Đối với tiêu thụ

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vải thiều của huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 82 - 84)

- Thị trường trong nước:

2006 30 Trung tâm sinh học Viện BVTV 200750Trung tâm sinh học Viện BVT

2.4.2.2. Đối với tiêu thụ

- Mặc dù Nhà nước đã có nhiều chính sách thúc đẩy mạnh sản xuất và chế biến tiêu thụ; nhưng trên thực tế việc thực hiện rất khó khăn. Hầu hết các

doanh nghiệp và người dân địa phương không vay được vốn từ quỹ hỗ trợ phát triển, thủ tục để được vay ưu đãi còn rườm rà, phức tạp.

- Trong chiến lược phát triển nơng sản nói chung, vải thiều nói riêng; nhà nước thực sự mới chỉ quan tâm chủ yếu đến năng suất và sản lượng; chưa có chiến lược về nghiên cứu thị trường để nghiên cứu, điều tra về nhu cầu của thị trường cũng như những phương thức tiếp cận những thị trường mới, những thị trường tiềm năng. Việc hỗ trợ xúc tiến thương mại của tỉnh, huyện chỉ mang tính mùa, vụ; chưa có chiến lược lâu dài. Chưa hình thành được chợ đầu mối nơng sản và hệ thống chợ đến các xã của huyện để giúp giảm bớt thời gian trong tiêu thụ. Đặc biệt, hệ thống tổ chức phân loại, đóng gói, bảo quản và bán sản phẩm còn nhiều yếu kém; chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Việc hình thành mạng lưới tiêu thụ vải cịn mang tính tự phát, chưa có quy hoạch.

- Chưa thực sự quan tâm phát triển hệ thống bảo quản, tiêu thụ sản phẩm tươi ngay tại thị trường nội địa. Vì thế chưa mở rộng được thị trường, kém sức cạnh tranh, tổn thất sau thu hoạch lớn. Công nghệ bảo quản tươi còn đơn điệu, chủ yếu vẫn dùng hố chất. Một số cơng nghệ bảo quản tiến bộ, an tồn như đóng gói hút chân khơng, các chế phẩm sinh học, bảo quản trong kho lạnh chưa được phổ biến rộng, chưa hình thành hệ thống từ khâu thu hái đến các điểm bán lẻ.

- Giá cả không ổn định và có sự chênh lệch lớn giữa vải sớm, vải VietGaP với vải chính vụ; chênh lệch giá giữa huyện Lục Ngạn với các huyện khác trong tỉnh. Nông dân một số địa phương của một số huyện giáp Lục Ngạn đã vận chuyển vải tươi lên huyện Lục Ngạn để bán làm ảnh hưởng đến chất lượng và thương hiệu của vải thiều Lục Ngạn.

- Tình trạng Tư thương ép cấp, ép giá vẫn xảy ra phổ biến gây thiệt hại cho người sản xuất, chưa có biện pháp hữu hiệu để khắc phục.

- Việc kiểm tra kiểm định chất lượng vệ sinh an tồn chưa hình thành hệ thống, còn thiếu thể chế và cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện, thiếu những

cơ quan giám định được trang bị hiện đại về trang thiết bị và cán bộ có chun mơn giỏi.

- Liên kết 4 nhà cịn lỏng lẻo, chưa có sự ràng buộc lợi ích kinh tế giữa doanh nghiệp và nông dân. Sự phối hợp giữa Trung ương và địa phương, giữa địa phương với doanh nghiệp chưa nhịp nhàng trong qui hoạch phát triển nguyên liệu và chế biến.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vải thiều của huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w