Thị trường nước ngoài và thị trường trong nước Thị trường nước ngoài:

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vải thiều của huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 41 - 43)

- Thị trường nước ngoài:

Năm 1993, Đài Loan Trung Quốc đã xuất khẩu được 6.989 tấn, Hồng Kông là thị trường tiêu thu lớn nhất với 1.925 tấn, sau đó là Canada (1.248 tấn), Nhật (1.227 tấn) Philippin (1.061 tấn), Singgapore (990 tấn). Cũng năm 1993, Trung Quốc xuất khẩu 533 tấn vải tươi và Hồng Kông là thị trường tiêu thụ lớn nhất với 476 tấn, sau đó là Pháp với 30 tấn. Thái Lan xuất khẩu 7.651 tấn với hình thức đóng hộp cho Malaysia 2,514 tấn, Singapore 1.144 tấn, Mỹ 1.085 tấn, Hà Lan 472 tấn thu về 256,1 triệu Bath [18]. Tại Úc, thời gian sản xuất vải từ tháng 11 đến tháng 3 hàng năm với giống vải chủ yếu là Taiso và Bengal, 1993 Úc đã xuất khẩu được 17 tấn vải cho Liên minh châu Âu và 14 tấn cho Singapore. Tại Mỹ vải được trồng nhiều ở Florida, Sản lượng vải năm 1992 đạt 39.000 tấn thời gian thu hoạch từ giữa tháng 6 tới giữa tháng 7.

Các nước Anh, Pháp, Đức mỗi năm nhập khoảng 15.000 tấn vải từ nam phi, madagasca, Isael, Thái Lan và một phần từ Trung Quốc thông qua Hồng

Kông. Ở Đông Nam Á, Hồng K ông, Singapore, Nhật mỗi năm nhập khoảng 10.000 tấn vải (gồm cả vải tươi, khô và vải hộp) chủ yếu từ Trung Quốc, Đài Loan và Thái Lan.

Tổng sản lượng vải xuất nhập khẩu trên thị trường thế giới khoảng 100.000 tấn/1 năm. Thị trường tiêu thụ lớn trên thế giới là Hồng Kông và Singapore. Trong tháng 6 và tháng 7, thị trường này tiếp nhận khoảng 12.000 tấn vải từ Trung Quốc, Đài Loan và Thái Lan. Đức và Pháp nhập khoảng 10.000 đến 12.000 tấn từ Madagasca và Nam Phi trong tháng 10 đến đầu tháng 3 năm sau. Một lượng khác nhập từ Isael trong tháng 7 đến tháng 8 và từ Úc tháng 5 đến tháng 6. Sau những năm 1980, vải từ Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc được bán sang châu Âu và năm 1990 được xuất sang Ấn Độ. Vải đóng hộp chất lượng tốt được xuất sang malaysia, Singapore, mỹ, Úc, Nhật và Hồng Kông [34].

Năm 2000, Thái Lan xuất khẩu được 1.475 tấn vải tươi và sấy khô trị giá 15,4 triệu đô la Mỹ sang thị trường Singapore, Hồng Kông, Malaysi, Mỹ [33].

Gần một nửa sản lượng vải của Trung Quốc tiêu thụ tại thị trường nội địa. Hàng năm, Trung quốc chỉ xuất khẩu một lượng khoảng 10.000 đến 20.000 tấn (chiếm khoảng 2% sản lượng vải). Thị trường chủ yếu là Singapore và một số nước Đông Nam Á. Giá dao động từ 0,5 đến 2,5 USD/1kg tùy thuộc vào chất lượng quả vải và thời vụ thu hoạch, giá cao nhất là các giống No Maichee và Kwai May hạt nhỏ với giá 10 USD/1kg, giá trung bình tại Singapore và Anh là 6 USD/1kg, tại Nam Mỹ là 15 USD/1kg [37]. Đài Loan Trung Quốc hàng năm xuất khẩu khoảng 5.700 tấn vải cho các nước: Philipin 2000 tấn, Nhật 1000 tấn, Singapore 500 tấn, Mỹ 1.200 tấn, Canada 1.000 tấn.

Úc là nước sản xuất vải với số lượng ít, nhưng lại tập trung chủ yếu cho xuất khẩu. Khoảng 30% sản lượng vải của Úc xuất khẩu cho Hồng Kông, Singapore, châu Âu và các nước Ả Rập, tuy nhiên Úc lại phải nhập khẩu vải của Trung Quốc vào những thời gian trái vụ.

Thị trường nội địa là thị trường tiêu thụ vải tươi chính của hầu hết các quốc gia sản xuất vải trên thế giới. Các nước hàng năm chỉ xuất khẩu một lượng vải khá nhỏ cho chị trường thế giới.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vải thiều của huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w