CHIA RA CÁC NĂM

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vải thiều của huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 67 - 72)

- Thị trường trong nước:

2006 30 Trung tâm sinh học Viện BVTV 200750Trung tâm sinh học Viện BVT

CHIA RA CÁC NĂM

NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010

Tổng số Xuấtkhẩu Nội địaTT Tổng số khẩuXuất Nội địaTT Tổng số khẩuXuất Nội địaTT

Vải tươi 72.000 35.000 37.000 51.062 20.000 31.062 51.000 26.00

0

25.000

Vải sấy khô 8.000 8.000 6.500 6.500 3.000 3.000

Vải chế biến khác 5.110 5.110 3.000 3.000 7.050 7.050

Năm 2008

Do thời tiết thuận lợi nên vải thiều Lục Ngạn được mùa. Tổng sản lượng đạt 85.110 tấn; trong đó tiêu thụ nội địa là 37.000 tấn, xuất khẩu là 48.110 tấn. Sản phẩm được tiêu thụ chủ yếu bằng hình thức bán quả tươi, sấy khơ và chế biến đóng hộp (đơng lạnh hoặc bóc cùi). Trong đó, vải tiêu thụ tươi chiếm 84,6% tổng sản lượng (khoảng 72.000 tấn), vải sấy khô chiếm 9,4% (khoảng 8.000 tấn), vải chế biến đóng hộp và chế biến khác chiếm 6% (khoảng 5.110 tấn).

Về tiêu thụ nội địa: quả vải tươi tiếp tục được đẩy mạnh tiêu thụ trên thị trường nội địa, đây là thị trường tiêu thụ cơ bản và giữ vai trò hết sức quan trọng, nhất là các thành phố lớn, đặc biệt là các tỉnh phía Nam, đây là thị trường có tiềm năng rất lớn. Tuy nhiên, do đặc điểm khó bảo quản của quả vải thiều, các hộ kinh doanh hầu hết chưa đầu tư thiết bị bảo quản, vận chuyển nên rất khó có thể vận chuyển đi xa, lượng tiêu thụ vào thị trường phía nam cịn ít, chưa tương xứng với tiềm năng.

Về xuất khẩu: chủ yếu vẫn là thị trường Trung Quốc bằng con đường tiểu ngạch thông qua các cửa khẩu: Hà Khẩu - Lào Cai, Thanh thuỷ - Hà giang (Vải tươi); Tân Thanh - Lạng Sơn, Móng Cái - quảng Ninh (vải khơ). Do được mùa nên lượng vải tươi và sấy khô xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2008 tăng nhiều so với các năm trước. Ngoài ra, một lượng nhỏ vải thiều đã được xuất khẩu sang Campuchia, Lào, Thái lan dưới dạng tươi- đây là thị trường đầy tiềm năng, cần được quan tâm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ.

Ngoài ra, năm 2008 sản phẩm vải thiều chế biến công nghiệp của Công ty Thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang tiếp tục được xuất khẩu với số lượng lớn nhất từ trước đến nay. Công ty đã chế biến và xuất khẩu được 495 tấn vải

Biểu đồ 2.4: Sản lượng vải thiều tiêu thụ theo chủng

loại hàng hóa 3 năm từ 2008 đến 2010

Biểu đồ 2.5: Sản lượng vải thiều tiêu thụ nội địa và

xuất khẩu 3 năm từ 2008 đến 2010

đóng hộp sang Pháp, Bỉ; 300 tấn cùi vải lạnh động sang Hà Lan, bỉ; 190 tấn vải tươi lạnh đông sang Hàn quốc và bỉ; 58 tấn Pure vải thiều sang Hà Lan. Tuy nhiên, Công ty thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang (doanh nghiệp duy nhất về chế biến vải thiều công nghiệp ở Bắc Giang) mỗi năm cũng chỉ tiêu thụ cho bà con nông dân xấp xỉ 1000 tấn vải tươi; đây là số lượng chế biết rất ít so với sản lượng vải thiều thu hoạch của huyện; chưa đáp ứng được yêu cầu chế biến.

