Chủ trương, quan điểm của địa phương về phát triển cây vải thiều

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vải thiều của huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 50 - 52)

- Thị trường trong nước:

4. Rau, đậu và gia vị 76.403 57.261 47

2.1.4.2. Chủ trương, quan điểm của địa phương về phát triển cây vải thiều

triển cây vải thiều

- Mở rộng diện tích phải kết hợp với tập trung thâm canh, tạo ra năng xuất và chất lượng quả cao, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh trên thị trường và nhu cầu cung cấp nguyên liệu cho cơng nghiệp chế biến. Diện tích được mở rộng tập trung vào các xã vùng cao, chân đồi thấp, chân ruộng cao của các xã vùng thấp.

Đa dạng hóa cây trồng nhưng khơng q manh mún, kết hợp với trồng xen hợp lý, kết hợp chuyên canh với xen canh và thâm canh, tận dụng đất đai, giống vốn, lao động, chú trọng kéo dài thời gian thu hoạch vải thiều, đảm bảo các tháng trong năm đều có hoa quả thu hoạch dưới dạng hàng hóa.

Gắn phát triển cây ăn quả với việc phát triển cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thôn và phát triển du lịch sinh thái vườn, trang trại, và phát triển thương mại, dịch vụ.

Coi việc phát triển cây ăn quả là tiềm năng, là thế mạnh, là nội lực của các xã thơn bản, là giải pháp chính để xóa đói, giảm nghèo và làm giầu cho mỗi gia đình, cho thơn xã và cho cả huyện.

Đẩy mạnh việc giao đất trống, đồi núi trọc để trồng cây ăn quả. Những diện tích đã giao đến hộ nhưng vì q rộng, người dân khơng có đủ năng lực sản xuất bỏ hoang sẽ thu lại giao cho người khác sản xuất có hiệu quả hơn. Chuyển 1000 ha đất lâm nghiệp và đất đang trồng rừng nằm ở ven các đồi thấp sang trồng cây ăn quả; chuyển 100 ha đất ruộng cao cấy một vụ phụ thuộc vào nước trời không ăn chắc sang trồng cây ăn quả. Tập trung chỉ đạo hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho người nông dân yên tâm sản xuất và để quản lý quy hoạch vùng cây ăn quả.

Thử nghiệm trồng các giống cây ăn quả khác nhau; chú trọng phát triển thêm những loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như vải thiều lai chín sớm, chín muộn. Làm tốt công tác hướng dẫn sử dụng các loại phân bón và kiến thức phịng trừ sâu bệnh cho cây trồng.

Đầu tư nâng cấp các cơng trình sẵn có và xây dựng mới các cơng trình thủy lợi phục vụ nơng nghiệp; chú ý xây dựng các hồ đạp nhỏ, kể cả hình thức ao chứa nước ngay trong vườn [1].

- Coi trọng việc lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp, phát huy tiềm năng của kinh tế đồi rừng, đưa phong trào trồng cây ăn quả trong nhân dân phát triển hơn nữa, nhằm tạo ra một tập đoàn cây ăn quả đa dạng, phong phú ở Lục Ngạn, hình thành vành đai ngun liệu cho cơng nghiệp chế biến phát triển. Khai thác tốt nhất các tiềm năng đất đai, lao động và các nguồn vốn. tiếp tục mở rộng diện tích cây ăn quả, hướng trồng mới tập trung vào các xã vùng cao và các xã còn nhiều đất như: Đồng Cốc, Biên Sơn, Tân Hoa, Kiên Lao, Biển Động…. coi trọng khâu thâm canh, trong đó chú trọng giải quyết nhu cầu nước tưới, phân bón và phịng trừ sâu bệnh. Trong chỉ đạo, chú ý phát triển đa dạng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, quản lý chất lượng giống cây trồng đảm bảo cho vùng cây ăn quả phát triển mạnh cả về số lượng và giữ vững về chất lượng. Mở rộng vùng vải thiều an toàn theo tiêu chuẩn VietGaP. Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, xây dựng

thương hiệp vải thiều Lục Ngạn và mở rộng thị trường tiêu thụ nơng sản hàng hóa, tạo điều kiện cho người sản xuất tiêu thụ sản phẩm. Huy động các nguồn lực vào phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, đặc biệt là các cơng trình thủy lợi phục vụ sản xuất nơng nghiệp: Hồ Khn Chung (Phong Vân), đập Lịng Thuyền (Tân Mộc), đập Đá Mài (Hồng Giang); xây dựng tuyến đường nhựa quan trọng Phong Vân - Phong Minh - Xa Lý, Tân Sơn - Cấm Sơn, Nam Dương - Tân Lập…[2, tr.196, 214, 217, 218].

Đến năm 2015 diện tích cây vải của tỉnh giữ ổn định 30-33 nghìn ha, huyện Lục Ngạn là 10.550 ha, trong đó diện tích vải chín sớm 6.000-6.500 ha, diện tích vải sản xuất theo VietGap 10.000-10.500ha (Theo chương trình phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hóa tập trung gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015) [4].

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vải thiều của huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w