- Thị trường trong nước:
2.1.4.1. Vai trò của cây vải thiều đối với huyện Lục Ngạn
Vải thiều là loại cây trồng có giá trị kinh tế lớn so với các loại cây trồng khác. Trong những năm qua, cây vải có vị trí, vai trị quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế huyện Lục Ngạn; góp phần giúp người dân ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu…, đặc biệt là đã góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị sản xuất ngành trồng trọt trên địa bàn huyện.
Thứ nhất: trồng cây vải thiều có hiệu quả kinh tế lớn hơn so với một số
cây trồng khác trên địa bàn
Bảng 2.1: So sánh về hiệu quả kinh tế giữa cây vải và một số cây trồng
khác (tính trên 1 ha) Sản phẩm Tổng GTSL (1000đ) Tổng chi (1000đ)
Lãi thuần Lãi/trên một đồng vốn (1000đ)
Vải sản xuất thường 42.000 15.800 26.200 1,66 Vải sản xuất theo VietGap 112.000 21.350 90.650 4,25
- Nhãn 36.000 10.900 25.100 2,30
- Sắn 4.000 1.944 2.056 1,06
- Ngô 3.380 1.500 1.880 1,25
- Đậu tương 4.300 1.370 2.930 2,14
Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang.
Các chỉ tiêu trong bảng 2.1 cho thấy: So với một số cây trồng khác, hiệu quả kinh tế của cây ăn quả, tuỳ thuộc vào từng loại sản phẩm, cao gấp từ 1,1-6,79 lần sắn. So với cây lúa một vụ, cây ăn quả có ưu thế hơn hẳn về hiệu quả kinh tế.
Cây vải thể hiện rõ ưu thế về hiệu quả kinh tế và lợi thế phát triển trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, đặc biệt là các hộ tham gia sản xuất vải theo tiêu chuẩn VietGap.
Thứ hai: chuyển dịch giá trị sản xuất ngành trồng trọt
Bảng 2.2: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt huyện Lục Ngạn
giai đoạn 2008 - 2010
ĐVT: tr.đồng
Chỉ tiêu Chia ra các năm
2008 2009 2010
Tổng giá trị SX ngành trồng trọt 860.148 861.453 865.730
1. Cây lương thực 90.969 94.237 101.2752. Cây công nghiệp hàng năm 5.328 6.384 7.442