải và đồ hộp... chỉ chiếm khoảng 10%. Trong q trình sấy khơ các hộ gặp khó khăn là do sấy thủ công nên chất lượng quả thấp, độ khô của cùi không đều nên hay bị mốc, màu sắc kém, giá bán không cao. Việc áp dụng công nghệ bảo quản vải tươi để kéo dài thời gian tiêu thụ và vận chuyển đi xa của các thương nhân còn hạn chế nên khi quả vải đến được tay người tiêu dùng thì có thể bị dập nát, chất lượng và hương vị đặc trưng của quả vải không được như ban đầu.

- Về cơ sở hạ tầng: Đối với vùng núi cao hệ thống tưới tiêu và cung cấp

điện chưa đáp ứng được yêu cầu nên ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm. Tuyến đường Quốc lộ 31 là tuyến đường huyết mạch để vận chuyển vải thiều đi tiêu thụ mặc dù đã được đầu tư mở rộng nhưng cịn khá nhỏ, khơng đáp ứng được yêu cầu, vào mùa thu hoạch thường xun xảy ra ách tắc vì có nhiều điểm thu mua tự phát trên dọc tuyến quốc lộ; còn rất nhiều tuyến đường liên thôn, liên xã đều là đường đất, hẹp nên việc đi lại và vận chuyển vải từ người dân đến nơi tiêu thụ là rất khó khăn, mặt khác ơ tơ đi vào thu mua và vận chuyển cũng rất khó.

- Cơng tác quy hoạch và quản lý đất đai phục vụ phát triển sản xuất không phát huy hiệu quả; diện tích, sản lượng vải thiều được phát triển một cách tự phát, chính quyền khơng kiểm sốt được; đây là tình trạng chung ở các địa phương vì đất đã giao cho người dân trực tiếp sử dụng. Nông dân trồng một cách ồ ạt, thiếu tính tốn, bất chấp các yêu cầu về điều kiện địa hình, nước tưới, kỹ thuật chăm sóc, thị trường tiêu thụ... thậm trí, cịn được trồng cả vào ruộng cấy hai vụ lúa và triền núi cao.

- Dịch vụ nông nghiệp chỉ đáp ứng được phần vật tư phân bón cho sản xuất. Phần dịch vụ kỹ thuật, tư vấn hầu như khơng có. Trên địa bàn huyện chưa có doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp đáp ứng yêu cầu của thị trường; các cơ quan nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong

việc cung cấp dịch vụ cho nhân dân; điều này chứng tỏ rằng dịch vụ kỹ thuật chưa đóng vai trị quan trọng trong sản xuất.

- Trên địa bàn huyện Lục Ngạn, hầu hết là sản xuất theo mơ hình kinh tế hộ; diện tích canh tác nhỏ, lẻ. Hiện nay tồn tại một thực tế là “mạnh ai người ấy làm”, sản phẩm khơng đồng đều, khơng mang tính hàng hóa cao. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc không thể điều tiết, kiểm soát được về chất lượng, số lượng theo yêu cầu của thị trường.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, UBND tỉnh Bắc Giang đều đã xây dựng những chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nơng nghiệp nói chung và cây vải nói riêng như: chính sách hỗ trợ mặt bằng và quy hoạch vùng sản xuất, chính sách hỗ trợ cơ sở vật chất kỹ thuật, chính sách khoa học cơng nghệ, chính sách phát triển thị trường tiêu thụ, chính sách thuế,…. Tuy nhiên, đánh giá tổng thể có thể thấy cịn nhiều bất cập trong hệ thống các chính sách đã ban hành:

Cho đến nay chưa có một chính sách đủ mạnh, mang tính đột phá đẩy mạnh phát triển sản xuất cây ăn quả nói chung và cây vải nói riêng đồng bộ và tồn diện theo hướng sản xuất hàng hoá, sản xuất vải an tồn. Chưa có chính sách đầu tư vốn trung và dài hạn cho phát triển. Mức lãi suất cho vay từ các dự án quá cao chưa hấp dẫn đối với đa số nông hộ sản xuất cây ăn quả nhỏ lẻ. Chưa đầu tư thoả đáng cho công tác khuyến nông, đào tạo, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về canh tác cây ăn quả, đặc biệt sản xuất quả hàng hoá cho các cán bộ khuyến nông và nông dân. Thiếu nghiêm trọng các phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật ở các vùng nông thôn, miền núi.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vải thiều của huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w