- Thị trường trong nước:
2006 30 Trung tâm sinh học Viện BVTV 200750Trung tâm sinh học Viện BVT
3.2.2.2. Phát triển hệ thống chợ đầu mố
Chợ đầu mối là nơi kết thúc việc thu gom, quy tụ hàng nông sản; là nơi khởi đầu cho các đầu mối phân tán hàng nông sản tới các siêu thị, các chợ bán lẻ hoặc các huyện, tỉnh thành khác. Lục Ngạn là huyện có sản lượng vải nói riêng và cây ăn quả nói chung rất lớn, nên việc đầu tư phát triển hệ thống chợ đầu mối là hết sức cần thiết. Ngoài ra, cũng cần chú trọng phát triển các chợ xã, chợ cụm xã, liên xã, chợ thị trấn, thị tứ để hỗ trợ cho việc tiêu thụ nông sản nói chung, vải thiều nói riêng tại các địa phương; hình thành hệ thống chợ từ thơn, xã tới huyện. Tuy nhiên, để các chợ đầu mối hoạt động thực sự có hiệu quả, cần làm tốt những việc sau:
- Nhà nước có thể đầu tư hoặc huy động các nguồn vốn của tổ chức, cá nhân khác cùng tham gia xây dựng chợ, sau đó đấu thầu giao cho doanh nghiệp quản lý, khai thác với phương châm: không xây dựng chợ cho các cá nhân thuê chỗ mà chợ là nơi để các tổ chức, cá nhân đến giao dịch nhằm tránh độc quyền vị trí.
- Địa điểm xây dựng chợ phải có đường giao thơng thuận lợi, thích hợp với người mua; gần các đầu mối giao thông với các huyện, các tỉnh. Phải đảm bảo diện tích xây dựng kho chứa, kho bảo quản để có thể phân loại, đóng gói hoặc nơng dân có thể gửi nông sản trước khi được đưa đi tiêu thụ.
- Xây dựng cơ chế quản lý, hoạt động và hướng dẫn một cách rõ ràng đối với các đối tượng tham gia chợ. Xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ, năng lực điều hành chợ, đáp ứng được yêu cầu.