- Thị trường trong nước:
2006 30 Trung tâm sinh học Viện BVTV 200750Trung tâm sinh học Viện BVT
3.2.2.3. Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý “Lục Ngạn” cho sản phẩm vải thiều
phẩm vải thiều
Việc xác lập quyền bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho vải thiều Lục Ngạn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc phát triển thị trường vải thiều Lục Ngạn. nó khẳng định được nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, chỉ rõ tính chất và chất lượng đặc thù của quả vải thiểu trồng ở Lục Ngạn khác với các loại vải thiều trồng ở các địa phương khác. Chỉ dẫn địa lý là căn cứ pháp lý quan trọng và lâu dài, góp phần làm tăng giá trị tích lũy và phát triển thương hiệu cho vải thiều Lục Ngạn. Để quản lý và phát triển tốt chỉ dẫn địa lý cho vải thiều Lục Ngạn cần làm tốt một số nội dung sau:
- Xây dựng, ban hành các Quy chế tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý và điều kiện sử dụng chỉ dẫn địa lý; ban hành Quy chế và tiến hành việc cấp và thu hồi quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Lục Ngạn cho các tổ chức, cá nhân; tổ chức việc kiểm tra, giám sát việc sử dụng và khai thác chỉ dẫn địa lý Lục Ngạn của các tổ chức, cá nhân sử dụng chỉ dẫn địa lý; tiến hành các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân sử dụng chỉ dẫn địa
lý; đề xuất, triển khai các biện pháp nhằm nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm, danh tiếng và giá trị của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.
- Phải kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý:
Kiểm tra, đánh giá chất lượng và xác nhận sản phẩm vải thiều đủ điều kiện mang chỉ dẫn địa lý khi có yêu cầu trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý; xử lý xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý hoặc kiểm tra đột xuất, định kỳ về chất lượng sản phẩm của các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý. Phương pháp lấy mẫu và xác định chất lượng được sử dụng là phương pháp đã được sử dụng khi tiến hành xác định tính đặc thù của sản phẩm để đăng ký chỉ dẫn địa lý. Kiểm soát chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được lưu thông, tiêu thụ trên thị trường. Kiểm tra, phát hiện và đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm phát sinh trong quá trình sử dụng chỉ dẫn địa lý.
- Xây dựng phương án khai thác thương mại và phát triển giá trị chỉ dẫn địa lý cho vải thiều Lục Ngạn:
Xây dựng hệ thống tem, nhãn, bao bì sản phẩm; điều tra thị trường và ngành hàng nhằm xác định thị trường tiêu thụ và nhu cầu của người tiêu dùng. Xây dựng hệ thống thương mại chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Vải thiều Lục Ngạn đảm bảo ổn định trong thời gian thu hoạch và hình thức bảo quản ngắn tốt nhất: chương trình quảng bá sản phẩm vải thiều Lục Ngạn trên các phương tiện truyền thơng, các toru du lịch... Nhằm xây dựng hình ảnh sản phẩm cho thị trường trong nước và từng bước thị trường quốc tế cho sản phẩm vải thiều mang tên gọi xuất xứ "Lục Ngạn" tỉnh Bắc Giang của Việt Nam; tổ chức các buổi hội nghị, hội thảo quảng bá và giới thiệu về sản phẩm chỉ dẫn địa lý cho người sản xuất, người tiêu dùng; tổ chức các buổi chia sẻ kinh nghiêm của các chuyên gia nghiên cứu thị trường, chuyên gia tư vấn pháp luật và công nghệ bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.
- Triển khai thực hiện thí điểm hoạt động quản lý và khai thác Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm vải thiều lục ngạn; sau đó nhân rộng mơ hình triển khai trên tồn huyện.