Hỗ trợ thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại, hỗ trợ khai thác chỉ dẫn địa lý vải thiều Lục Ngạn

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vải thiều của huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 103 - 106)

- Thị trường trong nước:

2006 30 Trung tâm sinh học Viện BVTV 200750Trung tâm sinh học Viện BVT

3.2.3.3. Hỗ trợ thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại, hỗ trợ khai thác chỉ dẫn địa lý vải thiều Lục Ngạn

chỉ dẫn địa lý vải thiều Lục Ngạn

- UBND tỉnh tiếp tục hỗ trợ duy trì các chương trình xúc tiến thương mại tới các địa phương phía nam, các hệ thống siêu thị cũng như việc xuất khẩu sang các thị trường truyền thống. Xây dựng chiến lược xúc tiến thương mại “dài hơi’ cho sản phẩm vải thiều. Hỗ trợ duy trì hoạt động của Hiệp hội

vải thiều Lục Ngạn; hỗ trợ việc bảo vệ, khai thác chỉ dẫn địa lý vài thiều Lục Ngạn. Tổ chức cho nơng dân trồng vải tiếp cận với thị trường, tìm hiểu tâm lý người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh để cung cấp sản phẩm theo nhu cầu. Thông qua việc giới thiệu sản phẩm để ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Giao nhãn hiệu sản phẩm vải thiều Lục Ngạn cho Hiệp hội vải thiều Lục Ngạn quản lý và sử dụng. Phát huy vai trò chủ động của nơng dân trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ vải, tránh tình trạng trơng chờ và ỷ lại nhiều vào Nhà nước. Thời gian tới có kế hoạch hỗ trợ xây dựng việc sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn Global Gap để có thể xúc tiến xuất khẩu sang các nước châu âu.

- UBND tỉnh có kế hoạch xúc tiến thương mại để thu hút đầu tư vào các cơng trình như: đầu tư cơ sở hạ tầng (tập trung đầu tư đường giao thông, nhất là giao thông nông thôn); xây dựng chợ đầu mối tiêu thụ nông sản; đầu tư cho các dự án bảo quản, chế biến nơng sản nói chung, vải thiều nói riêng theo các mơ hình phù hợp với từng vùng.

- Đề nghị Bộ Cơng Thương đưa chương trình “xúc tiến tiêu thụ vải thiều” vào trong chương trình xúc tiến thương mại quốc gia; hỗ trợ tìm kiếm đối tác để tiếp cận thị trường nước ngoài. Tiếp tục đề nghị Bộ khoa học công nghệ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thơn tìm kiếm giải pháp hữu hiệu giúp kéo dài thời gian bảo quản sau thu hoạch cho quả vải thiều.

KẾT LUẬN

Từ những nội dung được trình bày trong luận văn có thể thấy rằng việc mở rộng và phát triển thị trường cho vải thiều huyện Lục Ngạn là vấn đề rất cấp bách ở địa phương cần được giải quyết. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế thị trường và sản xuất hàng hóa hiện nay; việc phát triển thị trường sản phẩm nơng nghiệp nói chung, vải thiều nói riêng phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như xu hướng thay đổi về cung, cầu, giá vải thiều trên thị trường, điều kiện sản xuất, trình độ của hộ nơng dân, chính sách vĩ mơ của nhà nước, trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật, khả năng cạnh tranh, xúc tiến thương mại… Để phát triển được thị trường địi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ.

Bằng những phương pháp khoa học, luận văn đã hồn thành các nhiệm vụ sau:

- Trình bày một cách khoa học và có hệ thống lý luận về thị trường và phát triển thị trường nông sản.

- Tiến hành khảo sát, phân tích và đánh giá tồn diện thực trạng sản xuất và tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn những năm qua; tham khảo kinh nghiệm sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm rau quả từ các tỉnh khác và một số nước trên thế giới. Từ đó rút ra những kết luận làm cơ sở cho việc hình thành các giải pháp phát triển thị trường vải thiều Lục Ngạn trong thời gian tới.

- Luận văn đã đề xuất các giải pháp một cách có hệ thống nhằm củng cố và phát triển thị trường cho sản phẩm Vải thiều Lục Ngạn.

Với những đóng góp thiết thực của luận văn; chúng tôi hy vọng trong thời gian tới, với sự cố gắng của các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, thị trường Vải thiều Lục Ngạn sẽ phát triển nhanh và bền vững. Đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, tạo ra một sản phẩm nông sản nổi tiếng không những ở trong nước mà trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vải thiều của huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w