Quy hoạch vùng trồng vải.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vải thiều của huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 94 - 95)

- Thị trường trong nước:

2006 30 Trung tâm sinh học Viện BVTV 200750Trung tâm sinh học Viện BVT

3.2.1.2. Quy hoạch vùng trồng vải.

Quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch kịp thời theo kịp sự phát triển của nhu cầu trên thị trường; có chính sách về giống, vốn đầu tư, cơng tác khuyến nơng để hướng người sản xuất chuyển dịch cơ cấu theo quy hoạch, hạn chế tính tự phát trong q trình chuyển dịch cơ cấu.

Trên địa bàn huyện, vải được trồng ở 2 vùng có năng suất, chất lượng khác nhau. Vùng thấp do có điều kiện thuận lợi hơn về nguồn nước, nơi tiêu thụ, trình độ dân trí cao nên người dân nắm bắt và áp dụng tiến bộ kỹ thuật tốt hơn so với các xã vùng cao vì vậy năng suất cao hơn.

Cần hoàn thiện quy hoạch vùng sản xuất và bố trí sản xuất vải: Phải tiến hành xây dựng qui hoạch cho cây vải nói chung và qui hoạch vùng phát triển cho từng giống vải trên phạm vi toàn huyện nói riêng. Từng giống vải được phát triển theo vùng tập trung, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, trình độ thâm canh của người dân. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch phát triển trong từng giai đoạn để chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

Vùng thấp gồm các xã nằm trên trục đường quốc lộ 31 có điều kiện giao thông đi lại thuận tiện, gần trung tâm thị trấn của huyện, gần chợ đầu mối nông sản huyện. Người dân ở vùng này có trình độ thâm canh tốt và tiếp nhận khoa học kỹ thuật nhanh.... Vì vậy trong thời gian tới cần chỉ đạo chuyển đổi diện tích vải Lai Chua, Lai Thanh Hà và một phần diện tích vải Thanh Hà sang vải chín sớm U Hồng và một số giống vải chín sớm khác có chất lượng tốt đã được nhà nước cơng nhận như (Hùng Long, Bình Khê, …) bằng biện pháp ghép cải tạo.

Do đặc tính của Vải thiều có tính mùa vụ cao, thời gian thu hoạch ngắn. Do vậy, khắc phục nhược điểm này nhằm kéo dài mùa vụ, cần chuyển dịch cơ cấu phù hợp cho các loại Vải thiều. Mở rộng qui hoạch diện tích trồng và lai tạo vải thiều sớm và cực sớm và giống vải muộn, nhằm kéo dài thời gian thu hoạch.

Thực hiện triệt để quy hoạch theo dự án “vùng sản xuất vải an toàn đến năm 2020 “ của Sở Nông nghiệp tỉnh Bắc Giang: “Diện tích sản xuất vải an tồn của huyện Lục Ngạn đến năm 2020 là 10.550 ha, chiếm 62,59% diện tích vải tồn huyện. Được phân bổ ở địa bàn 22 xã của huyện, trong đó xã có diện tích nhiều nhất là xã Quý Sơn 1450ha, ít nhất ở thị trấn Chũ 60ha. Đến năm 2020 sản lượng vải an toàn của huyện là 52.751 tấn, chiếm 63,35% sản lượng vải của huyện”.

Đảm bảo cơ cấu giống vải:

Giống chín sớm chiếm 25 - 30% trong đó bao gồm: vải lai Thanh Hà 30%, U trứng 30%, Bình Khê 15%, U hồng 15%, vải Lai chua 10%. Thời gian thu hoạch từ khoảng 1/5 đến 15/6.

Giống vải chính vụ: chiếm 60-65 %, thời gian thu hoạch từ 15/6 đến 15/7. Giống vải muộn: chiếm từ 10-15%; thời gian thu hoạch có thể kéo dài đến 25-30/7.

Với cơ cấu này sẽ giúp Lục Ngạn chủ động điều tiết sản lượng và kéo dài thời gian thu hoạch vải thiều.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vải thiều của huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w