Năm 2008, vải thiều Lục Ngạn được mùa lớn, tuy nhiên giá bán vải thiều lại thấp nhất trong những năm gần đây, giá bán bình quân 1 kg vải thiều tươi tại thời điểm thu hoạch vải sớm giá từ 5.0000 - 6.000 đồng/1kg; tại giữa vụ thu hoạch chỉ còn từ 3.000 - 4.500/1kg; vải thiều khô xuất khẩu cũng rớt giá so với các năm trước, chỉ cịn từ 15.000 - 18.000 đồng/1kg. Do đó, mặc dù được mùa, thu hoạch với sản lượng lớn, nhưng tình trạng được mùa mất giá lại diễn ra làm cho bà con nông dân tuy được mùa nhưng vẫn rất hoang mang. Đã bắt đầu xuất hiện hiện tượng bà con nông dân chặt cây vải để trồng một số loại cây ăn quả khác. Giá bình quân vải thiều tươi là 4.500đồng/1kg.

Năm 2009

Tổng sản lượng vải thiều của huyện Lục Ngạn đạt 60.562 tấn. Sản phẩm vẫn được tiêu thụ qua 3 hình thức chính là bán quả tươi, sấy khơ và chế biến đóng hộp (đơng lạnh hoặc bóc cùi). Trong đó, vải tiêu thụ tươi chiếm 84% tổng sản lượng (khoảng 51.062 tấn), vải sấy khô chiếm 10,7% (khoảng 6.500 tấn), vải chế biến đóng hộp và chế biến khác chiếm 5,3% (khoảng 3.000 tấn).

- Về tiêu thụ nội địa: Thị trường nội địa chủ yếu tiêu thụ quả vải tươi, đây là thị trường tiêu thụ cơ bản và giữ vai trò quan trọng, nhất là các thành phố lớn trong đó chủ yếu là các tỉnh phía Nam. Năm 2009 nhận ra tiềm năng rất lớn của thị trường này, UBND huyện đã có nhiều chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, và các nhà kinh doanh đã đầu tư trang thiết bị bảo quản, vận chuyển để cung cấp sản phẩm cho thị trường nên thị trường các tỉnh phía nam

đã tiêu thụ khoảng 30% sản lượng vải tươi, còn lại các tỉnh Miền Trung trở ra tiêu thụ khoảng 15%.

- Về xuất khẩu: Vải thiều xuất khẩu dưới hai dạng chính là: Quả tươi và sấy khô.

+ Quả tươi: Lượng vải thiều tươi xuất khẩu (tiểu ngạch và chính ngạch) chủ yếu vẫn là thị trường Trung Quốc (Chiếm khoảng trên 90% sản lượng xuất khẩu), còn lại là xuất sang các nước ASEAN và một số nước khác. Vải thiều xuất khẩu chủ yếu qua hai đường chính là Hà Khẩu (Lào Cai) và Tân Thanh (Lạng Sơn). Tuy nhiên, vải thiều xuất sang Trung Quốc vẫn chỉ bằng con đường tiểu ngạch. Xuất khẩu chính ngạch hiện nay gặp rất nhiều khó khăn do kiểm định thương phẩm và chứng nhận C/O mẫu C nên chưa thực hiện được.

+ Sấy khơ: Do tình hình tiêu thụ Vải tươi rất thuận lợi, được giá nên chính quyền đã khuyến cáo người dân nên tranh thủ bán vải tươi. Vì vậy, lượng vải sấy khô giảm so với năm 2008, chỉ đạt 6.500 tấn. Thị trường vải sấy khô vẫn tiêu thụ chủ yếu là Trung Quốc thông qua cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) và Tân Thanh (Lạng Sơn) với giá thất thường; từ 10.000- 25.000 đồng/ 1kg tuỳ từng loại.

+ Chế biến khác: sản phẩm được chế biến thành Vải thiều đóng hộp, đơng lạnh, ép nước quả vải của các công ty: Công ty Cổ phần thuốc lá, thực phẩm Bắc Giang; Công ty Cổ phần xuất khẩu GOC; Công ty thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang…Tuy nhiên, số lượng vải được chế biến cịn ít, do các cơng ty cịn thiếu thốn về cơng nghệ và thiết bị máy móc cũng như nhà xưởng và kho bảo quản lạnh. Mặt khác, mùa vụ thu hoạch vải thiều rất ngắn (chỉ khoảng 1 tháng), do vậy, việc mở rộng quy mơ sản xuất cịn nhiều hạn chế. Năm 2009, công ty chế biến lớn nhất tỉnh là Công ty thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang chế biến được 2.000 tấn vải tươi.

