Tác động của phát triển thị trường vải thiều, thương hiệu “Vải thiều Lục Ngạn” đến đời sống kinh tế xã hội địa phương

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vải thiều của huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 52 - 54)

- Thị trường trong nước:

4. Rau, đậu và gia vị 76.403 57.261 47

2.1.4.3. Tác động của phát triển thị trường vải thiều, thương hiệu “Vải thiều Lục Ngạn” đến đời sống kinh tế xã hội địa phương

“Vải thiều Lục Ngạn” đến đời sống kinh tế - xã hội địa phương

- Về kinh tế:

Phát triển thị trường vải thiều, thương hiệu “vải thiều Lục Ngạn” góp phần nâng cao danh tiếng, uy tín, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm vải thiều Lục Ngạn đặc sản tỉnh Bắc Giang trên thị trường trong nước và hướng đến thị trường quốc tế. Thiết lập được kênh tiêu thụ sản phẩm ổn định, đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm của các nhà sản xuất vải thiều; khôi phục và phát triển vùng vải thiều Lục Ngạn đặc sản, đưa cây vải thiều Lục Ngạn trở thành cây nông sản mũi nhọn của tỉnh Bắc Giang nói chung, huyện Lục Ngạn nói riêng. Góp phần giúp cho hàng vạn nơng dân xố đói, giảm nghèo và hàng nghìn hộ nơng dân làm giàu trên mảnh đất của mình.

- Về xã hội:

Giải quyết việc làm cho người lao động tại chỗ trong nơng thơn. Nâng cao trình độ kỹ thuật, canh tác, tổ chức hợp tác sản xuất cho người dân; góp phần bảo tồn nguồn gen vải thiều quý của địa phương. Sản phẩm quả được

lưu thông trên thị trường, tạo điều kiện thúc đẩy các dịch vụ sản xuất phát triển, công nghiệp chế biến tại địa phương dần được hình thành, góp phần làm thay đổi nơng thôn, theo hướng cơng nghiệp hố và hiện đại hố. Góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, theo hướng tổ chức hàng hố.

Góp phần thực hiện tốt các chính sách, như ổn định sản xuất cho nhân dân vùng núi, chấm dứt tình trạng du canh du cư, đốt rừng làm rẫy của một số hộ đồng bào dân tộc ít người. Môi trường xã hội lành mạnh hơn, an ninh trật tự xã hội được giữ vững, lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước được củng cố tốt hơn. Hơn nữa, phát triển vùng sản xuất hàng hoá tập trung góp phần hồn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng tại địa phương, nhiều khu vực, trung tâm cụm kinh tế kỹ thuật, chợ nơng thơn được hình thành và phát triển.

Chương trình phát triển kinh tế vườn đồi đã gắn với chương trình quốc gia về tạo việc làm tại chỗ và xóa đói giảm nghèo. Với diện tích 18.500 ha cây vải, bình quân một ha cây vải tạo việc làm ổn định cho khoảng 157 cơng lao động chính mỗi năm. Hàng năm huyện đã tạo việc làm ổn định cho khoảng 3.000.000 công lao động.

Không những thế, hàng năm Lục Ngạn còn thu hút và giải quyết cho hàng ngàn lao động, hàng vạn ngày công của bà con từ các tỉnh Đồng Bằng lên làm th cho các gia đình có trang trại. Điều này vượt ra ngoài các giá trị kinh tế, rõ ràng nó cịn bao hàm các giá trị đạo đức xã hội rất to lớn. Nhờ có việc làm ổn định mà tốc độ xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện đạt kết quả cao. Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm từ 46,97% năm 2005 xuống 27,42% năm 2009.

Về Môi trường:

Phong trào phát triển kinh tế vườn đồi, đặc biệt là cây ăn quả đã gắn với mục tiêu chiến lược của Nhà nước về phủ xanh đất trống đồi núi trọc và chương trình trồng 5 triệu ha rừng. Các loại cây vải không chỉ là cây ăn quả có giá trị kinh tế cao mà cịn có tác dụng phịng hộ, trống sói mịn, và cải tạo mơi trường sinh thái. Việc phát triển cây ăn quả cùng với trồng rừng và bảo vệ rừng,

nên tốc độ che phủ trong huyện đã tăng từ 16,8% năm 1982 lên 38,4 % năm 2000 và 68% năm 2006. Từ phát triển kinh tế vườn rừng, trang trại trồng cây ăn quả, đến nay Lục Ngạn đã trở thành một vùng q có khơng khí trong lành, xanh tươi mát mẻ, được du khách mọi miền đất nước đến thăm quan. Lục Ngạn đã và đang trở thành vùng du lịch sinh thái hấp dẫn đối với du khách.

Sản xuất vải an tồn theo đúng quy trình VietGaP, không chỉ bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, người sản xuất; mà cịn có tác dụng bảo vệ thiên địch, bảo vệ cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường; làm cho đất, nước, khơng khí khơng bị ơ nhiễm bởi dư thừa phân hố học và các chất bảo vệ thực vật.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vải thiều của huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w