- Thị trường trong nước:
4. Rau, đậu và gia vị 76.403 57.261 47
2.2.2. Lịch sử phát triển cây vải thiều và hình thành kinh nghiệm, kỹ năng trong sản xuất, chế biến
Từ những năm 1960, một số hộ gia đình ở thị trấn Chũ đã bắt đầu tiến hành trồng cây vải trong vườn, số lượng ban đầu khoảng từ 30 đến 60 cây, sau khoảng từ 10 đến 15 năm số cây vải trên đã cho quả và năng xuất ổn định. Trên thực tế thì cây vải thiều được trồng tại Lục Ngạn phát triển rất tốt với chất lượng cao không kém vải Thanh Hà, Hải Dương; sản phẩm vải thiều được thị trường đón nhận một cách tích cực. Bắt đầu từ những năm 1980 các nhà máy đồ hộp ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, Sơn Tây đã đến Lục Ngạn mua vải thiều để đóng hộp xuất khẩu. Ngồi ra, vải thiều tươi cịn được người tiêu dùng tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam đón nhận; sản lượng tiêu thụ được khá nhiều. Từ đó, người dân Lục Ngạn nhận thấy trồng cây vải thiều đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các loại cây trồng khác, và phong trào trồng vải thiều trong nhân dân bắt đầu một cách tự phát. Đến năm 1982, toàn huyện đã trồng được khoảng 42 ha vải thiều, sản lượng thu hoạch ước đạt 100 tấn. Như vậy, có thể coi đây giai đoạn thử nghiệm, bước đầu xác định được cây vải thiều là cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu và đất đai của huyện Lục Ngạn và cho hiệu quả kinh tế cao.
Từ khoảng năm 1983 đến 1998 là thời kỳ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng nhanh diện tích trồng cây vải thiều, giảm dần diện tích cây màu lương thực, cây lâm nghiệp. Nhà nước thực hiện chính sách giao quyền sử dụng đất lâu dài đến hộ nơng dân. Chỉ tính trong thời gian này đã giao được khoảng 23.000 ha đất trống đồi núi trọc cho các hộ. Đồng thời chính sách tín dụng cũng được hướng mạnh vào việc đầu tư cho các hộ vay vốn để phát triển sản xuất nơng nghiệp. Vì vậy đến cuối năm 1998, tồn huyện đã trồng được khoảng 10.800 ha cây ăn quả, trong đó có 8.000 ha trồng cây vải thiều, sản lượng ước đạt hơn 10.000 tấn.
Giai đoạn từ 1998 đến nay, cây vải thiều được phát triển theo hướng thâm canh; diện tích, sản lượng tăng khá nhanh. Cây vải được xác định là cây
trồng mũi nhọn trong phát triển ngành nông nghiệp ở huyện Lục Ngạn, là loại cây xóa đói, giảm nghèo. Các giống vải chín sớm, chín muộn được tích cực đưa vào trồng nhằm kéo dài thời vụ thu hoạch. Đến năm 2010, toàn huyện đã trồng được khoảng 18.500 ha vải, sản lượng quả tươi đạt 61.050 tấn.