- Về giá cả: năm 2009 quả vải được giá hơn năm trước. Tuy nhiên, do chệnh lệch về chất lượng giữa các vùng, cũng như thời điểm bán và các yếu tố khác tác động nên giá vải trong suốt mùa vụ không tránh khỏi bất thường. Giá giao động từ 7.000 - 12.000 đồng/1kg (Vải chính vụ), từ 12.000 - 17.000 đồng/1kg vải sớm. Giá xuất khẩu bình quân sang Trung Quốc là 3,8 NDT (Gần 11.000/ kg). Giá vải thiều tươi là 12.000 đồng/1kg.

Năm 2010:

Vụ Vải thiều năm 2010, do thời tiết không thuận lợi nên sản lượng thu hoạch chỉ đạt 61.050 tấn. Sản phẩm vẫn được tiêu thụ qua 3 hình thức chính là bán quả tươi, sấy khơ và chế biến đóng hộp (đơng lạnh hoặc bóc cùi). Trong đó, vải tiêu thụ tươi chiếm 83,5% tổng sản lượng (khoảng 51.000 tấn), vải sấy khô chiếm 4,9% (khoảng 3.000 tấn), vải chế biến đóng hộp và chế biến khác chiếm 11,5% (khoảng 7.050 tấn).

- Về tiêu thụ nội địa: Thị trường nội địa chủ yếu tiêu thụ quả vải tươi, đây là thị trường tiêu thụ cơ bản và giữ vai trò quan trọng, các thành phố lớn trong đó các tỉnh phía Nam như thành phố Hồ Chí Minh vẫn là thị trường tiêu thụ lớn và giàu tiềm năng. Năm 2010, bước đột phá cho quả vải Bắc Giang là lần đầu tiên, quả vải thiều Bắc Giang sản xuất theo tiêu chuẩn VietGaP đã bước đầu xâm nhập được vào hệ thống 1 số siêu thị lớn ở Hà Nội như: Hapro, Metro. Tuy số lượng chưa lớn, nhưng chắc chắn đây là dấu mốc quan trọng, tín hiệu đáng mừng, khẳng định thương hiệu vải thiều Bắc Giang trong tương lai.

- Về xuất khẩu: Vải thiều xuất khẩu dưới hai dạng chính là: Quả tươi và sấy khơ.

+ Quả tươi: Năm 2010, xuất khẩu được khoảng 36.050 tấn, chủ yếu vẫn là thị trường Trung Quốc (Chiếm khoảng trên 90% tổng sản lượng xuất khẩu), còn lại là xuất sang các nước ASEAN và một số nước khác. Vải thiều xuất khẩu chủ yếu qua hai đường chính là Hà Khẩu (Lào Cai) và Tân Thanh (Lạng Sơn).

+ Sấy khơ: Do tình hình tiêu thụ Vải tươi rất thuận lợi, được giá nên người dân nên tranh thủ bán vải tươi. Vì vậy, lượng vải sấy khô năm 2010

giảm so với năm 2009, chỉ đạt khoảng 3.000 tấn (quy tươi). Thị trường vải sấy khô vẫn tiêu thụ chủ yếu là Trung Quốc thơng qua Móng Cái (Quảng Ninh) và Tân Thanh (Lạng Sơn).

+ Chế biến: Năm 2010, được sự quan tâm của chính quyền và đầu tư của các doanh nghiệp nên sản lượng chế biến Vải thiều của các doanh nghiệp cao hơn so với các năm trước, đạt khoảng 7.050 tấn(quy tươi). Đây là một tín hiệu đáng mừng cho vải thiều Lục Ngạn. Sản phẩm chủ yếu được chế biến thành các sản phẩm: Vải thiều đóng hộp, đơng lạnh, ép nước quả vải có các doanh nghiệp: Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang, Công ty Cổ phần thuốc lá, thực phẩm Bắc Giang; Công ty Cổ phần xuất khẩu GOC; …. Tuy nhiên, số lượng vải được chế biến vẫn còn khá khiêm tốn, chưa đáp ứng được yêu cầu chế biến của vải thiều Lục Ngạn.

Về giá cả: Năm 2010 vải thiều tiêu thụ rất thuận lợi, giá cao. Việc tiêu thụ vải thiều năm 2010 có nhiều thuận lợi hơn so với mọi. Giá bán vải tươi trung bình 14.000đồng/1kg. Giá bán vải sấy khơ cũng khá cao, trung bình là 50.000 đồng/ 1kg.

Biểu đồ 2.6: Biến động giá vải qua 3 năm, từ 2008 đến 2010

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vải thiều của huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w